Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 3-8

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

 a.Biết:

 -Khái niệm về số đơn vị điện tích hạt nhân.

 - Phân biệt khái niệm số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) với khái niệm điện tích hạt nhân (Z+).

 - Kí hiệu nguyên tử.

 b. Hiểu:

 - Khái niệm về số khối, quan hệ giữa số khối và nguyên tử khối.

 - Quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số electron trong nguyên tử.

 c. Vận dụng:

 - Làm các bài tập liên quan.

2. Kĩ năng

 - Xác định được số proton, số electron, số nowtron khi biết kí hiệu nguyên tử, số khối nguyên tử và ngược lại.

3. Thái độ

 - Tích cực, tự giác học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên

 - Giáo án

 - SGK

2. Học sinh

 - Học bài cũ, làm bài tập được giao

 - Chuẩn bị bài mới

III. Phương pháp dạy

 -Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở, trực quan.

IV. Tiến trình bài giảng

1.Ổn định tổ chức

 - Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ

 - HS1: Nêu thành phần cấu tạo nguyên tử, khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử.

 - HS2: Chữa bài tập 4 (SGK-T8).

 

doc23 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 3-8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ Tiết 3: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ Mục tiêu 1Kiến thức Biết - Đơn vị khối lượng, kích thước của nguyên tử; kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron b. Hiểu - Nguyên tử gồm hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử mang điện tích dương và vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. - Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, khối lượng các electron là không đáng kể. c. Vận dụng - làm các bài tập liên quan đến nguyên tử. 2. Kĩ năng - Quan sát mô tả hiện tượng thí nghiệm, rút ra nhận xét. - So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. - So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử. - Tính được khối lượng và kích thước của nguyên tử. 3. Thái độ - Tích cực, tự giác học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên - Giáo án, SGK - Tranh ảnh minh họa 2. Học sinh - Làm bài tập về nhà - Đọc bài cũ và chuẩn bị bài mới III. Phương pháp dạy học - Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, dạy học nêu vấn đề IV. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài tập giao về nhà - Cho HS nhắc lại thành phần cấu tạo nguyên tử đã học 3. Bài mới Hoạt động GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Electron GV: Giới thiệu người tìm ra electron và thí nghiệm : Năm 1897, Tôm- xơn, nhà bác học Anh, thông qua thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không. GV: Yêu cầu HS quan sát SGK nêu - Nội dung thí nghiệm - Hiện tượng - Giải thích - Kết luận HS: Quan sát hình 1.1, 1.2 theo sự hướng dẫn của GV và kết hợp SGK để trả lời. GV: Nhận xét và chốt lại các nội dung cơ bản. GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK nêu khối lượng, điện tích của electron, nhận xét. I.Thành phần cấu tạo nguyên tử 1.Electron a.Sự tìm ra electron - Thí nghiệm: SGK - Hiện tượng: Màn huỳnh quang trong ống phát sáng - Giải thích: Do sự xuất hiện các tia không nhìn thấy đi từ cực âm sang cực dương. Các tia này bị lệch về phía cực dương khi đặt ống trong một điện trường - Kết luận: Tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm, có khối lượng gọi là electron. b.Khối lượng và điện tích của electron - me = 9,1094.10-31kg - qe = -1,602. 