Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 8: Bài thực hành "Tính Axit. Bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly"

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức.

 + Củng cố kiến thức về axit – bazơ

 + Điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch các chất điện ly.

 2. Kỹ năng.

 + Rèn luyện kỹ năng, thao tác, thực hành trong khi tiến hành thí nghiệm.

 + Yêu cầu về an toàn, tiết kiệm, quan sát . trong khi tiến hành thí nghiệm.

II. DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT.

 1. Dụng cụ :

 + Mặt kính đồng hồ. + Ống nghiệm.

 + Ống hút nhỏ giọt. + Thìa, muỗng lấy hoá chất.

 + Bộ giá ống nghiệm.

 2. Hoá chất :

 + Dung dịch HCl 0,1M. + Dung dịch Na2CO3 đặc.

 + Giấy chỉ thị pH. + Dung dịch CaCl2 đặc.

 + Dung dịch NH4Cl 0,1M + Dung dịch phenolphtalein.

 + Dung dịch CH3COONa 0,1M. + Dung dịch ZnSO4.

 + Dung dịch NaOH 0,1M + Dung dịch NaOH đặc.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH.

 + Chia học sinh trong lớp thành 11 nhóm. mỗi nhóm 4 học sinh.

 + Yêu cầu học sinh đã chuẩn bị đọc bài thực hành trước ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 8: Bài thực hành "Tính Axit. Bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GDĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI. ---o0o--- BÀI 8. BÀI THỰC HÀNH TÍNH AXIT – BAZƠ. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LY. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. + Củng cố kiến thức về axit – bazơ + Điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch các chất điện ly. 2. Kỹ năng. + Rèn luyện kỹ năng, thao tác, thực hành trong khi tiến hành thí nghiệm. + Yêu cầu về an toàn, tiết kiệm, quan sát. trong khi tiến hành thí nghiệm. II. DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT. 1. Dụng cụ : + Mặt kính đồng hồ. + Ống nghiệm. + Ống hút nhỏ giọt. + Thìa, muỗng lấy hoá chất. + Bộ giá ống nghiệm. 2. Hoá chất : + Dung dịch HCl 0,1M. + Dung dịch Na2CO3 đặc. + Giấy chỉ thị pH. + Dung dịch CaCl2 đặc. + Dung dịch NH4Cl 0,1M + Dung dịch phenolphtalein. + Dung dịch CH3COONa 0,1M. + Dung dịch ZnSO4. + Dung dịch NaOH 0,1M + Dung dịch NaOH đặc. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH. + Chia học sinh trong lớp thành 11 nhóm. mỗi nhóm 4 học sinh. + Yêu cầu học sinh đã chuẩn bị đọc bài thực hành trước ở nhà. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. THÍ NGHIỆM 1 ª Gv : Làm mẫu thí nghiệm với dung dịch HCl 0,1M trước. cho học sinh quan sát. ª Gv : lưu ý học sinh làm việc với hoá chất bằng ống hút nhỏ giọt sao cho có thể điều chỉnh dễ dàng từng giọt hoá chất lỏng lên mẫu giấy chỉ thị hoặc vào ống nghiệm. ª Gv : cần lưu ý học sinh việc quan sát và giải thích tính axit – bazơ dựa trên sự thuỷ phân của các ion trong dung dịch như : NH4+ và CH3COO– I. THÍ NGHIỆM 1 (Tính Axit – Baz ơ) (1). Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. nhỏ lên đó một giọt dung dịch HCl 0,1M. So sánh mẫu giấy với mẫu giấy chuẩn để biết giá trị pH = ? (2). Làm tương tự như trên nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch : NH4Cl, CH3COONa, NaOH đều có nồng độ 0,1M. (3). Quan sát hiện tượng và giải thích. II. THÍ NGHIỆM 2. ª Gv : Thí nghiệm (3) và (4) xảy ra nhanh và hiện tượng rõ ràng vì vậy gv cần làm mẫu thí nghiệm trước sau đó để học sinh thự hiện lại ª Gv : Cần chú ý cho hs với thí nghiệm (3). Na2CO3 đặc và CaCl2 đặc để có thu được lượng kết tủa cần thiết cho thí nghiệm (4). ª Gv : với thí nghiệm (5) cần cho học sinh nhận xét đây là phản ứng trung hoà giữa axit HCl và NaOH. Hiện tượng ống nghiệm mất màu như thí nghiệm là lượng NaOH mất dần do phản ứng với axit. ª Gv : với thí (6) cần cho học sinh thấy rõ tính lưỡing tính của Zn(OH)2. Nếu lượng kết tủa Zn(OH)2 nhiều gv cần cho học sinh thực hiện thêm phản ứng (7). ª Gv : cho học sinh thực hiện thí nghiệm (6) 2 lần để tạo ra kết tủa Zn(OH)2. sau đó thực hiện luôn thí nghiệm (7). II. THÍ NGHIỆM 2. (Phản ứng trao đổi ion) (3). Cho khoảng 2ml dung dịch Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2ml dung dịch CaCl2 đặc. Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra ? (4). Hoà tan kết tủa thu được ở thí nghiệm (3) trên bằng dung dịch HCl loãng. Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra ? (5). Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch NaOH loãng. nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. nhận xét màu của dung dịch. nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. giải thích hiện tượng xảy ra ? (6). Điều chế kết tủa Zn(OH)2 bằng các dung dịch ZnSO4 và NaOH. Lấy một ít kết tủa thu được cho vào ống nghiệm. thêm từ từ dung dich NaOH vào cho đến dư. Quan sát hiện tượng. Giải thích ? (7). Tương tự (6) trên nhưng cho kết tủa thu được vào ống nghiệm. thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến dư. Quan sát hiện tượng và giải thích bằng các phương trình phản ứng ? IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ. * Giáo viên thu bài tường trình. * Giáo viên nhận xét về tiết thực hà : + Chuẩn bị, trình bày, độ chính xác. + thẩm mỹ, thái độ, tinh thần làm việc trong khi thực hành. + Kết quả tiếp thu kiến thức sau khi thực hành. * Giáo viên hướng dẫn học sinh rử dụng cụ, cất dụng cụ và háo chất vào đúng vị trí, vệ sinh vị trí thực hành của mình.BẢN TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM ---o0o--- Họ và tên : .. Lớp : . Nhóm : . I. Thí nghiệm 1. (Tính axit – bazơ) a. Dụng cụ, Hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm. b. Hiện tượng. c. Giải thích và phương trình phản ứng. II. Thí nghiệm 2. (Phản ứng trao đổi ion) a. Dụng cụ, Hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm. b. Hiện tượng. c. Giải thích và phương trình phản ứng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_8_bai_thuc_hanh_tinh_axit_bazo_ph.doc