Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 16 - Lê Hồng Phước

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

* HS biết:

Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.

* HS hiểu :

Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử.

 * HS vận dụng:

 Cân bằng phương trình oxi hóa khử và giải các bài tập liên quan đến oxi hóa khử.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.

- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).

3. Thái độ:

 - Giáo dục tính cẩn thận chính xác . Giáo dục ý thức ham học hỏi , lòng yêu thích môn Hóa học.

 - Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxihóa - khử đối với sản xuất hóa học vả bảo vệ môi trường.

 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm,

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Một số phản ứng oxiahóa-khử chuẩn bị sẵn trên giấy A0, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Học bài cũ và xem bài mới.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 16 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 Ngày soạn: 25/11/2012 Tiết : 31 Ngày dạy: 03/12/2012 BÀI 17: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn. * HS hiểu : Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử. * HS vận dụng: Cân bằng phương trình oxi hóa khử và giải các bài tập liên quan đến oxi hóa khử. Kĩ năng: - Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể. - Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron). 3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận chính xác . Giáo dục ý thức ham học hỏi , lòng yêu thích môn Hóa học. - Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxihóa - khử đối với sản xuất hóa học vả bảo vệ môi trường. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số phản ứng oxiahóa-khử chuẩn bị sẵn trên giấy A0, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và xem bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Cho phản ứng : Fe2O3 + H2 " Fe + H2 O Xác định chất khử, chất oxihóa, viết các quá trình khử, quá trịnh oxihóa? Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử. - GV: Giới thiệu phương pháp cân bằng phản ứng oxihóa-khử theo phương pháp thăng bằng electron qua 4 bước. - GV: Giới thiệu phản ứng: Photpho cháy trong O2 tạo ra P2O5. - GV: Yêu cầu học sinh xác định số oxihóa của các nguyên tố trong phản ứng. Xác định chất khử, chất oxihóa dựa vào yếu tố nào? - GV: Hãy viết các quá trình khử và quá trình oxihóa và cân bằng mỗi quá trình. - GV: Tìm hệ số thích hợp và đặt hệ số vào phương trình và kiểm tra lại. - HS: Lĩnh hội kiến thức và ghi chép vào vở. - HS: Lắng nghe, ghi chép và thực hiện các bước theo yêu cầu của giáo viên. I. ĐỊNH NGHĨA II. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG OXIHÓA-KHỬ. Cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron: Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxihóa nhận: Trải qua bốn bước: -Bước 1: Xác định số oxihóa của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất khử, chất oxihóa. -Bước 2: Viết các quá trình khử, quá trình oxihóa cân bằng mỗi quá trình. -Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử, chất oxihóa sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxihóa nhận -Bước 4: Đặt các hệ số của chất khử và chất oxihóa vào sơ đồ phản ứng , từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học . Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố hai vế. Ví dụ: Cân bằng phương trình sau: P + O2 P2O5 B1: - Chất oxihóa: O2 - Chất khử: P B2: - Quá trình oxihóa: Quá trình khử: B3 4x 5x B4: 4P + 5O2 2P2O5 Hoạt động 2: Các ví dụ khác. - GV: Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng oxihóa-khử của các phản ứng phần ví dụ. Yêu cầu học sinh cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron. - HS: Ghi chép đề, làm theo nhóm và trình bày. - HS: Đại điện các nhóm lên bảng trình bày kết quả cầu nhóm mình. Các ví dụ khác: Cu + O2 CuO Cu + HNO3Cu(NO3)2+NO+ H2O Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử. - GV: Phản ứng oxihóa-khử là loại phản ứng hóa học khá phổ biến trong tự nhiên và có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống hãy tham khảo sgk và cho ví dụ oxi hóa khử có lợi và có hại. - HS: Nêu một số lợi ích và tác hại của phản ứng oxihóa-khử.Và kết thúc bài học. III. Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNGOXIHÓA-KHỬ TRONG THỰC TIỄN: Phản ứng oxihóa-khử là loại phản ứng hóa học khá phổ biến trong tự nhiên và có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Hai phản ứng, phản ứng nào phản ứng Oxhóa-khử : 2NO + O2 2NO2 CaCO3 CaO + CO2. - Làm bài tập 5,6,7,8 sgk/83. Đọc trước bài 18 “Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ”. * RÚT KINH NGHIỆM .. Tuần : 16 Ngày soạn: 25/11/2012 Tiết : 32 Ngày dạy: 04/12/2012 BÀI 18: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: Các loại phản ứng trong hóa học vô cơ. * HS hiểu : Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: Phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử. * HS vận dụng: Viết phương trình và phân loại phản ứng hóa học. Kĩ năng: Nhận biết được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. 3. Thái độ: Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxihóa - khử đối với sản xuất hóa học và bảo vệ môi trường. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị trước một số phản ứng hóa học có sự thay đổi và không có sự thay đổi số oxihóa các nguyên tố. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước các định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi đã học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày các bước cân bằng phản ứng oxihóa-khử theo phương pháp thăng bằng electron . Áp dụng: Cân bằng phản ứng oxihóa-khử: FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O 3/ Tiến trình dạy học: Giới thiệu bài mới: Dẫn ra một số phản ứng đã biết và giới thiệu: trong phản ứng hóa học, có phản ứng có sự thay đổi số oxihóa của một số nguyên tố, nhưng cũng có một số phản ứng không làm thay đổi số oxihóa của nguyên tố trong phản ứng, hôm nay ta tìm hiểu các loại phản ứng này. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng hóa hợp. - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm phản ứng hóa hợp? Cho ví dụ minh họa? - GV: Cho một số ví dụ, hãy xác định số oxi hóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng? Nhận xét số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng. - GV: Rút ra nhận xét gì về số oxihóa của nguyên tố trong phản ứng hóa hợp? - GV: Kết luận lại. - HS: Nhắc lại và cho ví dụ. - HS: Quan sát và xác định số oxi hóa và nêu nhận xét. I. Phản ứng có sự thay đổi số oxihóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxihóa. 1. Phản ứng hóa hợp: Ví dụ: 0 0 +1 -2 H2 + O2 H2O => Số oxihóa thay đổi. +2 -2 +4-2 +2 +4 -2 CaO + CO2 CaCO3 => Số oxihóa không thay đổi Kết luận: Trong phản ứng hóa hợp, số oxihóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng phân hủy. - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm phản ứng phân hủy? Cho ví dụ minh họa? - GV: Cho ví dụ khác và yêu cầu hs xác định số oxihóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng? Rút ra nhận xét gì về số oxihóa của nguyên tố trong phản ứng phân hủy? - GV: Kết luận lại. - HS: Nhắc lại và cho ví dụ. - HS: Quan sát và xác định số oxi hóa và nêu nhận xét. 2. Phản ứng phân hủy: Ví dụ: +2 +4 -2 +2 -2 +4 -2 CaCO3 CaO + CO2 => Số oxi hóa không thay đổi. -3 +1 +3 -2 +1 -2 +1 -2 NH4NO2N2O+ H2O => Số oxi hóa thay đổi. Kết luận: Trong phản ứng phân hủy, số oxihóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Hoạt động 3: Tìm hiểu về phản ứng thế. -GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm phản ứng thế? - GV: Cho ví dụ và yêu cầu hs xác định số oxihóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng? Rút ra nhận xét gì về số oxihóa của nguyên tố trong phản ứng thế? - GV: Kết luận lại. - HS: Nhắc lại và cho ví dụ. - HS: Quan sát và xác định số oxi hóa và nêu nhận xét. 3. Phản ứng thế: Ví dụ: 0 +2 +6-2 0 +2 +6 -2 Zn+ CuSO4Cu+ ZnSO4 => Số oxi hóa thay đổi. 0 +1 -1 +1 -1 0 Na + HCl NaCl + H2 => Số oxi hóa thay đổi. Kết luận: Trong phản ứng thế, số oxihóa một số nguyên tố luôn có sự thay đổi. Hoạt động 4: Tìm hiểu về phản ứng trao đổi. - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm phản ứng trao đổi? - GV: Cho ví dụ khác và yêu cầu hs xác định số oxihóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng? Rút ra nhận xét gì về số