A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức :
- HS biết : Khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ; Biết cách phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần hoặc theo mạch cacbon; Phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
- Hs hiểu : Vì sao tính chất của các hợp chất hữu cơ lại rất khác so với tính chất của các hợp chất vô cơ; Tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng :
HS nắm được một số phương pháp phân tích nguyên tố của hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ :
Có hứng thú học tập môn hoá hữu cơ.
4. Trọng tâm :
- Biết khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ và đặc chung của hợp chất hữu cơ.
- Biết một vài phương pháp sơ lược về phân tích nguyên tố.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Bảng phân loại chất hữu cơ; Thí nghiệm về tính chất vật lí của hợp chất hữu cơ; Thí nghiệm phân tích định lượng, định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
Học sinh : Ôn lại kiến thức về hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9; Quan sát những hợp chất hữu cơ hay gặp trong cuộc sống từ đó có những nhận xét sơ bộ về sự khác nhau giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
24 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 4: Đại cương hóa học hữu cơ - Phạm Công Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2007 Tên bài giảng
Tiết: 28 Chương 4 ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ
Bài 20. MỞ ĐẦU VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức :
- HS biết : Khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ; Biết cách phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần hoặc theo mạch cacbon; Phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
- Hs hiểu : Vì sao tính chất của các hợp chất hữu cơ lại rất khác so với tính chất của các hợp chất vô cơ; Tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng :
HS nắm được một số phương pháp phân tích nguyên tố của hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ :
Có hứng thú học tập môn hoá hữu cơ.
4. Trọng tâm :
- Biết khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ và đặc chung của hợp chất hữu cơ.
- Biết một vài phương pháp sơ lược về phân tích nguyên tố.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Bảng phân loại chất hữu cơ; Thí nghiệm về tính chất vật lí của hợp chất hữu cơ; Thí nghiệm phân tích định lượng, định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
Học sinh : Ôn lại kiến thức về hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9; Quan sát những hợp chất hữu cơ hay gặp trong cuộc sống từ đó có những nhận xét sơ bộ về sự khác nhau giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 :vào bài
- Kể tên 5 hợp chất vô cơ và 5 hợp chất hữu cơ?
- Gv ghi tên các hợp chất đó.
Hoạt động 2 :
Viết CTCT một số hợp chất đã biết: CH4, C2H4, C2H5OH, CH3Cl... Nhận xét về cấu tạo, liên kết, tính chất?
Hoạt động 3 :
- Dựa vào các ví dụ cho Hs phân loại hợp chất hữu cơ
Hoạt động 4 :
GV bổ sung, tóm tắt đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ
So sánh tính chất vật lí và tính chất hoá học của hợp chất hữu cơ với hợp chất vô cơ ?
GV làm thí nghiệm phân tích Glucozơ :
- Trộn 2g glucozơ + 2g CuO cho vào đáy ống nghiệm .
-đưa nhúm bông có tẩm CuSO4 khan vào khoảng 1/3 ống nghiệm
-lắp ống nghiệm lên giá đỡ
-Đun nóng cẩn thận ống nghiệm
à GV yêu cầu HS kết luận.
- GV yêu cầu HS nêu mục đích, nguyên tắc.
- GV cung cấp các công thức tính theo phương pháp tiến hành à yêu cầu HS giải thích các con số.
HS : Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 9 để trả lời.
- Nhắc lại các khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ ?
- Gồm 2 loại : HC và dx HC
® Tự rút ra khái niệm
HS thảo luận trả lời
- HS lấy ví dụ: xăng và nước
® Rút ra kết luận
- rót từ từ xăng vào nước, quan sát và nêu hiện tượng.
® rút ra nhận xét chung về tính chất vật lí của hợp chất hữu cơ.
- HS cho biết mục đích, nguyên tắc.
- HS nêu phương pháp tiến hành.