10-19C Hoạt động 2 Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử GV đặt vấn đề: nguyên tử trung hòa về điện, mà nguyên tử có phần mang điện âm là electron, do đó phải có phần mang điện GV: Gợi ý HS về các ý: -Thí nghiệm -Kết quả và giải thích 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử GV mô tả thí nghiệm trong SGK cho HS quan sát và trả lời câu hỏi. GV nhận xét: Như vậy nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm. Chú ý: các electron của những nguyên tử khác nhau là hoàn toàn giống nhau. -Thí nghiệm:SGK -Kết quả: +Hầu hết hạt α xuyên thẳng + một số ít lệch hướng hoặc bật ngược trở lại. -Giải thích: + Do nguyên tử có cấu tạo rỗng, trong nguyên tử các phần tử mang điện tích dương tập trung thành một điểm, có khối lượng lớn. +Hạt α mang điện tích dương đến gần hoặc va chạm với phần tử mang điện tích dương. àPhần tử mang điện tích dương chính là hạt nhân nguyên tử. Hoạt động 3 Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử GV: Mô tả để HS hình dung được thí nghiệm tìm ra proton, nơtron. HS: nghe và ghi bài GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về thành phần cấu tạo nguyên tử. GV: Yêu cầu HS kẻ bảng 1.1 SGK vào vở và học thuộc. GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng so sánh khối lượng của hạt electron, proton, nơtron và rút ra nhận xét. HS: trả lời câu hỏi dựa theo gợi ý của GV. GV chốt lại: Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân. 3.Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử a. Sự tìm ra proton (p) mp= 1,6726.10-27kg qp= 1,602.10-19C b. Sự tìm ra nơtron (n) mn= 1,6748.10-27kg qn= 0 Kết luận: Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm: -Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử, gồm các hạt proton, nơtron. -Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Hoạt động 4 Kích thước II.Kích thước và khối lượng của nguyên tử 1. Kích thước - Coi nguyên tử, hạt electron, proton, nơtron như một hình cầu thì: + dnguyên tử= 10-10m + Kích thước nguyên tử: đơn vị nm hay Ao 1nm= 10-9m, 1Ao= 10-10m - rH=0,053nm (nguyên tử nhỏ nhất) - dhạt nhân = 10-5nm - de,p = 10-8 (rất nhỏ) Hoạt động 5 Khối lượng GV đặt vấn đề: Thực nghiệm đã xác định được khối lượng của nguyên tử cacbon là 19,9265. 10-27kg àĐể thuận tiện cho việc tính toán, người ta lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon (u hoặc đvc) làm đơn vị khối lượng nguyên tử. GV: Yêu cầu HS tính khối lượng hạt p,e, n theo GV cho HS một số ví dụ áp dụng 2.Khối lượng m C= 19,9265. 10-27kg 1u= 1/12 m C=19,9265. 10-27kg/12 (hoặc 1đvc) =1,6605. 10-27kg mp= mn = 1đvc = 1u VD1. Tính khối lượng của một nguyên tử H, Mg, S theo kg? Giải: mH= 1u= 1,6735.10-27kg mMg= 24u = 39,84.10-27kg mS= 32u = 53,12.10-27kg VD2: Tính số nguyên tử C có trong 1gC, biết khối lượng một nguyên tử C là 19,9265.10-27kg. Giải: Số nguyên tử C là: 10-3/ (19,9265. 