I. Mục tiêu:
1 Kiến thức: Hiểu quỹ tích cung chứa góc, biết vận dụng cặp mệnh đề thuận, đảo của quỹ tích này để giải toán.
2 Kĩ năng: Rèn kỹ năng dựng cung chứa góc và biết áp dụng cung chứa góc vào bài toán dựng hình.
+ Biết trình bày lời giải một bài toán quỹ tích bao gồm phần thuận, phần đảo và kết luận.
3 Thái độ: Rèn tư duy lôgic và cách trình bày lời giải bài tập hình học.
II. Chuẩn bị:
GV: Thước kẻ, compa, . .
HS: Học bài và làm bài theo hướng dẫn của GV.
III. Phương pháp: Đặt vấn đề, trực quan, luyện tập, thực hành,. .
IV. Tiến trình lên lớp:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Tuần 25 - Tiết 47, 48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Tiết 47
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: Hiểu quỹ tích cung chứa góc, biết vận dụng cặp mệnh đề thuận, đảo của quỹ tích này để giải toán.
2- Kĩ năng: Rèn kỹ năng dựng cung chứa góc và biết áp dụng cung chứa góc vào bài toán dựng hình.
+ Biết trình bày lời giải một bài toán quỹ tích bao gồm phần thuận, phần đảo và kết luận.
3- Thái độ: Rèn tư duy lôgic và cách trình bày lời giải bài tập hình học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước kẻ, compa, . ..
- HS: Học bài và làm bài theo hướng dẫn của GV.
III. Phương pháp: Đặt vấn đề, trực quan, luyện tập, thực hành,.. ..
IV. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: (8’) Kiểm tra bài cũ.
– GV gọi vài HS đứng tại chổ trả lời:
+ Nhắc lại các bước giải bài toán quỹ tích.
+ Quỹ tích của cung chứa góc.
– HS đứng tại chổ trả lời.
Hoạt động 2: (35’) Luyện tập.
* Bài 49/ 87 SGK:
– GV hướng dẫn và cùng giải với HS.
* Bài 50/ 87 SGK:
– GV cho vẽ hình HS rồi tính số đo góc .
– GV: Khi M chuyển động trên đường tròn đường kính AB thì điểm I có gì đặc biệt ?
– GV: Vậy khi M chuyển động trên nửa đường tròn đường kính AB thì điểm I di chuyển như thế nào ?
* Bài 52/ 87 SGK:
– GV sau khi vẽ hình cho HS hoạt động nhóm trong ít phút rồi cử đại diện lên bảng giải.
– HS: Phân tích , vẽ hình và làm bài tập
+ Dựng đoạn thẳng BC = 6 cm.
+ Dựng cung chứa góc 400 trên đoạn thẳng BC.
+ Dựng đường thẳng xy song song với BC và cách BC một khoảng bằng 4 cm. Cụ thể như sau : Trên đường trung trực d của đoạn thẳng BC lấy đoạn KK’ = 4 cm (dùng thước có chia khoảng mm ). Dựng đường thẳng xy vuộng góc với d tại K’ (dùng êke).
Gọi giao điểm của xy và cung chứa góc là A và A’. Khi đó, tam giác ABC hoặc A’BC đều thỏa mãn bài toán.
– HS:
a). Vì = 900 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn ).
Nên trong tam giác vuông BMI, có :
tg
Vậy là một góc không đổi.
b). Tìm tập hợp điểm I:
* Phần thuận:
Khi M chuyển động trên đường tròn đường kính AB thì điểm I cũng chuyển động, nhưng luôn nhìn đoạn AB cố định dưới một góc 26034’. Vậy điểm I thuộc hai cung chứa góc 26034’ dựng trên đoạn thẳng AB (hai cung AmB và Am’B ). Tuy nhiên, khi M trùng với A thì cát tuyến AM trở thành tiếp tuyến A1AA2.
Khi đó, điểm I trùng A1 hoặc A2. Vậy điểm I chỉ thuộc hai cung A1mB và A2m’B.