- HS cho biết mục đích, nguyên tắc.
- HS nêu phương pháp tiến hành.
- HS ghi nhận các công thức.
I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ:
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
+ Thành phần: phải có C, hay có H, O, N; đôi khi có hal, S,
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, CO, HCO, cacbua, xianua )
II. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ :
1. Phân loại theo thành phần các nguyên tố:
a. Hiđrôcacbon :
- Trong phân tử chỉ chứa nguyên tố C và H
- Gồm :
* HC no : Chỉ có liên kết đơn
* HC không no : chứa lk bội
* HC thơm : chứa vòng benzen
b. Dẫn xuất của hiđrôcacbon :
- Trong phân tử chứa C, H, O, N, ...
- Gồm : axit, este, anđehit ...
2. Phân loại theo mạch cacbon :
- Hợp chất mạch hở
- Hợp chất mạch vòng.
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ :
1. Đặc điểm cấu tạo :
- Nguyên tố bắt buộc có là cacbon
- Thường gặp H, O, N, S, P, Hal. . .
- Liên kết hóa học chủ yếu trong chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
2. Tính chất vật lý :
- Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi (tonc , tobh thấp)
- Kém bền đối với nhiệt và dễ cháy
- Không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ
3. Tính chất hóa học :
- Kém bền với nhiệt , dễ bị phân hủy .
- Các phản ứng của hợp chất hữu cơ thường chậm và không hoàn toàn theo một hướng nhất định.
IV. SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ :
1. Phân tích định tính :
- Mục đích :Xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ .
- Nguyên tắc : phân huỷ hợp chất hữu cơ thành những hợp chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng những phản ứng đặc trưng.
- Phương pháp tiến hành
* Xác định cacbon và hiđro :
C6H12O6 ® CO2 + H2O .
CuSO4 +5 H2O ® CuSO4 .5H2O
Không màu màu xanh .
Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O .
* Xác định nitơ :
CxHyOzNt ® (NH4)2SO4 + . . .
(NH4)2SO4 +2NaOH Na2SO4 +2H2O + 2NH3
* Xác định halogen :
- Khi đốt hợp chất hữu cơ chứa clo tách ra dưới dạng HCl và nhận biết bằng AgNO3.
CxHyOz Clt . . .® CO2 + H2O + HCl
HCl + AgNO3 ® AgCl¯ +HNO3 .
2. Phân tích định lượng :
- Mục đích : Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ .
- Nguyên tắc : hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi định lượng chúng bằng phương pháp khối lượng , thể tích hoặc phương pháp khác.
- Phương pháp tiến hành
Oxi hóa hoàn toàn một lượng xác định hợp chất hữu cơ A (mA) rồi cho hấp thụ định lượng H2O, CO2 và khí N2 sinh ra.
- Các biểu thức tính:
mC = ; mH = ; mN =; tính z từ x, y, t và M.
%C =; %H =; %N = ; %O = 100% -%C -%H -%N
4. Củng cố:
- Nhắc lại kỹ phần phân loại, các phương pháp phân tích và các công thức tính; Làm bài tập 3, 4 tr.91 Sgk.
Ngày tháng 11 năm 2007
Tổ trưởng
5. Chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài Công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
Ngày soạn: 07/11/2007 Tên bài giảng
Tiết: 29 Bài 21. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức :
Học sinh biết :- Biểu diễn thành phần phân tử hợp chất hữu cơ bằng các loại công thức; Biết được ý nghĩa của mỗi loại công thức; Biết các loại công thức, lập CTPT hợp chất hữu cơ theo phương pháp phổ biến dựa vào % khối lượng các nguyên tố, thông qua công thức đơn giản nhất, tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy .
Học sinh hiểu: Để thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ, ngoài việc phân tích định tính, định lượng các nguyên tố, cần xác định khối lượng mol phân tử hoặc xác định tên loại hợp chất từ đó, giúp xác định được CTĐGN, CTPT của hợp chất hữu cơ khảo sát.
