Giáo án Hình học lớp 8 - Trường THCS xó Hiệp Tùng - Tuần 14 - Tiết 26, 27

I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:

1. Kiến thức: Nhớ được các khái niệm về đa giác, đa giác đều, các công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.

2. Kỹ năng: Vẽ và nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều. Vẽ các trục đối xứng, tâm đối xứng ( Nếu có ) của một đa giác. Sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng. Vẽ được các hình đa giác đều có số cạnh là 3, 6, 12, 4, 8

3. Thái độ: Hình thành tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.

II. Chuẩn bị của GV - HS:

1. Giáo viên: GA, SGK, bảng phụ, các loại đa giác.

2. Học sinh: Thước, com pa, đo độ, ê ke.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 - Trường THCS xó Hiệp Tùng - Tuần 14 - Tiết 26, 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2013 Ngày dạy: 21 /11/2013 Tuần: 14 Tiết : 26 CHƯƠNG II : ĐA GIÁC – DIỆN TÍCH ĐA GIÁC §1. ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Nhớ được các khái niệm về đa giác, đa giác đều, các công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác. 2. Kỹ năng: Vẽ và nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều. Vẽ các trục đối xứng, tâm đối xứng ( Nếu có ) của một đa giác. Sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng. Vẽ được các hình đa giác đều có số cạnh là 3, 6, 12, 4, 8 3. Thái độ: Hình thành tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ. II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. Giáo viên: GA, SGK, bảng phụ, các loại đa giác. 2. Học sinh: Thước, com pa, đo độ, ê ke. III. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, sử dụng đồ dùng trực quan. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định lớp: (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ : GV thực hiện trong tiết dạy 3. Giảng bài mới: (32 ph) ĐVĐ: Ở chương I ta đã biết tống các góc trong một tứ giác lồi vậy làm thế nào để tính số đo các góc trong một đa giác? Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: (20 ph) GV: cho HS quan sát các hình 112, 113, 114, 115, 116, 117 (sgk) & hỏi: Mỗi hình trên đây là một đa giác, chúng có đặc điểm chung gì ? Nêu định nghĩa về đa giác GV: chốt lại GV cho HS làm ?1 Tại sao hình gồm 5 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EA ở hình bên không phải là đa giác ? GV: Tương tự như tứ giác lồi em hãy định nghĩa đa giác lồi? HS phát biểu định nghĩa GV: từ nay khi nói đến đa giác mà không chú thích gì thêm ta hiểu đó là đa giác lồi. GV cho HS làm ?2 Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi? GV cho HS làm ?3 Quan sát đa giác ABCDEG rồi điền vào ô trống GV: Dùng bảng phụ cho HS quan sát và trả lời GV: giải thích: + Các điểm nằm trong của đa giác gọi là điểm trong đa giác + Các điểm nằm ngoài của đa giác gọi là điểm ngoài đa giác. + Các đường chéo xuất phát từ một đỉnh của đa giác. + Các góc của đa giác. + Góc ngoài của đa giác. GV: cách gọi tên cụ thể của mỗi đa giác như thế nào? GV: chốt lại Lấy số đỉnh của mỗi đa giác đặt tên Đa giác n đỉnh ( n 3) thì gọi là hình n giác hay hình n cạnh n = 3, 4, 5, 6, 8 ta quen gọi là tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác n = 7, 9,10, 11, 12,… Hình bảy cạnh, hình chín cạnh,… 1) Khái niệm về đa giác: + Đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, AC, CD, DE, EA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng ( Hai cạnh có chung đỉnh ) - Các điểm A, B, C, D… gọi là đỉnh - Các đoạn AB, BC, CD, DE… gọi là cạnh ?1 Hình gồm 5 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EA ở hình trên không phải là đa giác vì 2 đoạn thẳng DE & EA có điểm chung E * Định nghĩa: (sgk-T.114) ?2Vì có cạnh chia đa giác đó thành 2 phần