A.Mục tiêu:
1.Kiến thức Hs nắm được hệ thức giữa đường nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
2.Kỷ năng : Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn, biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoanh nối tâm và các bán kính.
3.Thái độ :Thấy được hình ảnh của một số vị trí tương đối cảu hai đường tròn trong thực tế.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Trường THCS Triệu Thuận - Tiết 31: Vị trí tương đối của hai đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:14/12.Giảng:18/12/08.T:5
Tiết
31
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức Hs nắm được hệ thức giữa đường nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
2.Kỷ năng : Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn, biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoanh nối tâm và các bán kính.
3.Thái độ :Thấy được hình ảnh của một số vị trí tương đối cảu hai đường tròn trong thực tế.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo Viên : Một số ví dụ minh hoạ
2.Học Sinh : Xem trước bài mới
C. Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp :
II.Bài củ:
Giữa hai đường tròn có những vị trí tương đối nào? Nều định nghĩa? Phát biểu tính chất của đường nối tâm, định lý về hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau?
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề :
Đường nối tâm OO’ và các bán kính cảu hai đường tròn có liên quan?
2.Triển khai bài dạy :
1.HĐ1:Hệ thức giữa đường nối tâm và các bán kính:
Gv: ta chỉ xét hai đường tròn là (O, R) và (O’, r) với R r.
Nhìn 90, sgk: Có nhận xét gì về độ dài đoạn nối tâm với bán kính? Đó chính là yêu cầu của ?1.
Nhìn hình 91, 92: Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm và hai tâm quan hệ như thế nào?
Nếu (O) và (O’) tiếp xúc ngoài thì OO’ và R và r quan hệ với nhau như thế nào?
Tương tự với (O) và (O’) tiếp xúc trong?
(O) và (O’) ở ngoài nhau, so sánh OO’ và R, r?
(O) và (O’) đựng nhau, so sánh OO’ và R, r?
Đặc biệt (O) (O’) thì OO’ bằng bao nhiêu?
a) Hai đường tròn cắt nhau:
R – r < OO’ < R + r
b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau:
Tiếp điểm và hai tâm cùng nằm trên một đường thẳng.
(O) và (O’) tiếp xúc ngoài thì A nằm giữa O và O’. Nên:
OO’ = OA + O’A = R + r
(O) và (O’) tiếp xúc trong thì O’ nằm giữa O và A. Nên: OA = OO’ + O’A
OO’ = OA – O’A = R – r
c) Hai đường tròn không cắt nhau:
Hai đường tròn ở ngoài nhau:
OO’ = OA + AB + BO’
= R + AB + r
OO’ > R + r
Hai đường tròn đựng nhau:
OO’ < R – r
2.HĐ2:Tiếp tuyến chung của hai đường tròn:
Gv đưa hình 95 và 96 lên bảng phụ giới thiệu: Hình 95 có d1, d2 tiếp xúc với (O) và (O’). Nên d1, d2 là tiếp tuyến chung của (O) và (O’).
Hình 96 có tiếp tuyến chung của hai đường tròn không?
Hs thực hiện ?3.
Trong thực tế có những đồ vật có hình dạng và kết cấu có liên quan đến vị trí?
Hình 96: Có m1, m2 là tiếp tuyến chung của (O) và (O’).
d1, d2 không cắt OO’. Nên chúng là tiếp tuyến chung ngoài .
m1, m2 cắt OO’. Nên chúng là tiếp tuyến chung trong.
Đĩa và lip xe đạp có dạng hai đường tròn ở ngoài nhau.
Hai đĩa tròng ma sát tiếp xúc ngoài chuyển động nhờ lực ma sát.
IV. Củng cố:
D
A
C
O
O’
Hs làm bài tập 36, sgk.
a) (O) và (O’) tiếp xúc trong vì:
O’ là trung điểm của OA .
Nên O’ nằm giữa A và O
AO’ + O’O = AO
OO’ = AO – AO’ = R – r
b) ACO có: AO’ = OO’ = CO’ = r
ACO vuông tại C.
OC AD AC = CD
V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:
Nắm vững các vị trí tương đối của hai đường tròn cùng các hệ thức, tính chất
của đường nối tâm.
Làm bài tập ở sgk.
Tiết sau: “Luyện tập".
File đính kèm:
- TIET31.doc