2. Kỹ năng :
Giải được một số dạng bài tập lập CTPT.
3. Trọng tâm :
- Biết cách giải các bài tập lập CTPT hợp chất hữu cơ
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : Một số bài tập xác định CTPT hợp chất hữu cơ; Phương tiện tính toán.
- Học sinh : Ôn lại phương pháp phân tích định tính , định lượng nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
* Thế nào là hoá học hữu cơ ? hợp chất hữu cơ ? nêu đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ ? Viết các công thức định lượng?
* Nêu các nguyên tắc chung của phép phân tích định tính và định lượng.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 :
Gv lấy ví dụ :
Axit axetic : CH3COOH
CTPT : C2H4O2
CTĐG I : CH2O
CTTN : ( CH2O )n
CTTQ : CxHyOz
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn cho học sinh nhận biết được các loại công thức .
- Gv đưa ra một số ví dụ về CTPT, CTĐG nhất.
Hoạt động 3 :
GV hướng dẫn hs giải VD theo các bước:
1. Xác định tính của A : C, H, O
2. đặt CTTQ CxHyOz
3. Tìm tỉ lệ : x:y:z
4. Từ tỉ lệ tìm CTĐG nhất.
Hoạt động 4:
Cho biết các biểu thức tính M?
- Gv cho một số ví dụ,
* dA/H2 = 20,4; tính MA ?
* A nặng gấp 2 lần không khí. Tính MA ?
- Gợi ý để HS viết sơ đồ quá trình xác định CTPT hợp chất hữu cơ.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước
- Gv minh hoạ bằng ví dụ cụ thể .
- Gv cho ví dụ , hướng dẫn Hs cách giải .
- Hướng dẫn học sinh các phương pháp khác nhau .
- Hs viết CTPT của một số chất đã biết, tìm tỉ lệ số nguyên tử từng nguyên tố trong mỗi công thức ® CTĐG nhất .
Hs rút ra kết luận
- HS dựa theo thí dụ mục II.2 tr. 93 sgk rút ra nhận xét.
- Nghiên cứu VD theo hướng dẫn của Gv. Rút ra sơ đồ tổng quát:
Đặt CTTQ của A là :CxHyOz, lập tỉ lệ x : y : z =
= 6,095 : 7,240 : 1,226
= 4,971 : 5,905 : 1,000
= 5 : 6 : 1
® thông qua ví dụ trên HS rút ra sơ đồ tổng quát xác định CT đơn giản nhất .
- Hs áp dụng biểu thức tính phân tử khối.
HCHC ® TPNT ® CTĐGN ® CTPT
- Xác định khối lượng mol :
MA = 164 (g).
- Tìm CTĐGN: C5H6O
- Xác định CTTQ : (C5H6O)n suy ra n = 2
® CTPT của A là C10H12O2
HS thực hiện các bước
- Hs giải để củng cố kiến thức .
- HS thực hiện như Sgk tr. 94, 95 trình bày.
- HS rút ra kết luận.
I – CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT:
1. Định nghĩa :
- CTđơn giản nhất: cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử (biểu diễn bằng tỉ lệ tối giản các số nguyên).
- CxHyOzNt =(CqHPOrNs)n (n = 1,2,3 . . .)
® x : y : z : t = p: q : r : s
2. CT đơn giản nhất và CTPT :
- CTPT : Cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử .
Ví dụ : CH4 , C6H12O6 ...
+Nhận xét :
- Nói chung số nguyên tử của từng nguyên tố trong CTPT là số nguyên lần số nguyên tử của chúng trong CTĐG nhất.
-Trong nhiều trường hợp, CTPT cũng chính là CTĐG nhất.
-Một số chất có CTPT khác nhau nhưng lại có cùng một CTĐG nhất.