10-27) = 5.1022 nguyên tử. 4. Củng cố - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm + Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p,n, e ( kí hiệu, khối lượng và điện tích) - Cho HS làm bài tập luyện tập:( SGK trang 8) 5. Hướng dẫn học và giao bài tập về nhà - Học lí thuyết và làm bài tập được giao - Chuẩn bị bài mới Ngày tháng năm Kí duyệt của tổ trưởng CM Tuần: Ngày soạn: Tiết 4: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I.Mục tiêu 1. Kiến thức a.Biết: -Khái niệm về số đơn vị điện tích hạt nhân. - Phân biệt khái niệm số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) với khái niệm điện tích hạt nhân (Z+). - Kí hiệu nguyên tử. b. Hiểu: - Khái niệm về số khối, quan hệ giữa số khối và nguyên tử khối. - Quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số electron trong nguyên tử. c. Vận dụng: - Làm các bài tập liên quan. 2. Kĩ năng - Xác định được số proton, số electron, số nowtron khi biết kí hiệu nguyên tử, số khối nguyên tử và ngược lại. 3. Thái độ - Tích cực, tự giác học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên - Giáo án - SGK 2. Học sinh - Học bài cũ, làm bài tập được giao - Chuẩn bị bài mới III. Phương pháp dạy -Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở, trực quan. IV. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ - HS1: Nêu thành phần cấu tạo nguyên tử, khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử. - HS2: Chữa bài tập 4 (SGK-T8). 3.Bài mới Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Điện tích hạt nhân GV: Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử và nhận xét về điện tích hạt nhân. HS: Hạt nhân nguyên tử gồm proton (mang điện tích dương) và nơtron (không mang điện). Vậy điện tích hạt nhân do điện tích của proton quyết định, đthn có dấu + GV: nhận xét, chốt lại GV: đưa ra một số ví dụ cụ thể cho HS làm sau đó rút ra mối liên hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, điện tích hạt nhân, số proton, số electron và giải thích. GV: Nhận xét và chốt lại. I.Hạt nhân nguyên tử 1. Điện tích hạt nhân -Hạt nhân có Z hạt proton thì điện tích của hạt nhân là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. VD: Nguyên tử Clo có 17 electron ở lớp vỏ nguyên tử. Cho biết điện tích hạt nhân, số đơn vị đthn, số proton? -Trong nguyên tử trung hòa về điện: Số đơn vị đthn = số (p) = số (e) Hoạt động 2 Số khối GV: yêu cầu HS cho biết số khối là gì? HS: Trả lời và nêu biểu thức tính. GV: Cho HS làm ví dụ áp dụng 2.Số khối (A) -Khái niệm: SGK A= Z + N GV: Nhận xét và rút ra kết luận. ngtu Số đvđthn Số (p) Số (e) Số khối Số (n) đthn Cu 29 35 Ca 40 20 N 7 14 S 16 32 K 39 19+ Mg 12 24 -Z, A là những đặc trưng quan trọng của nguyên tử. -Biết Z, A của 1 nguyên tử ta biết số p, n, e của nguyên tử đó. Hoạt động 3 Nguyên tố hóa học GV: yêu cầu HS dựa vào SGK cho biết nguyên tố hóa học là gì? HS: trả lời dựa vào SGK GV:Nhận xét và chốt lại. GV: cho HS phân biệt rõ ràng khái niệm nguyên tử và nguyên tố. GV: Đặt ra câu hỏi: Nguyên tử của cùng một nguyên tố nhất thiết phải cùng số lượng các loại hạt cơ bản nào giống nhau? HS: cùng số hạt (p), (e) GV: Nhận xét và bổ sung những nguyên tử có cùng đthn đều có tính chất hóa học giống nhau. II.Nguyên tố hóa học 1.Định nghĩa -(SGK) Hoạt động 4 Số hiệu nguyên tử GV: yêu cầu HS dựa vào SGK cho biết số hiệu nguyên tử là gì?cho biết điều gì? HS: trả lời GV: Nhận xét bổ sung chốt lại GV: yêu cầu HS cho biết nếu biết số khối và số hiệu nguyên tử ta biết được số lượng các hạt nào cấu tạo nên nguyên tử. GV: lấy ví dụ cho HS làm Nguyên tử P có số khối 31, số hiệu nguyên tử là 15 suy ra số lượng các hạt trong nguyên tử như thế nào? 2.Số hiệu nguyên tử (Z) -Kn (SGK) -Ý nghĩa: Số hiệu nguyên tử cho biết: + Số (p) + Số (e) + Số đơn vị điện tích hạt nhân - Khi biết A, Z ta suy ra số (p), số (n), số (e). Hoạt động 5 Kí