Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 5 - Lê Hồng Phước

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức :

 Học sinh biết :

- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.

- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.

- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron ( ), lớp ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng hêli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6 ,7 electron ở lớ ngoài cùng.

2.Về kĩ năng :

 - Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học.

- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố tương ứng.

 3. Thái độ:

 - Có thái độ hăng hái đóng góp xây dựng bài, nghiêm túc trong quá trình học.

 4. Phương pháp: Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, đàm thoại

II.CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên:

 - Photocopy ra khổ lớn, treo bảng để dạy học :

 -Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp.

 -Bảng : Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu.

 2. Học sinh

 - Chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 5 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 /9/2012 Ngày dạy: 17/9/2012 Tuần: 5 Tiết: 9 CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ I. MỤC TIÊU 1.Về kiến thức : Học sinh biết : - Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (), lớp ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng hêli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6 ,7 electron ở lớ ngoài cùng. 2.Về kĩ năng : - Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học. - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố tương ứng. 3. Thái độ: - Có thái độ hăng hái đóng góp xây dựng bài, nghiêm túc trong quá trình học. 4. Phương pháp: Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, đàm thoại II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Photocopy ra khổ lớn, treo bảng để dạy học : -Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp. -Bảng : Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: GV: Hãy nhắc lại nguyên tắc sắp xếp e trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản ? GV: Mức năng lượng của các lớp và phân lớp được sắp xếp như thế nào? GV: Quan sát hình 1.10 GGK – T24 từ đó em hãy sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng? GV: Vẽ hình và hướng dẫn HS các xác định mức năng lượng của các phân lớp. HS:Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao. HS: - Mức năng lượng của các lớp tăng từ 2 đến 7, các phân lớp tăng từ phân lớp s đến p. Thứ tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d. . . I. NĂNG LƯỢNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ - Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao. - Mức năng lượng của các lớp tăng từ 1 đến 7. các phân lớp tăng từ s đến p. Thứ tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d. . . Hoạt động 2: GV: Cấu hình electron biểu diễn gi? GV: Cho HS đọc phần quy ước, các bước viết cấu hình e. Sau đó GV lấy ví dụ, phân tích cho HS cách viết cấu hình e. GV: Hướng dẫn HS làm viết cấu hình e của các nguyên tố có Z= 1, 11, 12, 18. GV: Hướng dẫn HS cách viết cấu hình với ntố có Z = 21 trở lên . Vd : Fe. GV: Cho HS viết cấu hình của một số nguyên tố. GV: yêu cầu HS đọc SGK và cho biết nguyên tố s, p, d, f? GV: yêu cầu HS xem sgk cấu hình e của 20 nguyên tố đầu. HS: Biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuốc các lớp khác nhau. HS đọc SGK và rút ra các qui ước để viết cấu hình electron. HS : Viết cấu hình: 1H : 1s1 ; 2He : 1s2 ; 3Li : 1s22s1. . . 11Na:1s22s22p63s1 12Mg:1s22s22p63s2 18Ar:1s22s22p63s23p6 19K:1s22s22p63s23p64s1 26Fe:1s22s22p63s23p64s23d6(mức nặng lượng) gCấu hình electron:1s22s22p63s23p63d64s2 HS trả lời: là những nguyên tố có electron cuối cùng lần lượt vào các phân lớp s, p, d. HS đọc SGK. II.CẤU HÌNH ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ 1.Cấu hình electron nguyên tử : Là cách biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. a.Quy ước cách viết cấu hình electron (sgk). b.Các bước viết cấu hình electron nguyên tử : + Xác định số e trong nguyên tử . + Phân bố các electron theo thứ tự tăng dần mức năng lượng, rồi sắp xếp theo thứ tự : -Lớp electron tăng dần (n=1,2,3. . .) -Trong cùng một lớp theo thứ tự :s,p,d,f. Chú ý: Với các nguyên tố có Z =1g20 thì cấu hình trùng với mức năng lượng. Vd : 1H : 1s1 ; 2He : 1s2 ; 3Li : 1s22s1 . . . 