I/ Mục TIÊU BÀI HỌC.
1.KIẾN THỨC:
HS biết:
- Đặc điểm cấu tạo của benzen, viết CTCT và gọi tên một số hđc thơm đơn giản.
- Tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng.
- Tính chất hoá học của stiren và naphtalen.
HS hiểu:
- Cấu tạo đặc biệt của vòng benzen: cấu trúc phẳng và phân tử có hình lục giác đều, có hệ liên kết liên hợp là nguyên nhân dẫn đến benzen thể hiện tính chất của hđc no và không no.
2. KĨ NĂNG
- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng.
- Phân biệt benzen, đồng đẳng của benzen với các hidrocacbon khác.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số Hiđrocacbon khác (Tiếp theo) - Trần Thị Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy
Tuần 26 Bài 35 BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG
MỘT SỐ HIĐRÔCACBON THƠM KHÁC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.KIẾN THỨC:
HS biết:
- Đặc điểm cấu tạo của benzen, viết CTCT và gọi tên một số hđc thơm đơn giản.
- Tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng.
- Tính chất hoá học của stiren và naphtalen.
HS hiểu:
- Cấu tạo đặc biệt của vòng benzen: cấu trúc phẳng và phân tử có hình lục giác đều, có hệ liên kết liên hợp là nguyên nhân dẫn đến benzen thể hiện tính chất của hđc no và không no.
2. KĨ NĂNG
- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng.
- Phân biệt benzen, đồng đẳng của benzen với các hidrocacbon khác.
II.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
B. MỘT VÀI HIĐROCACBON THƠM KHÁC
I. STIREN
HOẠT ĐỘNG 1:
GV hỏi: Stiren có công thức phân tử là C8H8 và có một vòng benzen, chứa một liên kết đôi ngoài vòng benzen hãy viết CTCT của stiren.
HS viết CTCT của stiren.
1. Cấu tạo và tính chất vật lí.
* Cấu tạo.
- CTPT: C8H8
- Phân tử có cấu tạo phẳng:
- CTCT: C6H5–CH= CH2 hoặc
GV GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết về tính chất vật lí của stiren.
HS nghiên cứu SGK để biết về tính chất vật lí của stiren.
** Tính chất vật lí:
Chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước. Sôi ở 1460C, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
HOẠT ĐỘNG 2
GV đặt câu hỏi: Em hãy so sánh cấu tạo của phân tử stiren với các hiđrocacbon đã học. Từ đó nhận xét về tính chất hoá học của stiren.
GV cho dự đoán hiện tượng hoá học sẽ xảy ra như thế nào?
GV yêu cầu HS đọc tên các sản phẩm này.
GV thông báo thêm: stiren cũng tham gia phản ứng thế ở vòng benzen và làm mất màu dung dịch thuốc tím.
HS so sánh cấu tạo của phân tử stiren với các hiđrocacbon đã học. Từ đó nhận xét về tính chất hoá học của strren.
HS viết PTHH giữa stiren với dung dịch brom, với H2 và phản ứng trùng hợp.
2. Tính chất hoá học.
Strren vừa có tính chất giống anken vừa có tính chất benzen.
Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp.
* Giống anken:
a) Phản ứng với dung dịch brom.
b) Phản ứng với hiđro.
c) Phản ứng trùng hợp.
Stiren dùng để chế tạo cao su Buna S, chế tạo kính otô, ống tiêm, nhựa trao đổi ion
II. NAPHTALEN ( băng phiến)
HOẠT ĐỘNG 3
GV đưa ra CTCT vòng của naphtalen và yêu cầu HS viết CTPT.
GV làm thí nghiệm naphtalen thăng hoa.
HS viết CTPT suy ra từ CTPT.
HS quan sát và nghiên cứu SGK rút ra tính chất vật lí của naphtalen.
1. Cấu tạo và tính chất vật lí.
- CTPT: C10H8
- Phân tử có cấu tạo phẳng.
- CTCT:
hoặc
Naphtalen là chất rắn, nóng chảt 800C, tan trong benzen, ete có tính thăng hoa.
(SGK)
HOẠT ĐỘNG 4
GV Dựa trên cấu tạo phân tử của naphtalen, GV yêu cầu HS nhận xét về tính chất hoá học của naphtalen:
Đó là: Naphtalen có tính chất hoá học tương tự benzen, tham gia phản ứng thế, cộng và không làm mất màu dung dịch KMnO4.
GV lưu ý HS: Phản ứng thế của naphtalen dễ dàng hơn so với ben zen và thường ưu tiên vào vị trí số 1; Phản ứng cộng H2 dư tạo ra đecalin là dung môi quí.
Dựa trên cấu tạo phân tử của naphtalen. HS nhận xét về tính chất hoá học của naphtalen
HS viết PTHH minh hoạ.
2. Tính chất hoá học.
Naphtalen có tính chất hoá học tương tự benzen, tham gia phản ứng thế, cộng và không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.
a) Phản ứng thế.
Phản ứng thế của naphtalen dễ dàng hơn so với benzen và thường ưu tiên vào vị trí số 1.
b) Phản ứng cộng H2 khi có xúc tác
C. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM
HOẠT ĐỘNG 5 (SGK trang 158 -159)
GV cho HS nghiên cứu SGK, rút ra nhận xét.
GV
HS nghiên cứu SGK, rút ra nhận xét.
Benzen và toluen làm nguyên liệu cho CN hoá học.
Nguồn cung cấp benzen và toluen chủ yếu từ nhựa than đá và từ hexan, heptan.
Stiren làm monome để sản xuất chất dẻo, cao su
Naphtalen làm nguyên liệu để sảm xuất phẩm nhuộm. Dược phẩm.
HOẠT ĐỘNG 6
4/ Củng cố: Kiến thức trọng tâm cần củng cố:
+ Cấu tạo vòng của benzen.
+ Phản ứng thế của benzen và đồng đẳng
+ Tính chất của một số hiđrocacbon thơm.
5/ Bài tập về nhà: Bài 8 đến bài 13 trang 160 – 161 SGK.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_35_benzen_va_dong_dang_mot_so_hid.doc