Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 5: Hiđrocacbon no - Nguyễn Văn Thế

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

 * Hs biết

 - Sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan

 - Gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử C

 * Hs hiểu :

- Tính chất vật lý , tính chất hoá học , phương pháp điều chế và ứng dụng của ankan .

- Vì sao các ankan khá trơ về mặt hoá học , do đó hiểu vì sao phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế .

-Vì sao các hiđrôcacbon no lại được dùng làm nhiên liệu từ đó thấy được tầm quan trọng và ứng dụng của hiđrocacbon .

 2. Kỹ năng :

- Lập dãy đđ , viết các đồng phân .

- Viết CTPT , công thức cấu tạo và phương trình phản ứng của các ankan

 3. Trọng tâm :

 - Biết sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan .

 - Biết gọi tên cac ankan với mạch chính không quá 10 cacbon .

 - Hiểu tính chất vật lý , tính chất hóa học của ankan .

 - Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của ankan

II. PHƯƠNG PHÁP :

 Hoạt động nhóm – đàm thoại

III. CHUẨN BỊ :

- Bảng tên gọi 10 ankan không phân nhánh đầu tiên trong dãy đồng đẵng các ankan .

- Mô hình phân tử propan ; n-butan và isobutan

- Etxăng , mỡ bôi trơn động cơ , nước cất , cốc thuỷ tinh

- Bộ dụng cụ điều chế CH4

- Hoá chất : CH3COONa rắn ; NaOH rắn , CaO rắn

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 5: Hiđrocacbon no - Nguyễn Văn Thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng 5: hi®rocacbon no Bài 25 : ANKAN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : * Hs biết - Sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan - Gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử C * Hs hiểu : - Tính chất vật lý , tính chất hoá học , phương pháp điều chế và ứng dụng của ankan . - Vì sao các ankan khá trơ về mặt hoá học , do đó hiểu vì sao phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế . -Vì sao các hiđrôcacbon no lại được dùng làm nhiên liệu từ đó thấy được tầm quan trọng và ứng dụng của hiđrocacbon . 2. Kỹ năng : - Lập dãy đđ , viết các đồng phân . - Viết CTPT , công thức cấu tạo và phương trình phản ứng của các ankan 3. Trọng tâm : - Biết sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan . - Biết gọi tên cac ankan với mạch chính không quá 10 cacbon . - Hiểu tính chất vật lý , tính chất hóa học của ankan . - Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của ankan II. PHƯƠNG PHÁP : Hoạt động nhóm – đàm thoại III. CHUẨN BỊ : Bảng tên gọi 10 ankan không phân nhánh đầu tiên trong dãy đồng đẵng các ankan . Mô hình phân tử propan ; n-butan và isobutan Etxăng , mỡ bôi trơn động cơ , nước cất , cốc thuỷ tinh Bộ dụng cụ điều chế CH4 Hoá chất : CH3COONa rắn ; NaOH rắn , CaO rắn IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : * Định nghĩa đồng đẳng , cho ví dụ ? * Cho một số ví dụ về các hợp chất HC có thể gặp trong cuộc sống ? 2. Bài mới : Hoạt động 1 : vào bài Thế nào là HC no ? có mấy loại HC no ? I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp,: Hoạt động 2 : 1. Đồng đẳng ankan : -Nhắc lại khái niệm đồng đẵng -Viết công thức phân tử một số đồng đẵng của CH4 rồi suy ra công thức tổng quát và khái niệm dãy đồng đẵng của metan . HS viết công thức phân tử một số đồng đẵng của CH4 -Công thức chung của dãy đđ ankan là gì ? - mêtan , etan , propan hợp thành dãy đồng đẳng gọi là dãy đồng đẳng của mêtan . - Gồm các hợp chất CnH2n+2 (n>1) - Ankan là những hiđrôcacbon no, mạch hở, trong phân tử