Giáo án Hóa học 8 - Tiết 31: Tính theo công thức Hoá học (tiếp)

A.Mục tiêu:

-Rèn luyện cũng cố cho HS cách làm các bài toán có liên quan đến công thức chuyển đổi giữa lượng chất, thể tích và khối lượng.

- Luyện tập để làm thành thạo các bài toán có liên quan đến tính theo công thức hoá học

B.Chuẩn bị:

- Bảng phụ

- Phiếu học tập.

C.Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định tổ chức:

GV: kiểm tra sỉ số HS

2.Bài cũ:

-Viết các bước lập công thức hoá học khi biết tỉ lệ phần trăm nguyên tố và ngược lại?

-Làm bài tập số2aSGK?

HS: lên bảng làm. GV nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới.

3.Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 31: Tính theo công thức Hoá học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31: tính theo công thức hoá học (Tiếp) 12-12-08 A.Mục tiêu: -Rèn luyện cũng cố cho HS cách làm các bài toán có liên quan đến công thức chuyển đổi giữa lượng chất, thể tích và khối lượng. - Luyện tập để làm thành thạo các bài toán có liên quan đến tính theo công thức hoá học B.Chuẩn bị: - Bảng phụ - Phiếu học tập. C.Tiến trình bài dạy: 1.ổn định tổ chức: GV: kiểm tra sỉ số HS 2.Bài cũ: -Viết các bước lập công thức hoá học khi biết tỉ lệ phần trăm nguyên tố và ngược lại? -Làm bài tập số2aSGK? HS: lên bảng làm. GV nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung ghi bảng GV: treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập lên bảng Hợp chất A chứa: 82,35% N, 17,65% H.Tỉ khối của A đối với H là 8,5 a.Tìm công thức hoá học của A? b.Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1,12l khí A ở đktc? HS: các nhóm thảo luận nhóm tìm ra bài giải. HS: đại diện nhóm 1 lên bảng trình bày câu a, nhóm 2 trình bày câu b. HS: nhóm còn lại nhận xét bổ sung. - Tỉ khối là gì? - Để tìm công thức hóa học của hợp chất khi biết tỉ lệ % ta làm như thế nào? - Muốn tìm số nguyên tử của một nguyên tố ta cần biết những gì? GV: treo đề bài lên bảng: Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 30,6g Al2O3. GV: hướng dẫn HS cùng làm - Theo em bài toán trên ta có thể giải như thế nào? HS: 1.Tính khối lượng mol của Al2O3 2.Tính % Al, %O, có trong 1mol Al2O3 3,Tính mAl, mOcó trong 30,6g Al2O3 HS: đứng dậy trình bày theo từng nội dung -Ngoài cách làm trên còn có cách làm nào khác nữa không? GV: nếu HS không đưa ra được thì GV đưa ra các cách sau: Cách 2:1,Tìm MA 2,Tìm nA 3.Tìm số mol nguyên tử của Al,O có trong 30,6 g Al2O3 4,Tìm mA, mO có trong 30,6 g Al2O3 Cách 3:1,Tìm MA 2,Lập luận theo MAvề mA và mO rồi từ đó tìm trong 30,6 g HS: cùng giải theo từng cách 1 - Trong từng cách giải trên ta có thể giải theo cách nào tốt nhất? HS: trả lời theo cá nhân GV: vậy để tính khối lượng của nguyên tố có trong hợp chất ta có thể tính theo nhiều cách.Tùy từng bài mà ta sử dụng cách thích hợp 1.Luyện tập các bài toán tính theo công thức có liên quan đến tỉ khối: Ví dụ 1: Giải: a.Ta có MA= dA/kk x MH = 8,5 x 2= 17(g) mN == 14(g) mH= 17 - 14 =3(g) nN =14 : 14 = 1(mol) nH = 3: 1 = 3(mol) Vậy công thức hóa học của hợp chất A là: NH3 b.nNH3 = = 0,05(mol) Trong 0,05 mol phân tử NH3 có 0,05 mol nguyên tử N và 0,05 x3 = 0,15 mol nguyên tử H. Vậy số nguyên tử của nguyên tố N là: 0,05 x6.1023= 0,3.1023 nguyên tử -Số nguyên tử của nguyên tố H= 0,15 x 6.1023 = 0,9.1023 nguyên tử. 2.Luyện tập tính khối lượng nguyên tố có trong hợp chất: Giải: Cách 1: % O= 47,06% % Al = 100% - 47,06% 52,94% Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 30,6g Al2O3là: MO = = 14,4(g) mAl = = 16,2(g) (hoặc mAl = mAl2O3 - mO=16,2g) Cách 2: Cách 3: MAl2O3 = 2 x27 +3x16 = 102(g) Trong 102 g Al2O3 có 54g Al và 48gO Vậy trong 30,6gAl2O3 có xgAl và ygO x== 16,2(g) y= = 14,4(g) 4,Củng cố: GV: yêu cầu HS làm bài tập sau: Tính khối lượng hợp chất Na2SO4 có chứa 2,3g Na? - Baì tập này khác với bài tập 2 chổ nào? GV: vậy theo em làm bài tập này ta làm như thế nào? HS: đứng dậy trình bày theo từng bước Giải: MNa2SO4= 23x2 +32 + 16x4= 142(g) Trong 142g Na2SO4 có chứa 46 g Vậy để có 2,3g Na thì cần có số gam Na2SO4 là:=7,1(g) GV: nếu một bài toán chỉ cho tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố thì ta có thể tìm công thức hóa học của hợp chất được không? Ví dụ: một hợp chất A có tỉ lệ khối lượng giữa Fe và O là 7:3. Tìm công thức hóa học của hợp chất đó 5.Dặn dò: -Làm các bài tập còn lại trong SGK, 21.3, 21.4, 21.5SBT -ôn lại cách lập PTHH, ý nghĩa của PTHH -Nghiên cứu trước bài học tính theo PTHH chú ý các bước tiến hành khi làm Tiết 32: tính theo phương trình hóa học 13-12-08 A.Mục tiêu: Từ phương trình hóa học và các dữ liệu bài toán cho HS biết cách xác định khối lượng(thể tích , lượng chất ) của những chất tham gia hoặc sản phẩm. - Học sinh tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học và các công thức chuyển đổi giữa khối lượng ,thể tích và lượng chất. B,Chuẩn bị: Bảng phụ C.Tiến trình bài dạy: 1.ổn định tổ chức: GV: kiểm tra sỉ số HS 2.Bài cũ: - Nêu cấc bước lập PTHH và ý nghĩa của PTHH? -Làm bài tập số 4a SGK? GV: nhận xét cho điểm và đặt vấn đề vào bài mới 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung ghi bảng GV: ghi ví dụ lên bảng: Đốt cháy hòa tòan 6,5 g Zn trong bình chứa oxi người ta thu được bột kẻm oxit(ZnO) a.Lập PTHH? b.Tính khối lượng kẻm oxit tạo thành? GV: hướng dẫn cùng giải - Số mol kẻm tham gia phản ứng là bao nhiêu? - Hãy lập PTHH? -Theo PTHH thì số mol cuả Zn và ZnO như thế nào? - Vậy từ đó ta có khối lượng của ZnO là bao nhiêu? HS: cùng đứng dậy trình bày theo từng câu hỏi của GV GV: hướng dẫn HS có thể làm theo cách giải dựa vào khối lượng PTHH:2Zn + O2 2ZnO 2x65g 2x81g 6,5 g ag a==8,1(g) GV: ghi đề ra lên bảng: Đốt cháy hoàn toàn agAl cần 19,2g O2 sau phản ứng thu được b g Al2O3 a,Lập PTHH? b,Tính a,b? HS: Tóm tắt bài toán -Theo em ở ví dụ 2 có gì khác với ví dụ 1? HS:trả lời và suy nghỉ làm bài theo cá nhân HS1:lên bảng làm các HS còn lại làm vào vở - Để tính khối lượng của nhôm oxit ta còn có cách tính nào khác nữa không? HS: dựa vào định luật bảo toàn khối lượng -Qua 2 ví dụ trên em hảy rút ra các bước giải bài toán tính theo PTHH? HS: trao đổi nhóm tìm ra các bước HS: đại diện nióm đứng dậy trả lời, nhóm khác nhậ xét bổ sung GV:nhận xét và chốt lại 4 bước chính: B1: đổi số liệu bài toán cho về số mol B2:lập PTHH B3:tính số mol của chất cần tìm(lập tỉ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm) B4:tính m, hoặcVtheo yêu cầu bài toán GV: ở bước 1,2 ta có thể trao đổi cho nhau, có bài tóan không cần làm bước 1 cũng được. I.Tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm tạo thành: Ví dụ 1:Cho Zn + O2 --- ZnO MZn=6,5 g Tính mZnO ? Giải: a,Phương trình hóa học: 2Zn + O2 2ZnO b, nZn == 0,1(mol) PTHH:2Zn + O2 2ZnO 2mol 2mol 0,1mol ?mol Theo PTHH ta có nZn = nZnO = 0,1(mol) mZnO = 0,1 x 81= 8,1(g) Ví dụ2: Cho:agAl +19,2gO2--- bg Al2O3 a,Lập PTHH? b, Tính ma,mb ? Giải: a,Phương trình hóa học: 4Al + 3O2 2Al2O3 b, nO2 = =0,6(mol) PTHH: 4Al + 3O2 2Al2O3 4mol 3mol 2mol ymol 0,6mol xmol Theo PTHH ta có y= =0,8(mol) x== 0,4(mol) mAl = 0,8x 27= 21,6(g) mAl2O3 = 0,4 x 102 = 40,8(g) -Các bước giải: 4.Củng cố: - Qua bài học hôm nay em biết được những gì? HS: nhắc lại các bước giải bài toán theo PTHH - Làm bài tập sau: -Đốt cháy hoàn toàn 4,8 g một kim loại hóa trị II trong oxi dư. Sau phản ứng thu được 8g oxit(RO). a.Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng? b.Tìm công thức hóa học của kim loại đã tham gia phản ứng? HS: cùng làm theo sự hướng dẫn của giáo viên -Để tìm được khối lượng của oxi tham gia phản ứng ta dựa vào đâu?