Giáo án Hóa học Lớp 10 tự chọn - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Nguyễn Bá Chung

I) MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

 Học sinh biết: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng hệ thống tuần hoàn.

 - Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

 - Lịch sử phát minh ra bảng tuần hoàn.

 2/ Kĩ năng:

- Dựa vào các ô trong bảng tuần hoàn để suy ra các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố name trong ô.

3/ Thái độ:

- Yêu mến các môn khoa học.

- Tinh thần làm việc nghiêm túc, có ý thức tự giác học tập, tự vươn lên.

II) CHUẨN BỊ:

1/ Chuẩn bị của giáo viên:

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Giáo án, tài liệu, SGK.

2/ Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc lại SGK lớp 8, phần cấu tạo bảng tuần hoàn.

III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tình hình lớp: (1 phút)

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Giảng bài mới:

 GV giới thiệu bà mới:GV giới thiệu sơ lược các nội dung của bài mới sẽ tìm hiểu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 tự chọn - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Nguyễn Bá Chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 13/10/2007 Tiết 13 : Chương 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I) MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Học sinh biết: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng hệ thống tuần hoàn. - Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Lịch sử phát minh ra bảng tuần hoàn. 2/ Kĩ năng: Dựa vào các ô trong bảng tuần hoàn để suy ra các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố name trong ô. 3/ Thái độ: Yêu mến các môn khoa học. Tinh thần làm việc nghiêm túc, có ý thức tự giác học tập, tự vươn lên. II) CHUẨN BỊ: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Giáo án, tài liệu, SGK. 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Đọc lại SGK lớp 8, phần cấu tạo bảng tuần hoàn. III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Giảng bài mới: GV giới thiệu bà mới:GV giới thiệu sơ lược các nội dung của bài mới sẽ tìm hiểu. Tiến trình bài dạy: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 3’ Hoạt động 1: Sơ lược sự phát minh ra bảng tuần hoàn: GV: Yêu cầu học sinh làm việc SGK để biết sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn. HS nghiên cứu SGK để name bắt thông tin. Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn. (SGK) 9’ Hoạt động 2: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: GV cho HS nhìn vào bảng tuần hoàn giới thiệu từng nguyên tắc và các ví dụ minh họa. GV yêu cầu HS nhắc lại các nguyên tắc và lấy các ví dụ khác. HS nhắc lại các nguyên tắc và lấy ví dụ. I) Nguyên Tắc Sắp Xếp Các Nguyên Tố Trong Bảng Tuần Hoàn: 1.Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. 2.Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. 3.Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột. 11’ Hoạt động 3: Ô nguyên tố. GV: giới thiệu cho HS biết các dữ liệu được ghi trong ô: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối, độ âm điện, cấu hình electron, số OXH với trường hợp ví dụ của Al. GV yêu cầu HS phân tích dữ kiện có trong ô số 11 của bảng tuần hoàn. HS: theo dõi để vận dụng. HS: là nguyên tố Natri, kí hiệu Na, số hiệu nguyên tử 11, nguyên tử khối 22,989, số OXH +1 II) Cấu Tạo Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học : 1) Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn gọi là ô nguyên tố. STT của ô = Số hiệu nguyên tử nguyên tố đó. ví dụ: Al ở ô số 13 suy ra số hiệu nguyên tử là 13, có 13p, 13e. 15’ Hoạt động 4: Chu kì: GV yêu cầu HS cho biết số chu kì có trong bảng tuần hoàn, cho biết đặc điểm chung của các nguyên tố trong cùng một chu kì. GV chỉ vào bảng tuần hoàn và nêu các đặc điểm của chu kì. GV yêu cầu HS cho biết số lượng các nguyên tố có trong các chu kì từ 1 đến 7. GV giới thiệu khái quát từ chu kì 1 đến chu kì 7. HS cho biết có 7 chu kì, các nguyên tố trong cùng chu kì thì nguyên tử có cùng số lớp electron. HS: trả lời số nguyên tố trong mỗi chu kì. 2/ Chu kì : - Chu kì là dãy những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. - STT chu kì = số lớp electron. - Chu kì nào cũng bắt đầu bằng kim loại kiềm và kết thúc bằng khí hiếm. *Chu kì 1 có 2 nguyên tố là H và He. *Chu kì 2 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Li và kết thúc là khí hiếm Ne. *Chu kì 3 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Na và kết thúc là khí hiếm Ar. *Chu kì 1,2,3 là chu kì nhỏ. *Chu kì 4 và 5 có 18 nguyên tố. *Chu kì 6 có 32 nguyên tố trông đó có 14 nguyên tố ngoài bảng. *Chu kì 7 chưa hoàn thành. Có 14 nguyên tố ngoài bảng. 4’ Hoạt động 6:Củng cố. GV yêu cầu HS Viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z = 4,8,15 và cho biết chúng thuộc chu kì mấy. HSviết cấu hình electron và xác định chu kì. 4M:1s22s2: chu kì 2. 8M: 1s22s22p4: chu kì 2. 14M: 1s22s22p63s23p2: chu kì 3. 4/ Dặn dò: (2 phút) -Về nhà học bài cũ và xem trước bài phần kiến thức: nhóm nguyên tố. -Làm bài tập sau: 1,2,3,4, SGK/35. IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tu_chon_bai_7_bang_tuan_hoan_cac_nguy.doc