oxihóa của nguyên tố trong phản ứng trao đổi? - GV: Kết luận lại. - HS: Nhắc lại và cho ví dụ. - HS: Quan sát và xác định số oxi hóa và nêu nhận xét. 4-Phản ứng trao đổi: Ví dụ: +1 -1 +1 +5-2 +1 -1 +1 +5 -2 HCl +AgNO3AgCl+ NaNO3 +1 -2 +1 +1 -1 +1 -1 +1 -2 NaOH + HCl NaCl + H2O Kết luận: Trong phản ứng trao đổi số oxihóa tất cả các nguyên tố luôn không có sự thay đổi. Hoạt động 5: Kết luận. - GV: Có nhiều cách để phân loại phản ứng hóa học. Việc chia ra các loại phản ứng: hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổidựa trên cơ sở nào? - GV: Nếu lấy cơ sở là số oxihóa nguyên tố thì chia phản ứng hóa thành mấy loại? - HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi. II-Kết Luận: Dựa vào sự thay đổi số oxihóa của các nguyên tố người ta có thể chia phản ứng hóa học thành hai loại: - Phản ứng không có sự thay đổi số oxihóa các nguyên tố không phải là phản ứng oxihóa-khử. - Phản ứng có sự thay đổi số oxihóa các nguyên tố Là phản ứng oxihóa-khử. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Bài 1: Phản ứng : 2Na + 2H2O 2NaOH + H2, có phải là phản ứng Oxihóa khử không? Vì sao? Bài 2: Cho phản ứng : Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu, thì 1 mol Cu2+ đã nhận bao nhiêu electron? Bài 3: Dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng oxihóa-khử? - Xem lại bài chuẩn bị cho tiết luyện tập. Làm các bài tập 1,2, 3, 5 và 7 trang 86 sgk. * RÚT KINH NGHIỆM .... Tuần : 16 Ngày soạn: 25/11/2012 Tiết : 16 (TC) Ngày dạy: 06/12/2012 BÀI TẬP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học về phản ứng oxi hóa khử. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hóa, cân bằng phản ứng oxi hóa khử. 3. Thái độ: Xác định đúng tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử. 4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ - GV: Các bài tập liên quan. - HS: Học bài cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Dựa vào số oxi hóa người ta chia làm phản ứng vo cơ làm mấy loại phản ứng? Cho ví dụ minh họa? 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Lý thuyết - GV: Yêu cầu hs nhắc lại các khái niệm đã học. Hoạt động 2: Bài tập 1 - GV: Hướng dẫn, cho học sinh giải theo nhóm và các nhóm lên trình bày. Gv nhận xét. Hoạt động 3: Bài tập 2 - GV: Hướng dẫn và làm mẫu, cho học sinh giải theo nhóm và các nhóm lên trình bày. - HS: Trả lời câu hỏi của gv và hs khác nhận xét. - HS: Thảo luận và giải theo nhóm để trả lời. - HS: Cân bằng phản ứng. I. Lí thuyết: 1. Khái niệm phản ứng oxi hóa khử. 2. Trình bày các bước lập phương trình oxi hóa khử? 3. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ. II. Bài tập: Bài 1: Xác định vai trò của các chất phản ứng sau: a. Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O b. C + H2SO4 SO2 + CO2 + H2O c. C + O2 CO2 d. Fe + Cl2 FeCl3 Giải: a. Chất khử: Cu Chất oxi hóa: HNO3 b. Chất khử: C Chất oxi hóa: H2SO4 c. Chất khử: C Chất oxi hóa: O2 d. Chất khử: Fe Chất oxi hóa: Cl2 Bài 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử của các phản ứng sau: a. H2S + O2 SO2 + H2O. b. KClO3 KCl + O2. c. MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O d. Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO2 +H2O e. NO2 + O2 + H2O® HNO3. f. Ag + HNO3 ® AgNO3 + NO2 + H2O. g. Zn + HNO3 ® Zn(NO3)2 + NO + NO2 +H2O. h. Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + N2 +H2O. Giải: a. 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O. b. 2KClO3 2KCl + 3O2. c. MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O d. Mg + 4HNO3 Mg(NO3)2 + 2NO2 +2H2O e. 4NO2 + O2 + 2H2O® 4HNO3. f. Ag + 2HNO3 ® AgNO3 + NO2 + H2O. g.3Zn+8HNO3® 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O. h. 5Mg + 12HNO3 ® 5Mg(NO3)2 + N2 +6H2O. Hoạt động 4: Bài tập 3 - GV: Yêu cầu hs giải. - HS: Trình bày và ghi chép. Bài 3: Cần bao nhiêu đồng để khử hoàn toàn 85ml dd AgNO3 0,15M. Giải: Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag = 0,01275 mol mCu= 0,408g IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Nhắc lại các khái niệm đã học. - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK. Chuẩn bị ôn tập. * RÚT KINH NGHIỆM .. .. ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_16_le_hong_phuoc.doc
Giáo án liên quan