(ĐLBTKL) - Để biết được công thức hóa học của nguyên tố ta cần biết điều gì?(M) - Để tìm được khối lượng mol của kim lọai ta cần biết điều gì của kim loại nữa? - Vậy để biết được số mol của kim loại đó ta dựa vào số liệu nào của bài toán? (Theo PTHH và theo số mol của oxit) 5.Dặn dò: - Xem lại lí thuyết và làm bài tập số 1b, 3a,b SGK trang 75.Các bài này tương tự với bài đã làm ở lớp - Xem trước bài học, chú ý đến công thức chuyển đổi giữa khối lượng và thể tích chất khí,. Tiết 32 Clo (tiếp) 16-12-2008 A. Mục tiêu: - Học sinh biết được một số ứng dụng của clo . - Điều chế khí clo trong phòng thí nhiệm :dụng cụ hoá chất ,cách thu khí clo . - Điều chế khí clo trong công nghiệp:điện phân dung dịch NaOH có màng ngăn. - Rèn kỉ năng quan sát ,cách đọc sgk để rút ra nội dung cần thiết. B. Chuẩn bị : - Bảng phụ - Tranh vẽ phóng to sơ đồ về một số ứng dụng của clo . - Dụng cụ : giá sắt ,đèn cồn , bình cầu có nhánh , ống dẫn khí, bình thuỷ tinh có nút nhám để đựng khí clo, cốc thuỷ tinh . - Hoá chất : MnO2, dd HCl đặc, dd H2SO4 , dd NaOH đặc. C. Tiến trình bài dạy: 1.ổn định tổ chức: GV: kiểm tra sỉ số HS 2.Bài củ: 1.Nêu tính chất hoá học của clo viết phương trình minh hoạ? 2.Làm bài tập số 6 sgk? GV: nhận xét cho điểm và đặt vấn đề vào bài 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung ghi bảng GV:Treo tranh vẽ hình 3.4sgk phóng to yêu cầu học sinh quan sát và rút ra ứng dụng của clo. HS:nêu những ứng dụng của clo như trong hình vẽ. -Vì sao khí clo lại được sử dụng để tẩy trắng vải ? khử trùng nước sinh hoạt ?... GVHướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm ,lắp thí nghiệm,cách thu khí clo . HS :Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. -Em có nhận xét gì về cách thu khí clo? Vai trò của bình đựng H2SO4đặc, bình đựng dd NaOH đặc? -Ta có thể thu khí clo bằng cách đẩy nớc đợc không? HS:suy nghỉ trả lời theo cá nhân.(bình đựng dd H2SO4 đặc để làm khô khí clo,dd NaOH đặc để khử khí clo d sau khi làm thí nghiệm ). GV:Yêu cầu học sinh nhớ lại cách điều chế dd NaOH trong công nghiệp (nguyên liệu ,cách điều chế). HS :nhớ lại trả lời theo cá nhân. -Nếu không có màng ngăn có đợc không? III.ứng dụng của clo: IV. Điều chế khí clo: 1.Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm: Phương trình: to MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 (đen) (Vàng) +H2O 2.Điều chế khí clo trong công nghiệp Phơng trình : điện phân 2NaCl +2H2O 2NaOH có màng ngăn + Cl2 + H2 4.Củng cố: 1-Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: HCl 1 2 5 HS:Tự làm theo cá nhân. Cl2 3 NaCl 4 1.Cl2 + H2 2HCl 2.4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 5.HCl + NaOH NaCl + H2O 3. Cl2 + 2Na 2NaCl 4.2NaCl +2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 2.Cho m gam một kim loại R(có hoá trị II) tác dụng với clo d .Sau phản ứng thu được 13,6 gam muối .Mặt khác để hoà tan kim loại R cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 1M. a.Viết phương trình hoá học xảy ra? b.Xác định kim loại R? HS :tự làm theo cá nhân . Giải: Phương trình hoá học : R + Cl2 RCl2 (1) R +2HCl RCl2 +H2 (2) nHCl =0,2 x 1= 0,2( mol) Theo phơng trình hoá học 2 ta có : nR=nHCl = = 0,1(mol) -Vì khối lượng kim loại ở 2 phản ứng bằng nhau nên nR(1) =nR(2) Theo phương trình 1 : nR=nRCl2 = 0,1 mol Ta có mRCl2 = 0,1 x (MR +71) 0 ,1MR +7,1 = 13,6 0,1MR = 6,5 MR=65 Vậy R là kẽm 5.Dặn dò: -Học và làm bài tập còn lại theo sgk . -Xem trước bài học các bon chú ý đến các dạng thù hình của các bon và từ đó rút ra tính chất hoá học cũng như tính chất vật lí

File đính kèm:

  • docTiet 3132 hoa 8.doc