I. Mục tiêu
- HS nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm : Hai đỉnh kề nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác & các tính chất của tứ giác. Tổng bốn góc của tứ giác là 3600.
- HS tính được số đo của một góc khi biết ba góc còn lại, vẽ được tứ giác khi biết số đo 4 cạnh & 1 đường chéo.
- Rèn tư duy suy luận ra được 4 góc ngoài của tứ giác là 3600.
II. Chuẩn bị :
- GV: com pa, thước, 2 tranh vẽ hình 1 ( sgk ) Hình 5 (sgk) bảng phụ.
- Phương pháp: vấn đáp thuyết trình, gợi mở giải quyết vấn đề
- HS: Thước, com pa, bảng nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trang phục.
2. Kiểm tra: (5 phút) GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh và nhắc nhở dụng cụ học tập cần thiết: thước kẻ, ê ke, com pa, thước đo góc,
3. Bài mới :
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 - Trường THCS xó Hiệp Tùng - Tuần 1 - Tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết : 01
CHƯƠNG I: TỨ GIÁC
§1. TỨ GIÁC
I. Mục tiêu
- HS nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm : Hai đỉnh kề nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác & các tính chất của tứ giác. Tổng bốn góc của tứ giác là 3600.
- HS tính được số đo của một góc khi biết ba góc còn lại, vẽ được tứ giác khi biết số đo 4 cạnh & 1 đường chéo.
- Rèn tư duy suy luận ra được 4 góc ngoài của tứ giác là 3600.
II. Chuẩn bị :
- GV: com pa, thước, 2 tranh vẽ hình 1 ( sgk ) Hình 5 (sgk) bảng phụ.
- Phương pháp: vấn đáp thuyết trình, gợi mở giải quyết vấn đề
- HS: Thước, com pa, bảng nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trang phục.
2. Kiểm tra: (5 phút) GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh và nhắc nhở dụng cụ học tập cần thiết: thước kẻ, ê ke, com pa, thước đo góc,…
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Định nghĩa ( 18 ')
- GV: Cho HS quan sát hình 1 SGK và cho biết: Các hình vẽ dưới đây gồm mấy đoạn thẳng? Đọc tên các đoạn thẳng ở mỗi hình?
- HS Theo dõi hình 1 và trả lời
- GV : ở mỗi hình 1a ; 1b ; 1c đều gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA có đặc điểm gì ?
- HS trả lời.
- GV : Mỗi hình hình 1a ; 1b ; 1c là một tứ giác ABCD. Vậy tứ giác ABCD là hình được định nghĩa như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV giới thiệu định nghĩa trang 64 – SGK
1. Định nghĩa:
Hình 1a ; 1b ; 1c gồm 4 đoạn thẳng : AB, BC, CD, DA
Định nghĩa : (SGK – 64)
- GV từ định nghĩa tứ giác cho biết hình 2 có phải là tứ giác không ?
- HS hình 2 không phải tứ giác vì có hai đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên một đường thẳng.
- GV giới thiệu cách gọi tên tứ giác như SGK
- HS theo dõi và ghi chép
- GV yêu cầu HS trả lời [?1] trang 64 – SGK
- HS trả lời.
- GV giới thiệu : Tứ giác ABCD ở hình 1a là tứ giác lồi. Vậy tứ giác lồi là một tứ giác như thế nào ?
- HS trả lời.
Hình 2
[?1] Hình 1a
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
- GV nhấn mạnh định nghĩa tứ giác lồi và nêu chú ý – SGK trang 65
- HS theo dõi và ghi chép
- GV cho HS thực hiện [?2] – SGK
- HS lần lượt trả lời miệng.
[?2] - SGK
Hoạt động 2: Tổng các góc của một tứ giác (10')
- GV cho HS thực hiện – SGK
- HS trả lời
- GV : Cho HS phát biểu định lý tổng các góc của tứ giác ?
- HS phát biểu định lý
- SGK
a/ Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800
b/ Nối A và C .Ta có :
Trong DABC :
Trong DADC :
Nên tứ giác ABCD có
Hay
Định lí : Tổng các góc trong tứ giác bằng 3600
4. Củng cố (9')
- GV cho HS làm bài tập –SGK trang 66 (Treo bảng phụ vẽ hình 5 và hình 6)
- GV : Bốn góc của tứ giác đều nhọn hoặc đều tù được không? bốn góc đều vuông không.
- HS nhắc lại đ/n tứ giác, tứ giác lồi, định lí về tổng số đo các góc của một tứ giác.
