Giáo án Hình học lớp 8 - Tiết 44. Luyện tập

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Củng cố cho HS biến đổi phương trình bằng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân với một số.

2. Kĩ năng.

- Vận dụng được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân với một số để giải phương trình dạng ax+ b= 0 hay ax= -b, xác định nghiệm của phương trình.

- Viết được phương trình từ một bài toán có nội dung thực tế.

3. Thái độ.

- Cẩn thận khi biến đổi phương trình và giải phương trình.

II. Đồ dùng.

 1. GV: Không

 2. HS : Không

III. Phương pháp.

- PP gợi mở, PP vấn đáp, PP gợi động cơ, PP luyện tập và thực hành.

IV. Tổ chức dạy học.

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Khởi động mở bài - Kiểm tra : (10)

 

docx3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 - Tiết 44. Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09 /01/2012 Ngày giảng: 11/01/2012 Tiết 44. Luyện tập I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố cho HS biến đổi phương trình bằng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân với một số. 2. Kĩ năng. - Vận dụng được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân với một số để giải phương trình dạng ax+ b= 0 hay ax= -b, xác định nghiệm của phương trình. - Viết được phương trình từ một bài toán có nội dung thực tế. 3. Thái độ. - Cẩn thận khi biến đổi phương trình và giải phương trình. II. Đồ dùng. 1. GV: Không 2. HS : Không III. Phương pháp. - PP gợi mở, PP vấn đáp, PP gợi động cơ, PP luyện tập và thực hành. IV. Tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài - Kiểm tra : (10’) Đề bài Đáp án Thang điểm 1. Nêu các bước giải pt dạng ax+b= 0 2. Giải phương trình: 3x-2= 2x-3 1. ax+b= 0 ⇔ ax= -b ⇔ x= Vậy tập nghiệm của pt là S = 2. 3x-2= 2x-3 ⇔ 3x-2x=- 3+2 ⇔ x= -1 Vậy tập nghiệm của pt là S = -1 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 3. HĐ1. Dạng bài xác định nghiệm của phương trình. (10’) - Mục tiêu: Xác định được nghiệm của phương trình - Tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài 14 trang 13 SGK. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài toán. - Để kiểm tra giá trị của ẩn có là nghiệm của pt hay không ta làm ntn ? - Gọi HS lên bảng làm bài 14 trang 13. - Gọi HS nhận xét và bổ sung nếu có. - GV kiểm tra đánh giá. - HS làm bài 14 trang 13. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài toán. - Thay gtrị của ẩn vào 2 vế, nếu tại gtrị của ẩn mà 2 vế cùng nhận 1 gtrị thì gtrị của ẩn làm nghiệm của pt. - HS lên bảng làm bài 14. - HS nhận xét bài làm trên bảng. 1. Dạng 1. Dạng bài xác định nghiệm của phương trình. Bài 14 /SGK- 13 Số nào trong các số -1, 2,-3 Nghiệm đúng với mỗi pt sau | x| = x (1) x2 + 5x +5 = 0 (2) 61-x =x+ 4 (3) Giải. - Số 2 là nghiệm của pt (1) - Số -3 là nghiệm của pt (2) - Số -1 là nghiệm của pt (3) 4. HĐ2. Dạng bài giải phương trình. (12’) - Mục tiêu: Giải được phương trình bậc nhất một ẩn; Biến đổi được phương trình đưa về dạng phương trình bậc nhất một ẩn. - Yêu cầu HS làm bài 17a, e trang 14. - Gọi HS nêu cách làm câu a và câu e. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện bài 17. - Gọi HS khác nhận xét bài làm trên bảng. - GV kiểm tra và chốt lại cách làm. - Yêu cầu HS làm bài 18a trang 14 SGK. - Gọi HS nêu cách giải bài 18a. - Xác định MTC của 2 vế ? - Gọi HS tại chỗ trình bày bước quy đồng 2 vế. - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện các bước tiếp theo. - GV nhận xét và chốt lại cách làm. - HS làm bài 17 trang 14. - HS nêu cách làm + Câu a dùng quy tắc chuyển vế rồi rút gọn giải pt + Câu e thực hiện phép tính bỏ dấu ngoặc sử dụng quy tắc chuyển vế rồi giải pt. - 2 HS lên bảng thực hiện bài 17. - HS nhận xét bài làm trên bảng - HS ghi nhớ - HS làm bài 18a trang 14 SGK. - HS nêu cách giải bài 18a. + Quy đồng và khử mẫu 2 vế. + Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang 1 vế, các hằng số sang 1 vế. + Thu gọn và giải pt. - MTC = 6 - HS tại chỗ trình bày bước quy đồng. - 1 HS lên bảng hoàn thiện bài 18a trang 14. - HS ghi nhớ 2. Dạng 2. Dạng bài giải phương trình. Bài 17/SGK- 14. Giải phương trình a) 7 + 2x = 22 - 3x ⇔ 2x+3x = 22 -7 ⇔ 5x = 15 ⇔ x =3 Vậy tập nghiệm của pt là S = 3 e) 7- ( 2x + 4 ) = - (x+4) ⇔ 7 - 2x-4 =- x - 4 ⇔ -2x + x = -4 - 7 + 4 ⇔ - x = - 7 ⇔ x = 7 Vậy tập nghiệm của pt là S = 7 Bài 18a/SGK-14 Giải phương trình x3 - 2x+12 = x6 - x ⟺ 2x6 - 3(2x+1)6 = x6 - 6x6 ⇔ 2x - 3( 2x+1) = x - 6x ⇔ 2x - 6x -3 = -5x ⇔ 2x- 6x + 5x = 3 ⇔ x = 3 Vậy tập nghiệm của pt là S = 3 5. HĐ3. Bài toán thực tế (10’) - Mục tiêu: Vận dụng giải phương trình bậc nhất vào bài toán thực tế. - Gọi HS đọc bài 15 trang 14 SGK. - Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì ? - Bài toán có những đại lượng nào ? - Nêu công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian ? - Nếu gọi t ôtô đi là x h thì S ôtô đi là bao nhiêu ? - Thời gian xe máy đi là mấy giờ ? - Tính quãng đường mà xe máy đã đi ? - Quãng đường ôtô gặp xe máy được biểu thị ntn? - GV chốt lại pt cần lập. - HS đọc bài 15 trang 14 SGK. - HS xác định yêu cầu bài toán. - Bài toán có 3 đại lượng là vận tốc, quãng đường , thời gian. - HS trả lời S = V. t - Qđường ô tô đi là S = 48x - Thời gian xe máy đi là x+1 - Qđường xe máy đi 32(x+1) km - Quãng đường ôtô và xe máy đi là như nhau. 3. Dạng 3. Bài toán thực tế Bài 15/SGk- 14 HN HP Vxe máy= 32 km/ h Vôtô = 48km/ h Giải. Trong x giờ ôtô đi được quãng đường 48x km. Vì xe máy đi trước ôtô 1 giờ nên thời gian xe máy đi là x+1 giờ. - Quãng đường xe máy đi là 32( x+1) km. Quãng đường ôtô gặp xe máy sau x giờ là 48x = 32( x+1) Vậy pt biểu thị việc ôtô gặp xe máy sau x giờ là: 48x = 32( x+1) 6. Tổng kết/ hướng dẫn về nhà. (3’) - Xem lại các dạng bài tập đã chữa. - BTVN: Bài 16, 19 trang 14 HD bài 19a sử dụng CT tính Shcn, b sử dụng CT tính Shthang - Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

File đính kèm:

  • docxgiao an hinh hoc 8.docx
Giáo án liên quan