* Phần đảo:
Lấy điểm I’ bất kì thuộc hoặc , I’A cắt đường tròn đường kính AB tại M’. Trong tam giác vuông BM’I’ có :
Do đó M’I’ = 2M’B.
* Kết luận: Quỹ tích các điểm I là hai cung A1mB và A2m’B chứa góc 26034’dựng trên đoạn thẳng AB (A1A2 ^ AB tại A).
– HS:
Gọi vị trí đặt quả sút phạt đền là M, và bề ngang cầu môn là PQ thì M nằm trên đường trung trực của PQ . Gọi H là trung điểm của PQ , .
Theo giả thiết đã cho thì trong tam giác vuông MHP, ta có
Þ a » 18036’.
Vậy góc sút quả phạt đền là :
2a » 2. 18036’» 37012’
Vẽ cung chứa góc 37012’ dựng trên đoạn thẳng PQ. Bất cứ điểm nào trên cung vừa vẽ cũng có “góc sút” như quả phạt đền 11 mét.
Hoạt động 3: (2’) Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Xem trước bài “§7. Tứ giác nội tiếp”.
- BTVN: 48, 51/ 87 SGK.
Tuần 25 Tiết 48
TỨ GIÁC NỘI TIẾP
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: + Hiểu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn.
+ Biết rằng có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất kì đường tròn nào.
+ Nắm được điều kiện để một tứ giác nội tiếp được (điều kiện ắt có và điều kiện đủ).
2- Kĩ năng: Sử dụng được tính chất của tứ giác nội tiếp trong làm toán và thực hành.
3- Thái độ: Chính xác trong suy luận và chứng minh, rõ ràng trong trình bày.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ vẽ hình 43, 44/ 88 SGK.
- HS: Học và làm bài theo hướng dẫn của GV.
III. Phương pháp: Đặt vấn đề, trực quan, luyện tập, thực hành,.. ..
IV. Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (10’) Khái niệm tứ giác nội tiếp.
- Gọi 4 HS lên bảng vẽ hình, các HS khác vẽ vào vở.
– GV giới thiệu định nghĩa tứ giác nội tiếp.
– HS vẽ hình.
Quan sát và nêu nhận xét
* Định nghĩa: Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp).
Hoạt động 3: (9’) Định lí.
- GV yêu cầu HS đo và cộng số đo của hai góc đối diện của tứ giác trong hình 43 và 44 SGK, từ đó rút ra định lí.
– HS đo và cộng số đo của hai góc đối diện của tứ giác trong hình 43 và 44 SGK, từ đó rút ra định lí.
* Định lí: Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800.
? 2:
– GV hướng dẫn rồi gọi 1 HS lên bảng chứng minh.
– HS:
Ta có :
=
= 1800.
Tương tự : .
Hoạt động 4: (12’) Định lí đảo.
– GV: Em hãy phát biểu định lí đảo của định lý vừa học.
– HS phát biểu định lí.
* Định lí: Nếu một tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.
– GV cho HS vẽ hình, và đọc và phân tích phần chứng minh trong SGK.
– GV chứng minh định lí đảo cho HS như SGK.
– HS:
– HS theo dõi và ghi bài.
Hoạt động 4: (12’) Luyện tập - Củng cố.
– GV gọi HS đứng tại chổ trả lời:
+ Nêu định nghĩa tứ giác nội tiếp.
+ Phát biểu định lí thuận và đảo về số đo của hai góc đối nhau.
+ Những tứ giác đặc biệt nào nội tiếp được đường tròn ? Vì sao?
* Bài 53/ 89 SGK:
– Gọi các HS lần lượt lên bảng điền vào chổ trống.
– HS đứng tại chổ trả lời.
– HS lần lượt lên bảng điền vào chổ trống.
1
2
3
4
5
6
800
750
600
800
1060
950
700
1050
700
400
650
820
1000
1050
1200
1000
740
850
1100
750
1100
1400
1150
980
Hoạt động 5: (2’) Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo SGK.
- BTVN: 54, 55, 56, 57 SGK/ 89.
Duyệt của tổ trưởng
File đính kèm:
- Tuan 25.doc