Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 5: Đường trung bình của tam giác - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thanh Chà

 GV đưa ra đề bài trên bảng phụ :

 Các câu sau đây câu nào đúng? Câu nào sai? Hãy giải thích rõ hoặc chứng minh cho điều kết luận của mình.

1/Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

2/Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

3/Tứ giác có hai góc kề một cạnh bù nhau và có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

4/Tứ giác có hai góc kề một cạnh bằng nhau là hình thang cân.

5/Tứ giác có hai góc kề một cạnh bù nhau và có hai góc đối bù nhau là hình thang cân. - HS lên bảng trả lời (có thể vẽ hình để giải thích hoặc chứng minh cho kết luận của mình)

- HS còn lại chép và làm vào vở bài tập

 Đáp án:

1- Đúng (theo định nghĩa)

2- Sai (vẽ hình minh hoạ)

3- Đúng (giải thích)

4- Sai (giải thích + vẽ hình )

5- Đúng (giải thích)

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 5: Đường trung bình của tam giác - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thanh Chà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 5 §4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNHCỦA TAM GIÁC I/ MỤC TIÊU: 1.-Kiến thức: Học sinh nắm vững định nghĩa và các định lí về đường trung bình của tam giác. 2- Kĩ năng: HS biết vẽ đường trung bình của tam giác, vận dụng các định lí để tính độ dài các đoạn thẳng; chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đoạn thẳng song song. 3- Thái độ: HS thấy được ứng dụng thực tế của đường trung bình trong tam giác. 4. Năng lực: - Năng lực chung: đọc hiểu, tự học, quan sát, hợp tác, làm việc nhóm, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức, báo cáo. - Năng lực chuyên biệt: Vẽ hình, tính toán. II/ CHUẨN BỊ :- GV : Các bảng phụ (ghi đề kiểm tra, vẽ sẳn hình 33), thước thẳng, êke, thước đo góc. - HS: Ôn kiến thức về hình thang, hình thang cân, giấy làm bài kiểm tra; thước đo góc. III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1.Ổn định tổ chức: 1’ SS: HS nghỉ: 2.Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong bài) 3. Bài mới: 44’ A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV đưa ra đề bài trên bảng phụ : Các câu sau đây câu nào đúng? Câu nào sai? Hãy giải thích rõ hoặc chứng minh cho điều kết luận của mình. 1/Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân. 2/Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. 3/Tứ giác có hai góc kề một cạnh bù nhau và có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. 4/Tứ giác có hai góc kề một cạnh bằng nhau là hình thang cân. 5/Tứ giác có hai góc kề một cạnh bù nhau và có hai góc đối bù nhau là hình thang cân. - HS lên bảng trả lời (có thể vẽ hình để giải thích hoặc chứng minh cho kết luận của mình) - HS còn lại chép và làm vào vở bài tập Đáp án: Đúng (theo định nghĩa) Sai (vẽ hình minh hoạ) Đúng (giải thích) Sai (giải thích + vẽ hình ) Đúng (giải thích) HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (27’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu Định lí 1 (17’) - Cho HS thực hiện ?1 - Quan sát và nêu dự đoán ? - Nói và ghi bảng định lí. - Cminh định lí như thế nào? - Vẽ EF//AB. - Hình thang BDEF có BD//EF =>? - Mà AD=BD nên ? - Xét rADE và rAFC ta có điều gì ? - rADE và rAFC như thế nào? - Từ đó suy ra điều gì ? - HS thực hiện ?1 (cá thể): - Nêu nhận xét về vị trí điểm E - HS ghi bài và lặp lại - HS suy nghĩ - EF=BD - EF=AD -; AD=EF - rADE = rAFC (g-c-g) - AE = EC 1. Định lí 1: (sgk) Chứng minh (xem sgk) -Vị trí điểm D và E trên hình vẽ? - Ta nói rằng đoạn thẳng DE là đường trung bình của tam giác ABC. Vậy em nào có thể định nghĩa đường trung bình của tam giác ? - Trong một D có mấy đtrbình? - HS nêu nhận xét: D và E là trung điểm của AB và AC - HS phát biểu định nghĩa đường trung bình của tam giác - HS khác nhắc lại. Ghi bài vào vở - Có 3 đtrbình trong một D * Định nghĩa: (Sgk) DE là đường trung bình của DABC Hoạt động 2: Tìm hiểu Định lí 2 (10’) - Yêu cầu HS thực hiện ?2 - Gọi vài HS cho biết kết quả - Từ kết quả trên ta có thể kết luận gì về đường trung bình của tam giác? - Cho HS vẽ hình, ghi GT-KL - Muốn chứng minh DE//BC ta phải làm gì? - Hãy thử vẽ thêm đường kẻ phụ để chứng minh định lí - GV chốt lại bằng việc đưa ra bảng phụ bài chứng minh cho HS - Thực hiện ?2 - Nêu kết quả kiểm tra: DE = ½ BC - HS phát biểu: đường trung bình của tam giác - Vẽ hình, ghi GT-KL - HS suy nghĩ - HS kẻ thêm đường phụ như gợi ý thảo luận theo nhóm nhỏ 2 người cùng bàn rồi trả lời (nêu hướng chứng minh tại chỗ) 2. Định lí 2 : (sgk) A D E F B C Gt rABC ;AD=DB;AE = EC Kl DE//BC; DE = ½ BC Chứng minh : (xem sgk) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Cho HS tính độ dài BC trên hình 33 với yêu cầu: - Để tính được khoảng cách giữa hai điểm B và C người ta phải làm như thế nào? - GV chốt lại cách làm (như cột nội dung) cho HS nắm - Yêu cầu HS chia nhóm hoạt động - Thời gian làm bài 3’ - GV quan sát nhắc nhở HS không tập trung - GV nhận xét hoàn chỉnh bài - HS thực hiện ? 3 theo yêu cầu của GV: - Quan sát hình vẽ, áp dụng kiến thức vừa học, phát biểu cách thực hiện - DE là đường trung bình của rABC => BC = 2DE - HS1 phát biểu: - HS2 phát biểu: - HS chia làm 4 nhóm làm bài - Sau đó đại diện nhóm trình bày - Ta có =500 =>IK//BC mà KA=KC (gt) =>IK là đường trung bình nên IA=IB=10cm ?3 DE= 50 cm Từ DE = ½ BC (định lý 2) BC = 2DE=2.50=100 Bài 20 trang 79 Sgk D.E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG (4’) Tìm thêm 1 số ứng dụng trong thực tế về đường trung bình của tam giác. 4/HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ (2’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Thuộc định nghĩa, định lí 1, 2. Xem lại cách cm định lí 1,2 Sgk - Bài tập 21 trang 79 Sgk ! Tương tự bài 20 - Bài tập 28 trang 80 Sgk - HS nghe dặn và ghi chú vào vở - Sử dụng định lý 1,2 - Bài tập 21 trang 79 Sgk - Bài tập 28 trang 80 Sgk Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_5_duong_trung_binh_cua_tam_giac.docx
Giáo án liên quan