hiệu nguyên tử GV: giới thiệu kí hiệu nguyên tử và giải thích GV: Đưa ra ví dụ cho HS giải thích S, Na..... 3.Kí hiệu nguyên tử X X: kí hiệu hóa học của nguyên tử nguyên tố A: Số khối hạt nhân X Z: Số hiệu nguyên tử 4. Củng cố -GV nhắc lại nội dung trọng tâm trong bài về đặc trưng của nguyên tử, nguyên tố hóa học, cách tính số p, n, e. - Cho HS làm một số bài tập luyện tập SGK 5. Hướng dẫn học và giao bài tập về nhà - Học lí thuyết và làm bài tập được giao - Chuẩn bị bài mới Ngày soạn: Tiết 5: ĐỒNG VỊ, NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức a. Biết -Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố - Cách xác định nguyên tử khối trung bình b. Hiểu - Cách tính nguyên tử khối trung bình c. Vận dụng - Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hóa học một cách thành thạo 2. Kĩ năng - Tư duy, khái quát, so sánh rút ra kết luận - Giải được bài tập: tính được NTKTB của nguyên tố có nhiều đồng vị, tính được tỉ lệ phần trăm khối lượng của mỗi đồng vị, một số bài tập khác có nội dung liên quan. 3. Thái độ - Tích cực, tự giác học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. II.Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án và bài tập liên quan - Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới III.Phương pháp dạy học -Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, gợi mở IV. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định tổ chức -Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ - HS1: chữa bài tập 3-SGK-tr11 - HS2: Hoàn thành bảng sau (GV vẽ ở góc bảng) Kí hiệu nguyên tử Số (p) Số (e) Số (n) H H H Cl Cl 3.Bài mới Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Đồng vị GV: yêu cầu HS quan sát bảng ở phần kiểm tra bài cũ và so sánh số lượng các loại hạt của nguyên tử ở từng kí hiệu của nguyên tử H HS: Trong mỗi kí hiệu của nguyên tử H đều có cùng số p, số e, số đơn vị đthn giống nhau còn số khối và số nơtron khác nhau GV: Cho HS quan sát hình 1.4 (SGK) và thông báo đây được gọi là các đồng vị của nguyên tố hiđro.Vậy đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là gì? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ sung chốt lại, cho HS phân tích các đồng vị của clo. GV: lưu ý HS do điện tích hạt nhân quyết định tính chất nguyên tử nên các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau nhưng có một số tính chất vật lí khác nhau. GV minh họa thông qua ví dụ SGK-Tr12 I.Đồng vị -Khái niệm: (SGK) Ví dụ: Clo có 2 đồng vị là Cl , Cl -Chú ý: +Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau nhưng do số (n) khác nhau nên có một số tính chất vật lí khác nhau +Đồng vị bền:1 ≤ Z ≤ 82 thì: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt GV: Nêu qua một số ứng dụng của đồng vị (SGK) GV: Đưa ra ví dụ cho HS làm 1≤ N/Z ≤ 1,524 (trừ H) +Đồng vị không bền (phóng xạ): Z >82 Ví dụ: Cho các nguyên tử sau: A, B, C, D, E, F Tính số (p), (n), (e), số khối của mỗi nguyên tử. Các nguyên tử nào là đồng vị của nhau? Hoạt động 2 Nguyên tử khối GV: Cho HS nhắc lại đơn vị khối lượng nguyên tử là gì?Có giá trị bằng bao nhiêu?Yêu cầu HS làm bài sau: biết mC= 19,9265.10-27kg, hỏi nguyên tử đó nặng gấp ? lần đơn vị khối lượng nguyên tử HS: 19,9265.10-27/1,6605.10-27=12 (lần) GV: Thông báo:12 chính là nguyên tử khối của C. Vậy nguyên tử khối có ý nghĩa gì? HS: trả lời GV: Yêu cầu HS trả lời tại sao nguyên tử khối xấp xỉ bằng số khối của hạt nhân? II.Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình 1.Nguyên tử khối - Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử -Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử -Về trị số, coi nguyên tử khối xấp xỉ bằng số khối của hạt nhân Hoạt động 3 Nguyên tử khối trung bình GV: Giới thiệu về nguyên tử khối trung bình GV: Đưa ra công thức tính NTKTB và giải thích các đại lượng. 2.Nguyên tử khối trung bình -Nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đên tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị. Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt GV: Lấy ví dụ cho HS áp dụng Gọi HS lên bảng chữa bài. -Công thức tính: Nguyên tử khối trung bình () =( x1M1+x2M2+)/100 Trong đó:+ M1, M2.....là nguyên tử khối của mỗi đồng vị + x1, x2 ... là tỉ lệ % số nguyên tử tương ứng của mỗi đồng vị -Ví dụ 1: (SGK) -Ví dụ 2: Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị là 63Cu, 65Cu. Tính nguyên tử khối trung bình của đồng biết tỉ lệ % số nguyên tử của 63Cu là 73%? 4. Củng cố -GV nhắc lại các nội dung chính của bài, phần trọng tâm +Khái niệm đồng vị +Công thức tính nguyên tử khối trung bình -Cho HS làm một số bài tập luyện tập: SGK-Tr14 5. Hướng dẫn học và giao bài tập về nhà -Học lí thuyết và làm bài tập được giao -Chuẩn bị bài mới Ngày soạn: Tiết 6: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ. OBITAN NGUYÊN TỬ I.Mục tiêu 1.Kiến thức a. Biết -Mô hình nguyên tử của Bo, Rơ-dơ-pho. - Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử. - Khái niệm obitan nguyên tử. - Phân loại obitan nguyên tử và hình dạng obitan nguyên tử. b. Hiểu - Bác bỏ sự chuyển động của các electron trong nguyên tử theo mô hình hành tinh nguyên tử. - Đám mây electron. c. Vận dụng - Biểu diễn hình dạng obitan nguyên tử: s, p. - Giải một số bài tập liên quan. 2. Kĩ năng - Quan sát, nhận xét, rút ra kết luận từ các hình ảnh, hình vẽ. - Vẽ hình dạng obitan nguyên tử. - Tư duy, tưởng tượng. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập, hăng hái phát biểu ý kiến. - Ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học kĩ thuật. II. Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án, tranh, hình vẽ (hình 16, 17,...). Học sinh: học bài cũ, làm bài tập được giao và chuẩn bị bài mới. III.Phương pháp dạy Trực quan, thuyết trình, dạy học nêu vấn đề, vấn đáp, cho học sinh dùng SGK. IV.Tiến trình bài giảng 1.Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số lớp. 2.Kiểm tra bài cũ Học sinh 1: Nêu khái niệm đồng vị và cho ví dụ minh họa. Ý nghĩa nguyên tử khối. Cách tính nguyên tử khối trung bình. Học sinh 2: Chữa bài 4 (SGK – Tr 14). 3.Bài mới GV: Yêu cầu HS nhắc lại thành phần cấu tạo nguyên tử, lớp vỏ electron chuyển động như thế nào so với hạt nhân nguyên tử, dẫn dắt vào bài. Hoạt động GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Mô hình hành tinh nguyên tử GV: Thông báo: mô hình này do 3 ông Rơ-dơ-pho, Bo, Zom-mơ-phen đề xướng. Sau đó, nêu các kí hiệu về electron, hạt nhân, cho biết quĩ đạo chuyển động của electron. HS: Hình tròn hay bầu dục. GV: Bổ sung, nêu kết luận. HS: Lắng nghe, ghi chép. GV: -Thuyết trình: sự chuyển động của các electron trên giống như sự chuyển động của hành tinh quay quanh mặt trời nên gọi đây là mô hình hành tinh nguyên tử. Vậy sự chuyển động này có giống với sự chuyển động của các vật thể vĩ mô hay không? -Cho học sinh giải thích: vật thể vĩ mô là vật thể