3. Cách thiết lập CTĐG nhất :
a. VD :
Hợp chất hữu cơ A : C (73,14% ), H (7,24%), O (19,62%). Thiết lập CT đơn giản nhất của A ?
Giải :
CT đơn giản nhất là : C5H6O
CTPT của A : (C5H6O)n n =1,2,3 . . .
b. Tổng quát :
Từ kết qủa phân tích nguyên tố hợp chất CxHyOzNt lập tỉ lệ :
x : y : z : t = = = ... = p : q : r : s
Trong đó, p, q, r, s tối giản.
II. THIẾT LẬP CTPT hchc :
1. Xác định phân tử khối :
- Đối với chất khí và chất lỏng dễ hóa hơi :
MA =MB.dA/B ; MA=29.dA/kk .
VD: HC nặng gấp hai lần không khí. Tính khối lượng mol của A và suy ra CTPT của A .
MA = 58 đvC ® A (C4H10)
2. Thiết lập công thức phân tử
Ví Dụ: Hợp chất A có chứa C(73,14% ); H(7,24%); O (19,62%). Biết phân tử khối của A là 164 đvc. Hãy xác định công tức phân tử của A.
a. Thông qua công thức đơn giản nhất :
- Ở mục I.3 thiết lập được CTĐGN của A là C5H6O :
Þ M(C5H6O)n = 164 Þ (5.12+6 +16)n =164 Þ n=2 .
Vậy : A: C10H12O2
b. Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố.
Ta có : M(CxHyOz) =164đvC ; C=73,14%; H=7,24%; O=19,62%
Vậy
x×12/164 = 73,14/100 Þ x= 9,996 » 10
y/164 = 7,24/100 Þ y = 18,874 » 12
z×16/164 = 19,62/100 Þ z = 2,01 » 2
CxHyOz = C10H12O2
Công thức :
c. Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy :
CxHyOz + ( x+y/4 – z/2)O2 ® xCO2 + y/2 H2O
Ví dụ : Hợp chất Y chứa các nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 0,88g Y thu được 1,76g CO2 và 0,72g H2O. Tỉ khối hơi của Y so với không khí bằng 3,04. Xác định CTPT của Y.
Kết luận: Thiết lập công thức phân tử qua công thức đơn giản nhất là cách thức tổng quát hơn cả.
4. Củng cố:
- Nhắc lại 3 cách lập công thức phân tử, HS đóng khung các công thức quan trọng.
- Làm các bài tập 1 à 6 tr.95 SGK.
5. Chuẩn bị bài mới:
Ngày tháng 11 năm 2007
Tổ trưởng
- Soạn bài Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
Ngày soạn: 10/11/2007 Tên bài giảng
Tiết: 30 Bài 22. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- HS biết các khái niệm về đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể.
- HS hiểu: những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học.
2. Kĩ năng:
- HS biết viết CTCT của các hợp chất hữu cơ.
3. Tư tưởng:
- Từ kiến thức lĩnh hội được HS hiểu được sự đa dạng của hợp chất hữu cơ.
B. CHUẨN BỊ
- Mô hình rỗng và mô hình đặc của phân tử etan.
- Mô hình phân tử cis – trans của but – 2 – en.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
_ Gọi HS sửa Bài tập 5 tr.95 Sgk.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 : Vào bài
Khi viết CTCT hchc cần lưu ý những vấn đề gì ?
Hoạt động 2 :
GV viết công thức cấu tạo ứng với CTPT: C2H6O
H3C–CH2–O–H
Hoạt động 3 :
- Gv đưa ra các ví dụ và giúp hs phân tích ví dụ .
Ví Dụ :
C2H6O có 2 CTCT
* H3C–O–CH3 Đimetylete
* H3C–CH2–O–H Etanol
- Gv đưa ra ví dụ và đặt câu hỏi :
Ví dụ : C4H10
- Trong số các ví dụ trên hoá trị của cacbon là bao nhiêu ?