11Na:1s22s22p63s1 12Mg:1s22s22p63s2 18Ar :1s22s22p63s23p6 19K : 1s22s22p63s23p64s1 26Fe:1s22s22p63s23p64s23d6(mức nặng lượng) gCấu hình electron:1s22s22p63s23p63d64s2 Hay Fe: [Ar]3d64s2 Nguyên tố s là nguyên tố mà electron cuối cùng đang điền vào phân lớp s. Tương tự là các nguyên tố p, d, f. 2.Cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố. (sgk) Hoạt động 3: GV:Cho hs dựa vào cấu hình electron của Cl và Na, Cho biết electron thuộc lớp nào ở gần hạt nhân nhất ? xa hạt nhân nhất ? electron nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất ? kém chặt chẽ nhất ? GV: Đàm thoại cho hs thấy được các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất của các nguyên tố. Yêu cầu HS cho biết nguyên tử nào là của kim loại, của phi kim, của khí hiếm. GV: Dựa vào bảng cấu hình của 20 nguyên tố, cho HS nhận xét số lượng electron ở lớp ngoài cùng. trong bảng trên nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm ? HS:Các electron ở lớp K liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất, . . . HS đọc SGK và cho biết loại nguyên tử của nguyên tố dựa vào cấu hình electron. HS trả lời. 3.Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất của các nguyên tố. - Nguyên tử của các nguyên tố có tối đa 8 electron ở lớp ngoài cùng. - Nguyên tử có 8 e ở lớp ngoài cùng(Trừ He) rất bền vững, chúng hầu như không tham gia phản ứng hoá học .Đó là các nguyên tử khí hiếm. - Nguyên tử có 1,2,3 e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại(Trừ B,H, He). - Nguyên tử có 5,6,7 e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử phi kim. - Nguyên tử có 4 e ở lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ -Về nhà học bài cũ và xem trước phần còn lại của bài. -Làm bài tập sau: 1, 2,3 sgk/27,28. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 13 /9/2012 Ngày dạy: 20/9/2012 Tuần: 5 Tiết: 10 LUYỆN TẬP CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: - Cấu tạo vỏ nguyên tử,... - Thứ tự mức năng lượng của e trong nguyên tử, cấu hình electron,... * HS hiểu : Cách viết cấu hình e dựa vào thứ tự mức năng lượng. * HS vận dụng: Viết được cấu hình e khi biết Z, xác định được tính chất của nguyên tử dựa vào cấu hình e ngoài cùng... Kĩ năng: - Viết cấu hình e, xác định tính chất của nguyên tố. - Tính các số p, Z, 3. Thái độ: - Cẩn thận khi làm bài tập. - Làm việc theo nhóm kết hợp với độc lập suy nghĩ. 4. Phương pháp: Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, đàm thoại, xen lẫn hoạt động nhóm, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bài tập mẫu. - Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu đặc điểm của electron lớp ngoài cùng. Cấu 2:Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau, cho biết nguyên tử nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? A (Z = 11); B (Z = 17); C (Z = 18) 3. Tiến trình tiết dạy: Hoạt động GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1:Tóm tắt lí thuyết - GV: Hướng dẫn học sinh ôn lại những kiến thức trọng tâm theo sgk trang 33. - GV: Dùng bảng phụ kẻ trước cho HS lên điền các thông tin còn thiếu. - HS: Học sinh nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi về thành phần nguyên tử có trong sgk trang 33 phần A những kiến thức cơ bản cần nắm vững: Thành phần cấu tạo của nguyên tử, cấu trúc vỏ ngtử. I. Lớp và phân lớp: STT lớp 1 2 3 4 Tên lớp K L M N Số e tối đa 2 8 18 32 Số phân lớp 1 2 3 4 Kh phân lớp 1s 2s2p 3s3p3d 4s4p4d4f Số e tối đa 2 8 18 32 II. Mối quan hệ giữa lớp e ngoài cùng với loại nguyên tố: Cấu hình e lnc ns1 ns2 ns2np1 ns2np2 ns2np3,4,5 ns2np6 Số e thuộc lnc 1,2 hoặc 3 4 5,6,7 8 Loại NT Kim loại trừ H, He, B Có thể là KL, PK Khí hiếm Tính chất cơ bản Tính kim loại Có thể là KL, PK Trơ về mặt hóa học Hoạt động 2: Phiếu học tập số 1: - GV: Phát phiếu học tập cho học sinh điền vào phiếu học tập về khối lượng điện tích của các hạt e, p, n. - HS: Điền vào phiếu học tập về khối