lớn, chúng ta quan sát được hàng ngày. GV: Phân tích để dẫn dắt đến câu trả lời: Như chúng ta đã biết nguyên tử bao gồm các electron mang điên tích (-), hạt nhân mang điện tích (+). Theo các thuyết vật lý, đối với hệ vĩ mô, các điện tích trái dấu hút nhau, như vậy electron bị hạt nhân hút, electron mất dần năng lượng, do đó, đến khi dính vào hạt nhân khi đó sẽ không tồn tại nguyên tử nữa. Vì vậy, sự chuyển động của electron không thể giống sự chuyển động của các vật thể cĩ mô được, hay mô hình hành tinh nguyên tử còn nhiều hạn chế. GV: Để khắc phục, chúng ta cùng tìm hiểu mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử, chuyển sang phần 2. I.Sự chuyển động của electron trong nguyên tử 1.Mô hình hành tinh nguyên tử (Hình 1.6 – SGK – Tr 17) -Theo mô hình, trong nguyên tử các electron chuyển động trên những quĩ đạo tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân. -Mô hình hành tinh nguyên tử còn nhiều hạn chế. Hoạt động 2 Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử Obitan nguyên tử GV: Yêu cầu HS đọc sách và cho biết mô hình hiện đại có gì khác so với mô hình hành tinh nguyên tử. HS: Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào. GV: Khẳng định và ghi bảng. GV: Lấy ví dụ về mô hình nguyên tử Hidro rồi thuyết trình: giả sử ta chụp ảnh electron của nguyên tử H ở một thời điểm nào đó, nếu lại chụp ở thời điểm tiếp theo, electron ở vị trí khác, khi chồng hàng triệu bức ảnh thu được sao cho hạt nhân trùng nhau thì thu được hình ảnh giống như đám mây tạo thành từ nhiều dấu chấm, mỗi dấu chấm biểu diến vị trí của electron xung quanh hạt nhân. GV: Vẽ hình dạng đám mây electron lên bảng. GV: Lưu ý: Đám mây electron không phải do nhiều electron tạo thành mà là những vị trí electron xuất hiện. Chính từ các đám mây này người ta đưa ra khái niệm obitan nguyên tử. GV: Electron có mặt ở khắp mọi nơi trong không gian nguyên tử, tuy nhiên sự có mặt không đồng đều. Yêu cầu HS quan sát hình 1.7, rút ra nhận xét xem mật độ electron ở đâu dày hơn. HS: Mật độ electron ở gần hạt nhân dày hơn ở xa hạt nhân. GV: Yêu cầu giải thích. HS: Do electron mang điện tích âm, hạt nhân mang điện tích dương nên luôn xuất hiện một lực hút của hạt nhân. GV: Thông báo khu vực không gian bao quanh hạt nhân (hay xác suất có mặt electron) nhiều nhất là khoảng 90% được gọi là obitan nguyên tử. Vậy obitan nguyên tử là gì? HS: Trả lời. GV: Đưa VD: nguyên tử H: ở khoảng bán kính 0.053 nm, xác suất có mặt electron khoảng 90%, có dạng hình cầu. Đây là obitan nguyên tử H, được biểu diễn (GV vẽ lên bảng) và quan sát ở hình 1.8 (SGK). 2.Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử a.Sự chuyển động của electron trong nguyên tử -Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào. -Đám mây electron của nguyên tử H. -Đám mây electron là những vị trí electron xuất hiện. -Electron mang điện tích (-) nên đám mấy electron mang điện tích âm. b.Obitan nguyên tử -Obitan nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90%. -Kí hiệu: AO. Hoạt động 3 Hình dạng obitan nguyên tử GV: Cho HS quan sát lại hình 1.7 đám mây electron của H rồi nhấn mạnh đối với AO nguyên tử H: electron chuyển động xung quanh hạt nhân, mật độ electron gần hạt nhân nhiều hơn so với ở xa hạt nhân nên ở gần hạt nhân electron có năng lượng thấp hơn bền hơn và ngược lại ở xa hạt nhân năng lượng cao hơn kém bền hơn. Vì vậy, dựa vào sự khác nhau mức năng lượng(hay