- Có nhận xét gì về mạch cacbon ? khả năng liên kết của cacbon với các nguyên tố ?
Hoạt động 4 :
- Nêu VD về hai chất có cùng số nguyên tử nhưng khác nhau về thành phần phân tử
- Cho ví dụ tính chất phụ thuộc vào cấu tạo ?
Hoạt động 5 :
GV lấy VD hai dãy đồng đẳng như SGK: CnH2n+2 và CnH2n+1OH
GV nhấn mạnh :
- Thành phần nguyên tử hơn kém nhau n nhóm(- CH2 - )
- Có tính chất tương tự nhau (nghĩa là có cấu tạo hóa học tương tự nhau).
- Gv cho một số ví dụ :
CH3 - CH2 - CH2 - CH3
CH3 – CH – CH2 – CH3
CH3
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3
CH3 – CH – CH3
CH3
Hoạt động 5 :
Ví Dụ : C2H6O có 2 CTCT
* H3C–O–CH3 Đimetylete
* H3C–CH2–O–H Etanol
C3H6O2 :
* CH3COOCH3 Metyl axetat
* HCOOC2H5 Etylfomiat
*CH3CH2COOH Axitpropionic
- HS thấy được: CTCT là CT biểu diễn thứ tự liên kết và c thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
- HS so sánh 2 chất về: thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học:
Rút ra luận điểm 1
- Nghiên cứu SGK để thấy rõ sự khác nhau về tính chất của hai công thức trên .
CH3–CH2–CH2–CH3
(mạch không có nhánh )
CH3–CH–CH3
CH3
( mạch có nhánh )
CH2 – CH2
CH2
CH2 – CH2
( mạch vòng )
® HS nêu luận điểm 2
H
H – C – H Chất khí cháy
H
Cl
Cl – C – Cl
Cl Chất lỏng không cháy
- HS viết CTTQ
® HS nêu luận điểm 3
® Rút ra định nghĩa đồng đẳng và giải thích
- HS xác định những chất nào là đồng đẳng của nhau .
® HS nhận xét , rút ra định nghĩa về đồng phân .
- Phân biệt các đồng phân :
*Đồng phân mạch cacbon
*Đồng phân vị trí liên kết bội
*Đồng phân nhóm chức
I.CÔNG THỨC CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ :
1. Thí dụ :
- CTPT : C2H6O
- CTCT khai triển:
H H
H – C – C – O – H
H H
- CTCT rút gọn: CH3CH2OH
2. Nhận xét :
- CTCT là Ct biểu diễn thứ tự liên kết và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
II – THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC :
1 – Nội dung của thuyết cấu tạo hóa học :
Luận điểm 1.Trong phân tử hợp chất hữu cơ , các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hoá học, sẽ tạo ra hợp chất khác.
Ví Dụ :
C2H6O có 2 thứ tự liên kết:
H3C–C–CH3 : đimetyl ete, chất khí, không tác dụng với Na.
H3C–CH2–O–H: ancol etylic, chất lỏng, tác dụng với Na giải phóng khí hydro.
Luận điểm 2.Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4 .Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau thành mạch cacbon.
Luận điểm 3. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử ( bản chất, số lượng các nguyên tử ) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử )
2. Ý nghĩa :
Thuyết cấu tạo hoá học giúp giải tích được hiện tượng đồng đẳng , hiện tượng đồng phân .
III. Đồng đẳng , đồng phân
1) Đồng đẳng :
* Các ankan : CH4,C2H6,C3H8,C4H10 ,C5H12 .CnH2n+2
* Các ancol : CH3OH , C2H5OH , C3H7OH ,C4H9OH CnH2n+1OH
Định nghĩa : Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng , chúng hợp thành dãy đồng đẳng .
