Giáo án Hình học lớp 9 tuần 26 tiết 50: Đường tròn ngoại tiếp đường tròn nội tiếp

 §8. ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP

ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP

I. Mục tiêu:

 * Kiến thức: Giúp học sinh:

 Hiểu được định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp (nội tiếp) đa giác.

 Biết bất cứ một đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp.

 * Kỹ năng:

 Biết vẽ tâm của các đa giác đều.

 * Thái độ:

 Nhận thấy được trong thực tế có những đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp, yêu thích môn học, hỗ trợ nhau trong thảo luận và tính toán.

II. Chuẩn bị:

 Gv: Compa, thước thẳng, bảng phụ, bảng nhóm.

 Hs: Compa, thước thẳng.

III. Hoạt động dạy và học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 tuần 26 tiết 50: Đường tròn ngoại tiếp đường tròn nội tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Tiết 50 Ngày soạn: 01/03/2009 Ngày dạy: 06/03/2009 §8. ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP I. Mục tiêu: * Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp (nội tiếp) đa giác. Biết bất cứ một đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp. * Kỹ năng: Biết vẽ tâm của các đa giác đều. * Thái độ: Nhận thấy được trong thực tế có những đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp, yêu thích môn học, hỗ trợ nhau trong thảo luận và tính toán. II. Chuẩn bị: Gv: Compa, thước thẳng, bảng phụ, bảng nhóm. Hs: Compa, thước thẳng. III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG v Hoạt động 1: Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ (5phút) Gv nêu yêu cầu báo cáo sĩ số? Gv nêu câu hỏi: Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn (O,R). Chứng minh ? Gv nhận xét và cho điểm Gv đặt vấn đề vào bài: Ta đã biết với bất kỳ tam giác nào cũng có một đường tròn nội tiếp và một đường tròn nội tiếp. Còn với đa giác thì sao? Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Cả lớp lắng nghe – Một hs lên bảng thực hiện. Vẽ hình Ta có: Hs suy nghĩ trả lời: Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn (O,R). Chứng minh ? Chứng minh Ta có: Gv: Đó là nội dung của bài học ngày hôm nay. Hs theo dõi SGK và ghi đề bài. v Hoạt động 2: Bài mới (28phút) Hđ2.1: Định nghĩa (18phút) GV đưa hình 49 trang 90 SGK lên bảng phụ và giới thiệu cho học sinh. Ta nói: + (O;R) là đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD và ABCD là hình vuông nội tiếp đường tròn (O;R) + (O;r) là đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD và ABCD là hình vuông ngoại tiếp đường tròn (O;r) Thông qua nội dung đó, hãy cho biết thế nào là đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp hình vuông? Gv(mở rộng thêm) ta cũng đã học qua dường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác. Vậy với đa giác. Thế nào là đường tròn nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp đa giác? Gv yêu cầu hs thảo luận theo nhóm nhỏ (chia theo bàn) hoàn thành bài tập ? Vẽ đường tròn tâm O bán kính R=2cm. Vẽ lục giác đều ABCDEF có tất cả các đỉnh nằm trên (O). Vì sao tâm O cách đều các cạnh lục giác đều? Gọi khoảng cách là r. Vẽ (O; r) Gv nhận xét phần trình bày của hs Học sinh quan sát hình và theo dõi giáo viên hướng dẫn. Hs trả lời: Đường tròn nội tiếp hình vuông là đường tròn tiếp xúc với 4 cạnh hình vuông. Đường tròn ngoại tiếp hình vuông là đường tròn đi qua 4 đỉnh hình vuông Hs nêu định nghĩa. Hs làm việc theo nhóm nhỏ thời gian 3 phút sau đó lần lượt một vài em lên bảng thực hiện theo yêu cầu của ? a,b) Vẽ hình Hs: Do ABCDEF là lục giác đều nên các cạnh là những dây cung bằng nhau nên chúng cách đều tâm. 1. Định nghĩa Ta nói: (O;R) là đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD và ABCD là hình vuông nội tiếp đường tròn (O;R) (O;r) là đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD và ABCD là hình vuông ngoại tiếp đường tròn (O;r) ĐỊNH NGHĨA: + Đường tròn đi qua các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác gọi là đa giác nội tiếp đừong tròn. + Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác được gọi là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác gọi là đa giác ngọai tiếp đừơng tròn. Hđ 2.2 : Định lí (10 phút) GV chuẩn bị trước một số đa giác nội tiếp và ngoại tiếp trong hình tròn. GV trên bảng phụ lên và yêu cầu học sinh nhận xét các đa giác trong các hình. Bảng phụ Các đa giác trong các hình có đặc điểm gì? Từ đó rút ra được định lí nào? Nhận xét về tâm của đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp đường tròn? Gv nêu chú ý. Quan sát hình và nhận xét. Đều là đa giác đều Trả lời: Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đương tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đương tròn nội tiếp. Trùng với nhau Hs ghi nhận 2. Định lí Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đươơng tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đươơng tròn nội tiếp. Chú ý: Tâm của đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp đường tròn gọi là tâm của đa giác đều. v Hoạt động 3: Củng cố (10phút) Gv nêu bài 61 trang 91 SGK. yêu cầu hs cả lớp giải? Cùng lúc gv cho 1 hs lên bảng thực hiện. GV nhận xét và đánh giá kết quả. Cả lớp cùng thực hiện. Sau đó một hs lên trình bày: + Hình vẽ r = Hs ghi nhận góp ý của gv. Bài 61 trang 91 SGK: Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm. Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn (O). Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b. Bán kính r = (cm) v Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2 phút) Gv treo bảng phụ với nội dung yêu cầu: Bài tập về nhà: 62, 63, 64 trang 92 SGK Gv hướng dẫn bài tập 62: Để vẽ được đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC đều. Ta nên vẽ hai đường trung trực hai cạnh của tam giác (hoặc vẽ hai đường cao, hai đường trung tuyến, hai đường phân giác) Sau đó tìm giao của hai đường này. Chuẩn bị bài mới “Độ dài đường tròn, cung tròn” Gv nhận xét tiết học: Nêu ưu điểm và hạn chế của tiết học để rút kinh nghiệm cho những tiết sau.

File đính kèm:

  • doctuan 26 tiet 50.hh.doc
Giáo án liên quan