trạng thái electron trong nguyên tử) người ta chia thành obitan s, p, d, f. GV: Cho HS quan sát hình 1.9, 1.10 (SGK) rút ra nhận xét về hình dạng các AO. HS: trả lời. GV: Khẳng định và chốt lại các kiến thức trọng tâm. II.Hình dạng obitan nguyên tử -Dựa vào sự khác nhau mức năng lượng hay trạng thái electron người ta phân loại: obitan s, p, d, f. -Hình dạng AO: +Obitan s có dạng hình cầu, tâm là hạt nhân nguyên tử. +Obitan p gồm 3 obitan px, py, pz có hình số 8 nổi.Mỗi obitan có sự định hướng khác nhau trong không gian. px định hướng theo trục x. py định hướng theo trục y. pz định hướng theo trục z. +Obitan d, f có hình dạng phức tạp. 4.Củng cố -Giáo viên nhắc lại nội dung chính của bài: +Chuyển động electron theo mô hình hiện đại. +Đám mây electron. Obitan nguyên tử. -Cho HS làm một số bài tập SGK. 5.Hướng dẫn học và giao bài tập về nhà -Học lý thuyết làm các bài tập được giao. -Chuẩn bị bài mới. Ngày tháng năm Ký duyệt của tổ trưởng CM Tuần 3 Ngày soạn Tiết 7: LUYỆN TẬP VỀ: THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ.OBITAN NGUYÊN TỬ I.Mục tiêu 1.Kiến thức -Củng cố kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, kích thức, khối lượng, điện tích của các hạt. - Hiểu khái niệm nguyên tố hóa học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình, obitan nguyên tử. -Hiểu sự chuyển động của electron trong nguyên tử theo mô hình hiện đại, mô hình hành tinh nguyên tử. 2. Kĩ năng - Tư duy, so sánh, tổng hợp, khái quát rút ra kết luận. -Xác định số p, số e, số n và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử. -Tính toán tìm ra các loại hạt trong nguyên tử, hợp chất. -Làm bài tập liên quan đến số khối, nguyên tử khối trung bình, đồng vị. - Vẽ hình dạng obitan nguyên tử s, p. 3. Thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. II.Chuẩn bị -Giáo viên: lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản -Học sinh: Học bài cũ và làm bài tập phần luyện tập III.Phương pháp dạy học -Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở, làm việc theo nhóm. IV.Tiến trình bài giảng 1.Ổn định tổ chức -Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ -Gọi HS làm bài tập 4,5 6-SGK tr20 3. Bài mới Hoạt động GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Kiến thức cần nắm vững GV:Cho HS nhắc lại thành phần cấu tạo nguyên tử, khối lượng và điện tích của các hạt tạo nên nguyên tử. A.Kiến thức cần nắm vững 1.Thành phần cấu tạo nguyên tử Nguyên tử gồm: -Vỏ electron Hoạt động GV-HS Nội dung cần đạt GV: Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa số (p), số (e), số (n), số đơn vị điện tích hạt nhân, số khối. GV: Cho HS nhắc lại khái niệm và nội dung về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử, nguyên tử, nguyên tử khối, obitan nguyên tử, đồng vị. GV: Gọi HS lên viết kí hiệu nguyên tử và kí giải các kí hiệu. GV: Nhắc lại công thức tính nguyên tử khối trung bình -Hạt nhân gồm proton và nơtron qe= 1- me » 0,000554 qp = 1+ mp » 1u qn = 0 mn » 1u 2.Mối quan hệ giữa một số đại lượng Trong nguyên tử: -Số đơn vị điện tích hạt nhân= số (p)=số (n) -Số khối A= Z + N 3. Một số khái niệm -Nguyên tố hóa học -Đồng vị -Số hiệu nguyên tử -Nguyên tử khối -Obitan nguyên tử 4.Kí hiệu nguyên tử X 5.Nguyên tử khối trung bình Hoạt động 2 Bài tập GV: Cho HS vận dụng lí thuyết vào làm bài tập Gọi HS lên

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_3_8.doc
Giáo án liên quan