Giải thích : Mặc dù các chất trong cùng dãy đồng đẳng có công thức phân tử khác nhau những nhóm CH2 nhưng do chúng có cấu tạo hóa học tương tư nhau nên có tính chất hóa học tương tự nhau.
b) Đồng phân
* Định nghĩa:
Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng CTPT là những chất đồng phân .
* Giải thích :những chất đồng phân tuy có cùng CTPT nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau vì vậy chúng là những chất khác nhau, có tính chất khác nhau.
4. Củng cố:
-Nhắc lại những luận điểm, đồng đẳng, đồng phân.
Ngày tháng 11 năm 2007
Tổ trưởng
- Làm bài tập 4, 5, 6, 7 tr.101 Sgk.
5. Chuẩn bị bài mới:
- Soạn phần còn lại của bài Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
Ngày soạn: 10/11/2007 Tên bài giảng
Tiết: 31 Bài 22. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ (tt)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Như tiết 30.
B. CHUẨN BỊ
- Mô hình rỗng và mô hình đặc của phân tử etan.
- Mô hình phân tử cis – trans của but – 2 – en.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
* Nêu 3 luận điểm chính của thuyết cấu tạo hoá học? cho ví dụ minh hoạ?
* Viết CTCT khai triển, CTCT thu gọn các đồng phân của C4H8?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 :vào bài
Viết CTCT của C2H5OH ? nhận xét liên kết có trong phân tử ?
- Ngoài liên kết đơn còn có lk gì ?
Hoạt động 2 :
- Gv giới thiệu về liên kết s và liên kết p .
- Cho Hs quan sát mô hình CH4 .
- Đặc điểm của liên kết pi ?
-Quan sát mô hình C2H4 ?
- Mô hình C2H2 .
- chỉ có liên kết đơn
- Hs nhận xét về đặc điểm của các loại liên kết đó .
- Xác định kiểu liên kết
® Rút ra khái niệm về liên kết đơn .
- Xác định kiểu liên kết ?
® Rút ra khái niệm liên kết đôi .
- Tương tự rút ra khái niệm liên kết ba .
IV–LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ:
* Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ
- liên kết s tạo thành do xen phủ trục : Xen phủ trục là sự xen phủ xãy ra trên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử
- Liên kết p được tạo thành do xen phủ bên : Xen phủ bên là sự xen phủ xảy ra ở hai bên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử .
1. liên kết đơn :
- Liên kết tạo bởi 1 cặp electron dùng chung là liên kết đơn(s)
Ví dụ : H
H – C – H
H
2. Liên kết đôi :
- Liên kết tạo bởi 2 cặp electron dùng chung là liên kết đôi(gồm một liên kết s và một liên kết p).
Ví dụ : H H
C = C
H H
3. Liên kết ba :
- Liên kết 3 tạo bởi tạo bởi 3 cặp electron dùng chung (gồm 1 liên kết s và 2 liên kết p ).
Ví dụ : H – C º C – H
- Liên kết đôi và liên kết ba gọi chung là liên kết bội .
4. Củng cố:
-Nhắc lại những luận điểm, đồng đẳng, đồng phân, liên kết.
Ngày tháng 11 năm 2007
Tổ trưởng
- Làm bài tập 8 tr.102 Sgk.
5. Chuẩn bị bài mới:
- Soạn phần còn lại của bài Phản ứng hữu cơ.
Ngày soạn: 15/11/2007 Tên bài giảng
Tiết: 32 Bài 23. PHẢN ỨNG HỮU CƠ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- HS biết: Một số phản ứng tiêu biểu trong hoá học hữu cơ (thế, cộng, tách), đặc điểm của phản ứng hữu cơ.
2. Kĩ năng:
- Bản chất các phản ứng thế, cộng, tách.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo án, phiếu HT.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
* Viết tất cả các đồng phân của C4H10O , phân loại đồng phân ?
* Nêu 3 luận điểm chính của thuyết cấu tạo hoá học ? cho ví dụ minh hoạ ?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 : vào bài
Ơû lớp 9 đã học những phản ứng gì? cho ví dụ?
