Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 30: Ankađien (Bản hay)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Khái niệm về ankađien: Công thức chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.

- Tính chất của một số ankađien tiêu biểu: buta- 1,3- đien và isoprene

- Phương pháp điều chế ankađien và ứng dụng của ankađien

HS hiểu:

- Vì sao phản ứng của ankađien xảy ra theo nhiều hướng hơn so với anken

2. Kĩ năng

HS vận dụng: Viết một số phản ứng hoá học của các phản ứng liên quan đến ankađien

II. CHUẨN BỊ

- GV: Hệ thống các bài tập

- HS: Ôn tập cấu tạo, tính chất của anken

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ choc

2. Kiểm tra sĩ số

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 30: Ankađien (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 30 Ankađien Lớp 11B5, tiết 44, ngày dạysĩ sốtên học sinh vắng.. Lớp 11B7, tiết 44, ngày dạysĩ sốtên học sinh vắng.. I.Mục tiêu 1. Kiến thức HS biết: Khái niệm về ankađien: Công thức chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp. Tính chất của một số ankađien tiêu biểu: buta- 1,3- đien và isoprene Phương pháp điều chế ankađien và ứng dụng của ankađien HS hiểu: Vì sao phản ứng của ankađien xảy ra theo nhiều hướng hơn so với anken 2. Kĩ năng HS vận dụng: Viết một số phản ứng hoá học của các phản ứng liên quan đến ankađien II. Chuẩn bị - GV: Hệ thống các bài tập - HS: Ôn tập cấu tạo, tính chất của anken III. Tiến trình dạy học ổn định tổ choc Kiểm tra sĩ số Bài học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * Hoạt động 1 - GV lấy ví dụ một số ankađien, học sinh khái quát đưa ra công thức chung và điều kiện của chỉ số n - GV: Yêu cầu học sinh viết các CTCT của ankađien có CTPT C5H8 - Căn cứ vào vị trí giữa 2 liên kết đôi, phân loại ankađien - GV lưu ý cho học sinh: ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau một liên kết một liên kết đơn có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật, tiêu biểu là buta-1,3-đien và isoprene * Hoạt động 2 -GV yêu cầu học sinh so sánh những điểm giống và khác nhau về cấu tạo của anken và ankađien. Từ đó nhận xét khả năng phản ứng hóa học - GV nêu vấn đề: Tuỳ điều kiện về tỉ lệ mol, nhiệt độ, phản ứng có thể xảy ra + Tỉ lệ 1: 1 - cộng 1,2 hoặc 1,4 + Tỉ lệ 1: 2 – Phản ứng đồng thời vào 2 liên kết đôi ? Hãy vận dụng viết phương trình phản ứng cộng hiđro, brom, hiđro halogenua vào buta-1,3-đien -GV lưu ý học sinh xác định sản phẩm chính theo quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp * Hoạt động 3 - GV yêu cầu học sinh nêu điều kiện của phản ứng trùng hợp và nhắc lại khái niệm phản ứng trùng hợp - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu phản ứng trùng hợp theo kiểu 1,4 sách giáo khoa và giới thiệu thêm phản ứng trùng hợp theo kiểu 1,2 - Lưu ý học sinh: Sản phẩm trùng hợp theo kiểu 1,4 là sản phẩm bền. - Yêu cầu học sinh vận dụng viết phản ứng trùng hợp của isopren * Hoạt động 4 - GV yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng oxi hoá hoàn toàn của ankađien -GV đưa ra thông báo: Buta-1,3- đien cũng làm mất màu dung dịch thuốc tím tương tự anken *Hoạt động 5 - GV yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc buten bằng cách đề hiđro hoá - Điều chế isoprene bằng cách tách hiđro của isopentan * Hoạt động 6 Củng cố- dặn dò ? So sánh cấu tạo và tính chất của ankađien với anken - Các em về nhà học bài, làm bài tập 1-> 4 sách giáo khoa, các bài trong sách bài tập - Ôn tập về anken và ankađien, giờ sau luyện tập -HS: Từ ví dụ của giáo viên, phân tích và khái quát thành định nghĩa về ankađien, suy ra công thức chung của ankađien - HS viết các CTCT của ankađien, rồi căn cứ vào vị trí liên kết đôi, phân được ankađien thành 3 loại -HS so sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo để từ đó suy ra được là ankađien cũng có phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxi hóa chung của các hợp chất hữu cơ. - HS vận dụng, viết được các phương trình phản ứng theo yêu cầu của giáo viên - HS nhắc lại kiến thức cũ về điều kiện và khái niệm về phản ứng trùng hợp - Nghiên cứu sách giáo khoa, vận dụng viết phương trình phản ứng trùng hợp isopren - HS viết phương trình phản ứng oxi hoá hoàn toàn của một vài ankađien - HS viết các phương trình phản ứng điều chế -HS trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức trong nội dung bài học của giáo viên I.Định nghĩa và phân loại 1. Định nghĩa Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi C=C trong phân tử - CTC: CnH2n -2 ( n> 3) 2. Phân loại Gồm 3 loại: - Ankađien có hai liên kết đôi cạnh nhau VD: anlen CH2=C=CH2 - Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn( ankađien liên hợp ) VD:CH2=CH-CH=CH2 butađien- 1,3 (đivinyl) - Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đôi trở lên VD: penta-1,4-đien CH2=CH-CH2-CH=CH2 II. Tính chất hoá học 1. Phản ứng cộng a) Cộng hiđro CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 to,Ni ---> CH3-CH2-CH2-CH3 b) Cộng brom Cộng 1,2: CH2=CH-CH=CH2 + Br2dd - 80oC ---> CH2=CH-CH-CH2 | | Br Br Cộng 1,4: CH2=CH-CH=CH2 + Br2dd 40oC ---> CH2-CH=CH-CH2 | | Br Br Cộng đồng thời vào 2 liên kết đôi: CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 ---> CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br c)Cộng hiđro halogenua Cộng 1,2: CH2=CH-CH=CH2 + HBr - 80oC ---> CH2=CH-CH-CH3 | Br ( Sản phẩm chính ) Cộng 1,4: CH2=CH-CH=CH2 + HBr 40oC ---> CH3-CH=CH-CH2Br ( Sản phẩm chính ) 2. Phản ứng trùng hợp - Trùng hợp 1,4 to, xt, p nCH2=C-CH=CH2 --------> | CH3 -CH2-C=CH-CH2 - | CH3 n - Trùng hợp 1,2 *) to, xt, p nCH2=C-CH=CH2 --------> | CH3 CH-CH2 | - CH2-C - | CH3 n *) to, xt, p nCH2=C-CH=CH2 --------> | CH3 - CH-CH2 - | CH2=C- CH3 n 3. Phản ứng oxi hoá a) Oxi hoá hoàn toàn C5H8+7O2 --->5CO2 + 4H2O b) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn Buta-1,3- đien cũng làm mất màu dung dịch thuốc tím tương tự anken III. Điều chế 1.Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen bằng cách đề hiđro hoá to, xt CH3-CH2-CH2-CH3 ---> CH2=CH-CH=CH2 2. Điều chế isoprene bằng cách tách hiđro của isopentan to,xt CH2-CH-CH2 –CH2 --------> | CH3 CH2=C-CH=CH2 + 2H2 | CH3 IV. ứng dụng - Sản xuất cao su, từ cao su chế tạo lốp xe, nhựa trám thuyền

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_30_ankadien_ban_hay.doc