I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:HS nắm được các định lý về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây trong một đường tròn.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng các định lý trên để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.HS có thể vận dụng thành thạo để giải toán ứng dụng, giải toán liên quan.
3.Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác trong suy luận và chứng minh.
II.CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học: Phấn màu , BP1:Bài toán + hình vẽ 63; BP2 : ?3 , thước thẳng và compa
- Phương án tổ chức lớp học,nhóm học: Đặt và giải quyết vấn đề + Hợp tác nhóm
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh ôn tập ,chuẩn bị trước ở nhà: Làm các bài tập về nhà và đọc trước ?3 .
- Dụng cụ học tập: Thước kẻ, êke, compa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp:(1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ:Treo bảng phụ ghi đề bài tập.
2.Kiểm tra bài cũ :(7’).
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Trường THCS Phương Thịnh - Tuần 12 - Tiết 23, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 30/10/2012
Tiết 23 Ngày dạy: 08/11/2012
§3 LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:HS nắm được các định lý về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây trong một đường tròn.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng các định lý trên để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.HS có thể vận dụng thành thạo để giải toán ứng dụng, giải toán liên quan.
3.Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác trong suy luận và chứng minh.
II.CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học: Phấn màu , BP1:Bài toán + hình vẽ 63; BP2 : ?3 , thước thẳng và compa
- Phương án tổ chức lớp học,nhóm học: Đặt và giải quyết vấn đề + Hợp tác nhóm
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh ôn tập ,chuẩn bị trước ở nhà: Làm các bài tập về nhà và đọc trước ?3 .
- Dụng cụ học tập: Thước kẻ, êke, compa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp:(1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ:Treo bảng phụ ghi đề bài tập.
2.Kiểm tra bài cũ :(7’).
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
Điểm
1. Phát biểu định lý quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây của đường tròn.
2. Cho (O;OA) hình vẽ. Tính AB
1. Phát biểu đúng 3 nội dung định lý 1, 2, 3 SGK.trang 103
2.
Vì
Áp dụng định lý Pitago trong tam giác vuông OAH, ta có:
Vậy AB = 2AH
AB = 2.3 = 6 cm.
4
3
3
- Yêu cầu HS nhận xét đánh giá - GV nhận xét ,sửa sai ,đánh giá, ghi điểm .
3.Giảng bài mới :
a) Giới thiệu bài(1’) Trong các dây của đường tròn thì đường kính là dây lớn nhất. Nếu có hai dây bất kỳ của một đường tròn dựa trên cơ sở nào để so sánh chúng với nhau?
b) Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
7’
HĐ1: Tìm hiểu bài toán
.
-Treo bảng phụ nêu nội dung bài toán, yêu cầu HS đọc và tìm hiểu.
- Nêu cách chứng minh bài toán trên.
- Áp dụng định lý Pitago. vào các tam giác vuông OHB và OKD
- Nhậ xét, bổ sung
- Kết luận trên có đúng khi một dây hay 2 dây là đường kính.
- Nêu chú ý cho HS.
- Vậy giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây có mối quan hệ gì?
- HS đọc to , rõ bài toán...
- Biến đổi cả 2 vế cùng bằng lượng trung gian.
- HS lên bảng trình bày
OH2 + BH2 = OB2 = R2 (1)
.OK2 + KD2 = OD2 = R2 (2)
Từ (1) và (2) ta có:
OH2 + BH2 = OK2 + KD2
- Giả sử AB là đường kính
Thì Khi đó HB = R
OH = OK
=> OH2 + HB2 = R2
OK2 + KD2 = R2
=>OH2 +BH2 =OK2+KD2= R2
Vậy kết quả trên vẫn đúng cả trường hợp nếu một dây hoặc hai dây là đường kính.
1. Bài toán.
Cho AB và CD là hai dây (khác đường kính) của (O;R). Gọi OH, OK theo thứ tự là các khoảng cách từ O đến AB, CD.
Chứng minh rằng:
OH2 + HB2 = OC2 + KD2
Chú ý:
- Kết luận trên vẫn đúng cả trường hợp nếu một dây hoặc hai dây là đường kính.
10’
HĐ2: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
- Yêu cầu HS sử dụng kết quả:
OH2 + HB2 = OC2 + KD2
Chứng minh:
a. Nếu AB = CD thì OH = OK.
Gợi ý: Nếu OH = OK
OH2 = OK2
và HB2 = KD
-Từ AB = CD OH = OK
hãy phát biểu thành lời nội dung trên.
Ngược lại chứng minh
nếu:OH = OK AB = CD
Từ kết quả:
OH = OK AB = CD Hãy
phát biểu thành lời.
- Tổng kết lại thành nội dung định lý 1.
- Tiếp tục sử dụng kết bài toán mục 1 để so sánh.
a. OH và OK nếu AB > CD
b. AB và CD nếu OH < OK
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra kết quả.
Gợi ý: AB > CD
HB > KD
HB2 > KD2
- Qua ?2: em rút ra kết luận gì?
Gv chốt lại thành định lý 2.