Hoạt động 2 :
- Yêu cầu HS viết các phương trình phản ứng?
- Nhận xét về nguyên tử (nhóm nguyên tử) của chất trứơc và sau phản ứng, rút ra khái niệm về các phản ứng?
Hoạt động 3 :
- GV yêu cầu HS viết các phản ứng ancol etilic với axit axêtic, khí clo tác dụng với metan
- phản ứng thế
- phản ứng cộng
- phản ứng tách
H3C-H + Cl2 H3CCl + HCl
H3COH + HBr ® H3CBr + HOH
HCºCH + 2H2 H3CCH3
HCºCH + 2Br2 HCBr2 - CHBr2
H2C - CH2 H2C = CH2 + H2O
÷ ÷
H OH
CH3 – CH3 CH2 = CH2 + H2
® HS rút ra kết luận :
- HS trình bày
HS nghiên cứu rút ra đặc điểm.
I – PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ :
Dựa vào sự biến đổi phân tử hợp chất hữu cơ khi tham gia phản ứng chia phản ứng hữu cơ thành các loại sau :
1. Phản ứng thế :
Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử khác.
2. Phản ứng cộng :
Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác.
3. Phản ứng tách :
Một vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử.
II – ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC TRONG HÓA HỌC HŨU CƠ.
- Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị cắt.
TD: phản ứng ancol etilic với axit axêtic
- Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm.
TD: khí clo tác dụng với metan.
4. Củng cố:
Ngày tháng 11 năm 2007
Tổ trưởng
-Nhắc lại các loại phản ứng.
- Làm BT 2, 3, 4 sgk tr.105.
5. Chuẩn bị bài mới:
- Làm bài tập 4 tr.80 Sgk.
- Soạn phần còn lại của bài Luyện tập
Ngày soạn: 17/11/2007 Tên bài giảng
Tiết: 33 Bài 24. Luyện tập HỢP CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨC PHÂN TỬ VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
Củng cố các khái niệm: Hợp chất hữu cơ; Phản ứng của hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng
- HS nắm vững cách xác định công thức phân tử từ kết qủa phân tích
- Nhận dạng một vài loại phản ứng của các chất hữu cơ đơn giản.
3. Thái độ :
Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ khi giải toán hoá học .
4. Trọng tâm :
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập lập CTPT, viết CTCT của một số chất đơn giản.
B. CHUẨN BỊ
Giao bài tập liên quan đến nội dung luyện tập cho HS chuẩn bị trước khi đến lớp
Chuẩn bị thêm một số dạng câu hỏi trắc nghiệm.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
_ Kết hợp quá trình luyện tập.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1. Kiến thức
GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung của kiến thức đã học trong chương bằng các câu hỏi:
- Hợp chất hữu cơ là gì?
- Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại?
- Liên kết hoá học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết gì?
- Nêu các loại công thức?
- Nêu các loại phản ứng?
- Thế nào là đồng đẳng, đồng phân.
Hoạt động 2. Bài tập 1, 4, 7 sgk tr.107
- GV yêu cầu HS làm các bài tập theo cá nhân.
Hoạt động 3. Bài tập 2, 3, 5, 6, 8 sgk.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện các bài tập.
- Từng cá nhân HS trả lời
- HS trả lời cá nhân
- Nhóm 1 thảo luận bài 6, 8
- Nhóm 2 thảo luận bài 2
- Nhóm 3 thảo luận bài 3
- Nhóm 4 thảo luận bài 5
I. Kiến thức:
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, CO, HCO, cacbua, xianua )
- Hợp chất hữu cơ được chia thành hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
- Liên kết hoá học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị.
- Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ.
- Các loại phản ứng hay gặp trong hoá học hữu cơ là ph
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_4_dai_cuong_hoa_hoc_huu_co_pha.doc