Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 59: Luyện tập Anđehit và Xeton

Để có được tương tác với nhau, các trung tâm phản ứng phải tiếp xúc với nhau. Muốn vậy, đầu tiên chúng phải tiếp cận với nhau sao cho việc hình thành liên kết Van đe Van là thuận lợi, đồng thời tránh được lực đẩy Van đe Van giữa chúng. Nguyên tắc này hiện nay rất được quan tâm trong các ngành Hoá sinh, Hoá dược.

Chẳng hạn, trong thiết kế các hoạt chất làm dược liệu, người ta rất chú ý tới hình dạng của phân tử. Bởi vì rất nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy các phân tử hoạt chất khi vào trong cơ thể sẽ đến những hốc tiếp nhận (receptor site) mà ở đó nó phát huy tác dụng. Những hốc tiếp nhận này có ở các đại phân tử như protein, enzim, AND, Quan hệ giữa phân tử hoạt chất với đại phân tử tiếp nhận giống như là chìa khoá và ổ khoá: Hình dạng của chìa khoá phải phù hợp với ổ khoá thì mới phát huy được tác dụng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 59: Luyện tập Anđehit và Xeton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập Anđehit và Xeton Bài 59 (1 tiết) Bài 27 (1 tiết) I - Kiến thức cần nắm vững Anđehit Xeton Cấu trúc Liên kết hiđro ở dạng nguyên chất không có liên kết hiđro. ở dung dịch, có liên kết hiđro với nước : ở dạng nguyên chất không có liên kết hiđro. ở dung dịch, có liên kết hiđro với nước : ' Tính chất vật lí ở điều kiện thường anđehit C1 và C2 là chất khí, các anđehit khác là chất lỏng hoặc rắn, có cao hơn hiđrocacbon nhưng thấp hơn ancol tương ứng. Anđehit C1 và C2 tan tốt trong nước. Các anđehit đều có mùi riêng biệt. ở điều kiện thường, các xeton là chất lỏng hoặc rắn, có cao hơn hiđrocacbon nhưng thấp hơn ancol tương ứng. Axeton tan vô hạn trong nước, khi số C trong phân tử tăng lên thì độ tan trong nước giảm dần. Tính chất hoá học RCH=O + H2 RCH2OH RCH=O + HCN đ RCH=O + 2[Ag(NH3)2]OH đ 2Ag¯ + RCOONH4 + 3NH3 + H2O RCH=O + Br2 R-COOH + 2HBr R'COR + H2 R'CH(OH)R R'COR + HCN đ R'C(CN)(OH)R Không có phản ứng tráng bạc. Điều chế RCH2OH RCH=O 2CH3OH + O2 2HCH=O + 2H2O R'CH(OH)R R'COR C6H5CH(CH3)2 đ C6H5OH + CH3COCH3 ứng dụng Fomanđehit dùng để sản xuất chất dẻo, dược phẩm, nông dược, chất bảo quản, tẩy uế, ... Axetanđehit dùng để sản xuất axit axetic, dược phẩm, Axeton dùng cho sản xuất chất dẻo, dược phẩm, nông dược, làm dung môi. Một số xeton khác dùng trong sản xuất nước hoa. Cá mập ngâm trong bể fomon GY HS kẻ bảng, để trống các ô. GV hướng dẫn làm lần lượt các bài tập từ 1 đến 4 để rút ra những kiến thức cần nhớ, HS ghi vào bảng tổng kết của mình. QT Fomon Dung dịch 37-40 % fomanđehit trong nước được gọi là fomon, hoặc fomol, hoặc fomalin. Fomanđehit là chất có khả năng phản ứng cộng và khử kha cao. Vì vậy nó phản ưng với nhiều nhóm chức như ancol, amin,.. và các chất khác có trong tế bào. Nó tiêu diệt các tế bào sống bằng cách làm mất tác dụng của enzim, khâu mạch các protein và polisaccarit làm cho chúng bền chắc hơn. Chính vì vậy mà xác động vật ngâm trong fomon qua nhiều năm cũng không bị thối