- Vận dụng hai nội dung định lý yêu cầu HS làm ?3
- Treo bảng phụ nêu nội dung
?3 yêu cầu HS tự làm.
a) So sánh BC và AC.
b) So sánh AB và AC.
Vì OHAB và OKCD
HA = HB =
KC = KD =
Mà AB = CD
HB = KD
HB2 = KD2
Nhưng OH2+HB2= OC2 + KD2
Nên: OH2 = OK2
OH = OK
- Nếu hai dây bằng nhau thì khoảng cách từ tâm đến dây bằng nhau.
- HS.TB lên bảng chứng minh:
Vì OH=OK (1)
Mặt khác:
Từ (1) và (2) suy ra:
- HS thảo luận nhóm thống nhất kết quả:
AB > CD OH < OK
OH > Ok AB > CD
-Dây nào gần tâm thì dây đó lớn hơn.
- HS.KG lên bảng trình bài t
Vì O là giao điểm 3 đưòng trung trực nên O là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Vì OE = OP AC = BC.
Vì OD > OE AB < BC
Hay OD > OF AB < AC
2. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây:
Định lý 1:
Trong một đường tròn:
a) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.
b)Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
Định lý 2:
Trong một đường tròn:
a) Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
b) Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn
10’
HĐ3: Luyện tập củng cố
Bài 12 SGK tr.106
- Yêu cầu HS đọc đề bài 12.
Cho (O; 5cm) dây AB = 8cm.
a) Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB.
b) Gọi IAB, sao cho AI = 1cm. Kẽ CD đi qua I và vuông góc với AB. Chứng minh CD = AB.
- Gọi HS nêu cách tính OH = ?
- Gọi HS lên bảng chứng minh
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Chứng minh CD = AB
- Gợi ý: CD = AB
OH = OK
Hình chữ nhật KOHI là hình vuông.
- Gọi HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu các HS khác nhận xét...
- Nhận xét ,bổ sung
- Tiếp tục vận dụng lý thuyết vào giải bài tập.
Bài 13 SGK.tr 106
Cho (O) có các dây AB , CD bằng nhau, các tia AB và CD cắt nhau tại điểm E nằm ngoài đường tròn. Gọi H, K theo thứ tự là trung điểm của AB, CD. Chứng minh: a) EH = EK.
b) EA = EC
- Yêu cầu HS vẽ hình.
- Nêu cách chứng minh EH = EK.
- Gợi ý :
Vì HA = HB OH AB
Vì CK = DK OKCD
- Nêu cách chứng minh EA = EC
- HS đọc và phân tích đề .
- HS nêu được lược đồ.
OH = ?
HB = ?
AB = ?
HS.TB lên bảng trình bày, cả lớp làm bài vào vở
- Ta có: AH = HB = 4cm
Mà AI = 1cm
IH = 3cm
Vậy hình chữ nhật KOHI có 2 cạnh kề bằng nhau nên KOHI là hình vuông. OH = OK
Suy ra: AB = CD.
- HS.TB lên bảng vẽ hình , cả lớp vẽ hình vào vở
- Chứng minh OHAB và OKCD rồi Chứng minh hai tam giác vuông EHO và EKO. bằng nhau.
Vì
HE = KE (1)
Chứng minh AH = CK (2)
Từ (1) và (2) ta có:
AH + HE = CK + KE
Hay AE = CE
Bài 12 SGK tr.106
a.) Tính OH
Vì OHABAH =HB =AB
Do đó: HB = = 4cm.
Ap dụng định lý Pitago trong , ta có:
b) Chứng CD = AB.
Theo chứng minh câu a, ta có:
AH = HB = 4cm mà AI = 1cm
IH = 3cm
Và ta cũng có: OH = 3cm.
Vậy hình chữ nhật KOHI có 2 cạnh kề bằng nhau nên KOHI là hình vuông. Nên OH = OK.
Theo định lý 1: AB = CD.
.Bài 13 SGK.tr 106
a) Chứng minh EH = EK.
Xét tam giác vuông EHO và tam giác vuông EKO ta có:
OE chung
OH = OK (vì AB = CD)
Vậy (cạnh huyền – góc nhọn)
EH = EK.
b) Vì (câu a)
HE =KE (cạnh tương ứng) (1)
Mặt khác ta có:AH = AB
và CK = CD
Mà AB = CD
Suy ra AH = CK (2)
Cộng (1) và (2) theo vế ta có:
AH + HE = CK + KE
Hay AE = CE
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’)
- Ra bài tập về nhà:
+Làm bài tập 14, 15,16 trang 106 /SGK
+ Bài tập dành cho học sinh Khá–Giỏi : Bài tập 32,33,34 trang 132 SBT Toán 9 – Tập I
- Chuẩn bị bài mới:
+Ôn các các các định lý liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
+Chuẩn bị thước ,êke,compa.
+Tiết sau học bài § 4 Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
5. Nhận xét đánh giá tiết dạy: .
6. Rút kinh nghiệm:.
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
File đính kèm:
- Hinh hoc 9 Tuan 12.doc