lượng điện tích của các hạt e, p, n. e p n Khối lượng ? ? ? Điện tích ? ? ? Hoạt động 3: Phiếu học tập số 2: GV: Cho học sinh điền vào phiếu học tập các số liệu thích hợp liên quan đến kí hiệu nguyên tử. - HS: Điền vào phiếu học tập về số hạt electron, proton, nơtron, số khối và điện tích hạt nhân. E Z N A Z+ H Na Cl K Br Hoạt động 4: Phiếu học tập số 3: - GV: Cho HS nghiên cứu theo nhóm và điền vào phiếu học tập các số liệu thích hợp liên quan đến phân lớp e, lớp electron nguyên tử? - HS: Điền vào phiếu học tập về số e tối đa ở các phân lớp s, p, d, f và số e tối đa ở các lớp K, L, M, N. Phân lớp e s p d f Số e tối đa lớp e K L M N Số e tối đa Hoạt động 5: Phiếu học tập số 4: - GV: yêu cầu học sinh điền vào phiếu học tập các số liệu thích hợp liên quan đến số obtan có trong một phân lớp, một lớp electron nguyên tử? - HS: Điền vào phiếu học tập về số obitan ở các phân lớp s, p, d, f và số obitan ở các lớp K, L, M, N. Phân lớp e s p d f Số obitan lớp e K L M N Số obitan IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Tổng số p , n , e trong nguyên tử của 1 nguyên tố là 28 . Xác định nguyên tố đó ? Viết ký hiệu nguyên tử của nguyên tố đó ? Biết nguyên tử đó có 7 electron lớp ngoài cùng. -Về nhà học bài cũ và xem trước phần còn lại của bài. Làm bài tập sau: - Bài tập về nhà: Cho 8,19g muối NaX tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 20,09g kết tủa . a/ Xác định nguyên tử khối của X ? b/ Nguyên tố X có 2 đồng vị là X1 và X2. Biết rằng số phân tử của đồng vị X1 gấp 3 lần số nguyên tử của đồng vị X2. Tổng số hạt có trong đồng vị X1 ít hơn đồng vị X2 là 2 . Xác định kí hiệu nguyên tử của mỗi đồng vị. Rút kinh nghiệm .. .. Ngày soạn: 13 /9/2012 Ngày dạy: 21/9/2012 Tuần: 5 Tiết: 5 (TC) Luyện tập: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng có lại kiến thức đã học về cấu tạo của vỏ nguyên tử, cấu hình electron. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về cấu tạo nguyên tử, cấu hình electron cho HS. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, chủ động giải bài tập, 4. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, xen lẫn với giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ - GV: Phiếu bài tập. - HS: Học bài cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Số e tối đa trên các phân lớp và lớp? - Đặc điểm e lớp ngoài cùng? - Viết cấu hình e của nguyên tử có Z = 13,19,21. 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: - GV: Yêu cầu 5 em hs trình bài. Hoạt động 2: - GV: Hướng dẫn cho HS giải và sau đó HS trình bài. Hoạt động 3: - GV: Hướng dẫn sơ lược cho học sinh rồi yêu cầu học sinh tự giải. Hoạt động 4: - GV: Hướng dẫn sơ lược cho học sinh rồi yêu cầu học sinh giải. - HS: Lắng nghe giảng và hoạt động nhóm và làm bài tập theo yêu cầu của GV. - HS: Lắng nghe và trình bài. - HS: Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên và chủ động giải bài tập. - HS: Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên và lên bảng trình bày. Bài 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 10,11,17, 20, 26. Gải: Z = 10: 1s22s22p6. Z = 11: 1s22s22p63s1 Z = 17: 1s22s22p63s23p5 Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2 Z = 26: 1s22s22p63s23p63d64s2. Giải: Bài 2: Viết cấu hình electron của các ion sau: Na1+, S2-, F1-. Giải: Na+ : 1s22s22p6. S2- : 1s22s22p63s23p6. F- : 1s22s22p6. Bài 3: Tổng số hạt của 1 ngtử là 40. Tìm nguyên tố trên, viết cấu hình e. Giải: Theo giả thiết ta có: 2P + N = 40 → N = 40 - 2P (1) Mà nguyên tố thuộc đồng vị bền nên: P ≤ N ≤ 1,5 P (2) (P,N thuộc Z+) Từ (1) và (2) → P ≤ 40 - 2P ≤ 1,5 P P≥ 11,4 và P ≤ 13,3 → P = 12 hoặc P = 13 Vậy nguyên tố đó là nhôm (P = 13). 1s22s22p63s23p1. Bài 4: Tổng số hạt trong nguyên tử là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Số khối của hạt nhân nguyên tử là bao nhiêu? Giải: Theo giả thiết: 2p + n = 155 2p – n = 33 => p = 47, n = 61. A= 108. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Viết cấu hình e với Z = 24, 27,31. - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại. Rút kinh nghiệm .. .. .. ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_5_le_hong_phuoc.doc
Giáo án liên quan