5. Hướng dẫn về nhà (2')
- Học thuộc định nghĩa và định lý.
- Làm các bài tập 3;4 ( SGK / 67)
- Xem phần có thể em chưa biết
IV/ Rút kinh nghiệm :
Tuần: 01
Tiết : 02
************************************************
§ 2. HÌNH THANG
I. Mục tiêu :
- HS nắm vững các định nghĩa về hình thang, hình thang vuông các khái niệm: cạnh bên, đáy, đường cao của hình thang
- Nhận biết hình thang hình thang vuông, tính được các góc còn lại của hình thang khi biết một số yếu tố về góc.
- Rèn tư duy suy luận, sáng tạo
II. Chuẩn bị:
- GV: com pa, thước, tranh vẽ bảng phụ, thước đo góc
- Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
- HS: Thước, com pa, bảng nhóm
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:(1') Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trang phục.
2. Kiểm tra:(7')
Giáo viên
Học sinh
- Hãy phát biểu định nghĩa tứ giác, tính chất của tứ giác ?
- Bài tập 1 b,c ; 3a (SGK – 66,67)
- HS lên bảng trả lời
1b/ x = 3600 – ( 900 + 900 + 900) = 900
c/ x = 3600
3/ a) Ta có AB = AD Þ A Î đường trung trực của BD
BC = CD Þ C Î đường trung trực của BD.
Vậy AC là đường trung trực của BD.
3. Bµi míi: (30’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Định nghĩa (23')
- GV giới thiệu hình 13 và hỏi : Cạnh AB và CD có đặc điểm gì ?
- HS quan sát hình 13 và trả lời
- GV : Tứ giác ABCD có AB // CD là một hình thang. Vậy thế nào là một hình thang ?
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng
- GV nêu định nghĩa hình thang và cho HS nhắc lại.
- GV vẽ hình (vừa vẽ, vừa hướng dẫn HS cách vẽ, dùng thước thẳng và êkê)
1. Định nghĩa:
Định nghĩa : Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
- GV cho HS thực hiện - SGK
- HS được chia thàng 4 nhóm cùng hoạt động và trả lời
- Khi đưa ra đáp án Gv có thể cho Hs giải thích tại sao .
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm
+ Nửa lớp làm phần a :
+ Nửa lớp làm phần b :
- HS hoạt động theo nhóm
- GV yêu cầu HS dựa và bài tập [?2] hãy nêu nhận xét.
a) Các tứ giác ABCD , EFGH là hình thang
Tứ giác IMKN không phải là hình thang
b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau ( Chúng là hai góc trong cùng phía tạo bởi hai đường thẳng song song với1cát tuyến )
[?2]
+ Nhóm 1 :
Nối AC. Xét D ADC và DCBA có :
(hai góc so le trong (AD // BC))
Cạnh AC chung
(hai góc so le trong (AB // DC))
Do đó D ADC = DCBA (g–c– g)
Nên AD = BC , AB = CD
+ Nhóm 2 :
Nối AC. Xét D ADC và DCBA có :
AB = CD (gt)
(hai góc so le trong (AD // BC))
Cạnh AC chung
Do đó D ADC= DCBA (c–g – c)
Suy ra: AD = BC, (ở vị trí so le trong ) nên AD//BC Nhận xét : SGK - 70
Hoạt động 2: Hình thang vuông . (7')
- GV giới thiệu hình 18 SGK trang 70 và hỏi trên hình vẽ có gì đặc biệt ?
- HS quan sát hình vẽ và trả lời
- GV : Tứ giác ABCD là hình thang có góc D vuông một hình thang vuông. Vậy thế nào là hình thang vuông ?
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng
Tứ giác ABCD là hình thang có góc D vuông
Định nghĩa : Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông
4. Củng cố (6')
- Phát biểu định nghĩa hình thang , hình thang vuông ? Nêu nhận xét ?
- Để chứng minh một tứ giác là hình thang ta cần chứng minh điều gì ?
- Để chứng minh một tứ giác là hình thang vuông ta cần chứng minh điều gì ?
- Bài tập 7 trang 71 – SGK
5. Hướng dẫn về nhà (1')
- Học định nghĩa, cách chứng minh một tứ giác là hình thang
- Làm các bài tập : 8 ; 9 ; 10 ( trang 71 SGK )
IV/ Rút kinh nghiệm :
Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013
P.HT
Phan ThÞ Thu Lan
File đính kèm:
- TUAN 1 .doc