thuộc nửa mặt phẳng đối nhau, trái với định nghĩa ?3 -Các đỉnh là các điểm: A,B,C, D, E, G. -Các đỉnh kề nhau là: A và B, hoặc B và C, hoặc C và D, hoặc D và E, hoặc E và G, hoặc G và A. -Các đường chéo là các đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau: AC, CG, BE, BD, BG, CE, CD, AE, AD. -Các góc là: -Các điểm nằm trong đa giác (các điểm trong của đa giác) là M, N, P -Các điểm ngoài đa giác (các điểm ngoài của đa giác) là: Q, R Hoạt động 2: (12 ph) GV: hình cắt bằng giấy các hình 20 a, b, c, d. GV: Em hãy quan sát và tìm ra đặc điểm chung nhất ( t/c) chung của các hình đó. Hãy nêu định nghĩa về đa giác đều? Hãy vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng của các hình 2. Đa giác đều: * Định nghĩa: (sgk-T.115) + Tất cả các cạnh bằng nhau + Tất cả các góc bằng nhau + Tổng số đo các góc của hình n giác bằng: Sn = (n - 2).1800 + Tính số đo ngũ giác: (5 - 2). 1800 =5400 + Số đo từng góc: 5400 : 5 = 1080 4.Củng cố: (10 ph) * HS làm bài 4/115 sgk ( HS làm việc theo nhóm) GV dùng bảng phụ + Tổng số đo các góc của hình n giác bằng: Sn = (n - 2).1800 + Tính số đo ngũ giác: (5 - 2). 1800=5400. Số đo từng góc: 5400 : 5 = 1080 + Tính số đo của lục giác, bát giác. 5. Hướng dẫn HS: (2 ph) - Học thuộc khái niệm đa giác và định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều. - Làm các bài tập: 2, 3, 5/ sgk – 115. - Đọc trước bài diện tích hình chữ nhật. V/ Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: 16/11/2013 Ngày dạy: 23 /11/2013 ...................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 14 Tiết : 27 §2. DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Nhắc lại được khái niệm diện tích đa giác và định lí về diện tích hình chữ nhật (thừa nhận, không chứng minh). Nhớ được công thức tính diện tích hình chữ nhật từ đó suy ra công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông. 2. Kỹ năng: Vận dụng được công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán về diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác. 3. Thái độ: Hình thành tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ. II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. Giáo viên: SGK, GA, bảng phụ, máy chiếu, dụng cụ vẽ. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, thước com pa, đo độ, ê ke. III. Phương pháp: thực hành, vấn đáp gợi mở, phương pháp nhóm. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: Ổn định lớp: (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ : (6 ph) Giáo viên Học sinh - Phát biểu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều? - Trong số các đa giác đều n cạnh thì những đa giác nào vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng? - Định nghĩa đa giác lồi: (sgk-T.114) - Định nghĩa đa giác đều: (sgk-T.115) - Đa giác có số cạnh chẵn thì vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng (có 1 tâm đ/x) - Đa giác có số cạnh lẻ chỉ có trục đối xứng không có tâm đối xứng. - Số trục đối xứng của đa giác đều n cạnh là n ( n 3; n chẵn hoặc n lẻ) 3. Giảng bài mới: (30 ph) ĐVĐ: Các em đã biết công thức tính diện tích hình chữ nhật, tiết học hôm nay các em sẽ vận dụng để giải tích công thức tính diện tích một số đa giác có liên quan. Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: (17 ph) - GV: Trình chiếu hình vẽ 121/sgk và cho HS làm bài tập - Xét các hình a, b, c, d, e trên lưới kẻ ô vuông mỗi ô là một đơn vị diện tích. a) Kiểm tra xem diện tích của a là 9 ô vuông, diện tích của hình b cũng là 9 ô vuông hay không? b) Tại sao nói diện tích của d gấp 4 lần diện tích của c c.So sánh diện tích của c và của e - GV: chốt lại cho HS ghi vở - GV: Ta đã biết 2 đoạn thẳng bằng nhau có độ dài bằng nhau. Một đoạn thẳng chia ra thành nhiều đoạn thẳng nhỏ có tổng các đoạn thẳng nhỏ bằng đoạn thẳng đã cho. Vậy diện tích đa giác có tính chất tương tự như vậy không? * Tính chất: -GV nêu tính chất. * Chú ý: + Hình vuông có cạnh dài 10m có diện tích là 1a + Hình vuông có cạnh dài 100m có diện tích là 1ha + Hình vuông có cạnh dài 1km có diện tích là 1km2 Vậy: 100 m2 = 1a, 10 000 m2 = 1 ha 1 km2 = 100 ha + Người ta thường ký hiệu diện tích đa giác ABCDE là SABCDE hoặc S. 1) Khái niệm diện tích đa giác: + Đếm trong hình a có 9 ô vuông vậy diện tích hình a là 9 ô + Hình b có 8 ô nguyên và hai nửa ghép lại thành 1 ô vuông, nên hình b cũng có 9 ô vuông. + Diện tích hình d = 8 đơn vị diện tích, Diện tích hình c = 2 đơn vị diện tích, Vậy diện tích d gấp 4 lần diện tích c + Diện tích e gấp 4 lần diện tích c *Kết luận: - Số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi 1 đa giác được gọi là diện tích đa giác đó. - Mỗi đa giác có 1 diện tích xác định. Diện tích đa giác là 1 số dương. Tính chất: 1) Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau. 2) Nếu 1 đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó. 3) Nếu chọn hình vuông có cạnh là 1 cm, 1 dm, 1 m… là đơn vị đo độ dài thì đơn vị diện tích tương ứng là 1 cm2, 1 dm2, 1 m2 Hoạt động 2: (5 ph) - GV: Hình chữ nhật có 2 kích thước a & b thì diện tích của nó được tính như thế nào? - ở tiểu học ta đã được biết diện tích hình chữ nhật : S = a.b Trong đó a, b là các kích thước của hình chữ nhật, công thức này được chứng minh với mọi a, b. + Khi a, b là các số nguyên ta dễ dàng thấy. + Khi a, b là các số hữu tỷ thì việc chứng minh là phức tạp. Do đó ta thừa nhận không chứng minh. * Chú ý: Khi tính diện tích hình chữ nhật ta phải đổi các kích thước về cùng một đơn vị đo 2) Công thức tính diện tích hình chữ nhật. * Định lý: Diện tích của hình chữ nhật bằng tích 2 kích thước của nó. S = a. b * Ví dụ: a = 5,2 cm b a b = 0,4 cm S = a.b = 5,2 . 0,4 = 2,08 cm2 Hoạt động 3: (8 ph) - GV: Phát biểu định lý và công thức tính diện tích hình vuông có cạnh là a? - GV: Hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều rộng ( a = b) S = a.b = a.a = a2 - GV: Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật suy ra công thức tính diện tích tam giác vuông có cạnh là a, b ? - Kẻ đường chéo AC ta có 2 tam giác nào bằng nhau. - Ta có công thức tính diện tích của tam giác vuông như thế nào? 3) Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông. a) Diện tích hình vuông * Định lý: Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó: S = a2 b) Diện tích tam giác vuông * Định lý: Diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông của nó. S = a.b ?3 Để chứng minh định lý trên ta đã vận dụng các tính chất của diện tích như : - Vận dụng t/c 1: ABC = ACD thì SABC = SACD - Vận dụng t/c 2: Hình chữ nhật ABCD được chi thành 2 tam giác vuông ABC & ACD không có điểm trong chung do đó: SABCD = SABC + SACD 4. Củng cố: (7 ph) - Chữa bài 6 (sgk) a) Chiều dài tăng 2 lần, chiều rộng không đổi b) Chiều dài và chiều rộng tăng 3 lần. c) Chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần. Bài 6 (sgk-T.118) a) a' = 2a ; b' = b S = a'.b' = 2a.b = 2ab = 2S b) a' = 3a ; b' = 3b S = 3a.3b = 9ab = 9S c) a' = 4a ; b' = b S' = 4a. b = ab = S 5. Hướng dẫn HS: (1 ph) - Nắm vững khái niệm đa giác và ghi nhớ công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông - Làm bài tập: 7, 8, 9 (Sgk-T.118, 119) V/ Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................................................................................................................................................................................... Hiệp Tùng, ngày........tháng........năm 2013 P.HT Phan Thị Thu Lan

File đính kèm:

  • docTUAN 14.doc
Giáo án liên quan