rữa. Lợi dụng tính chất này một số kẻ xấu đã cho fomon với hàm lượng cao vào thực phẩm gây tác hại cho sức khoẻ cộng đồng. BS Hốc tiếp nhận và hoá lập thể về mùi Để có được tương tác với nhau, các trung tâm phản ứng phải tiếp xúc với nhau. Muốn vậy, đầu tiên chúng phải tiếp cận với nhau sao cho việc hình thành liên kết Van đe Van là thuận lợi, đồng thời tránh được lực đẩy Van đe Van giữa chúng. Nguyên tắc này hiện nay rất được quan tâm trong các ngành Hoá sinh, Hoá dược. Chẳng hạn, trong thiết kế các hoạt chất làm dược liệu, người ta rất chú ý tới hình dạng của phân tử. Bởi vì rất nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy các phân tử hoạt chất khi vào trong cơ thể sẽ đến những hốc tiếp nhận (receptor site) mà ở đó nó phát huy tác dụng. Những hốc tiếp nhận này có ở các đại phân tử như protein, enzim, AND, Quan hệ giữa phân tử hoạt chất với đại phân tử tiếp nhận giống như là chìa khoá và ổ khoá: Hình dạng của chìa khoá phải phù hợp với ổ khoá thì mới phát huy được tác dụng. ý tưởng ban đầu về các hốc tiếp nhận đã có từ giữa thế kỉ 20, trong thuyết "Hoá lập thể về mùi". Theo thuyết này thì hình dạng và tính phân cực của phân tử (chứ không phải thành phần phân tử) quyết định mùi sơ bộ của chất. Thuyết này cho thấy mối quan hệ giữa hình dạng phân tử và mùi. Có 7 mùi cơ bản tương ứng với 7 loại hốc tiếp nhận ở cơ quan khứu giác. Bảy hốc tiếp nhận này có hình dạng khác nhau như hình trứng, hình ống, hình phễu, Phân tử có hình dạng và kích thước phù hợp với hốc tiếp nhận nào thì khi lọt vào hốc tiếp nhận đó sẽ tạo tương tác với đại phân tử tiếp nhận làm phát sinh các xung thần kinh truyền về não bộ. Bảy mùi cơ bản là mùi long não, mùi xạ hương, mùi hoa, mùi bạc hà, mùi ete, mùi hạt tiêu (mùi cay) và mùi thối. Hai mùi cơ bản cuối cùng có liên quan nhiều đến tính phân cực hơn là hình dạng của phân tử. Người ta đưa ra nhiều dẫn chứng minh hoạ cho những giả thuyết trên. Thí dụ : Các phân tử campho, hexacloetan, xiclooctan,có thành phần rất khác nhau nhưng đều có dạng giống với hình trứng nên đều có mùi giống long não; Xitral-a, xitral-b, xitronelal có hình dạng và độ phân cực giống nhau nên đều cho mùi sả; Vanilin, piperonal đều cho mùi thơm ngọt dịu nên thường được cho vào kẹo bánh; Xinamalđehit có hình dạng khác với 2 anđehit thơm trên, nó cho mùi quế. HV A: - Mình thấy thực vật giỏi hơn động vật. Chúng tự chế ra hương và sắc để làm đẹp, còn động vật thì phải lấy của chúng. Vì vậy mình có làm mấy câu thơ sau: Hương hồi, hương quế, hương chàm Hương chanh, hương bưởi, hương trầm, hương sen Hương nào êm dịu thân quen Làm anh ngây ngất, là em - hương thầm. B: - Động vật cũng tiết ra chất thơm để dụ dẫn đồng loại đấy chứ. Chẳng hạn như con ong tiết ra mùi thơm hoa hồng, con cầy ... A: - tiết ra mùi hôi chứ gì. B: - Con cầy hương đực tiết ra xạ hương để hấp dẫn con cái. Mùi xạ hương thơm và bền làm cho nó trở thành một hợp phần không thể thiếu của nước hoa cao cấp.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_59_luyen_tap_andehit_va_xeton.doc