chỉ có liên kết đơn. Hoạt động 3: 2. Đồng phân - Từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon - Viết công thức cấu tạo của chất hữu cơ có công thức phân tử C4H10 và C5H12 của nguyên tử C HS nhận xét rút ra kết luận C4H10 có 2 đồng phân cấu tạo : CH3CH2CH2CH3 CH3 - CH - CH3 ½ CH3 HS nhận xét rút ra kết luận về khái niệm bậc * Bậc của Cacbon - GV đánh số la mã chỉ bậc của C GV: Hướng dẫn hs biêt bậc của cacbon : H H H H H ½ ½ ½ ½ ½ H - CI – CII –CII – CII – CI – H ½ ½ ½ ½ ½ H H H H H Ankan không phân nhánh H H CH3 CH3 H ½ ½ ½ ½ ½ H – CI – CII – CIII –CIV – CI – H ½ ½ ½ ½ ½ H H H CH3 H Ankan phân nhánh - Bậc của nguyên tử C ở phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó - Ankan không phân nhánh chỉ chứa C bậc I , II - Ankan phân nhán trong phân tử chứa C bậc III , IV. - Học sinh nghiên cứu sgk rút ra đặc điểm cấu trúc của ankan . 3. Cấu trúc : Hoạt động 4 : - Gv cho hs xem mô hìng cấu tạo của CH4 và C4H10 -Các nguyên tử C ankan ở trạng thái lai hoá sp3 -Mỗi nguyễn tử C nằm trên đỉnh của tứ diện đều mà 4 đỉnh là các nguyên tử H hoặc C -Các liên kết C – C ; C – H đều là liên kết . Hầu như không phân cực - Góc liên kết đều gần bằng 109,50 - Hoá trị của C hầu như đã bảo hoà 4/ Danh pháp : (Theo IUPAC ) Hoạt động 5: - Yêu cầu HS luyện tập gọi tên các ankan không phân nhánh . - Từ CTCT ® tên gọi a/ Ankan mạch không phân nhánh - HS nắm được cách gọi tên 10 ankan không nhánh đầu tiên và tên gốc ankyl tương ứng tên ankan = tên C mạch chính + an CH4 : Metan C6H14 : Hexan C2H6 : Etan C7H16 : Heptan C3H8 : Propan C8H18 : Octan C4H10 : Butan C9H20 : Nonan C5H12 : Petan C10H20 : Dekan Tên gốc ankyl : Đổi đuôi an thành yl CnH2n+2 CnH2n+1 ( ankan) ( gốc ankyl - HS đặc điểm tên ankan có đuôi an và têân gốc ankyl có đuôi yl Hoạt động 6: Cho HS gọi tên các đồng phân của C5H12 ® Rút ra cách gọi tên ankan có nhánh ? b/ Ankan có nhánh : - Chọn mạch C dài nhất làm mạch chính. - Đánh số thứ tự sao cho vị trí nhánh nhỏ nhất. -Đọc tên theo mẫu. ++ *- Lưu ý : - Nếu có nhiều nhóm thế giống nhau:2,3,4 dùng tiếp đầu ngữ đi, tri,tetra thay cho việc lập lại tên nhóm thế - Nếu có nhiều nhóm thế khác nhau thì đọc theo mẫu tự a, b, c Ví dụ : Hs hoạt động nhóm : Gọi tên các đồng phân của C5H12 ® HS nhận xét rút ra cách gọi tên ankan có nhánh ® HS áp dụng gọi tên một số ankan mạch nhánh CH3 – CH – CH2 – CH3 ½ CH3 2-metylbutan CH3 ½ CH3 – C– CH3 ½ CH3 2,2-dimetyl propan 3. Củng cố : * Một người gọi tên hợp chất hữu cơ A là : 2 - etyl - 3 - metyl butan , đúng hay sai ? a. Đúng b. Sai * Viết công thức cấu tạo thu gọn của chất sau : 3 – etyl – 2,2,4 – trimetylheptan * Các hợp chất dưới đây hợp chất nào là ankan ? a. C7H14 b. C6H10 c. C8H18 d. không có Bài 25:: ANKAN ( tt ) I. MỤC TIÊU : Đã trình bày ở tiết 35 Trọng tâm : Tính chất hoá học của ankan : tính trơ và phản ứng thế II. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại – nêu vấn đề III. CHUẨN BỊ : Hệ thống câu hỏi và bài tập IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : * Viết các đồng phân của C5H12 , gọi tên theo quốc tế và thông thường ? * Nêu cách gọi tên ? cấu trúc của phân tử ankan ? 2. Bài mới : Hoạt động 1 : vào bài II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ : - dựa vào một số ankan đã biết trong cuộc sống , nêu tính chất vật lí của ankan ? - ở điều kiện thường , các ankan từ C1 ® C4 ở trạng thái khí Từ C5 ® C17 : lỏng ] Từ C18 trở đi ở trạng thái rắn . -Nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi , kl riêng của các ankan tăng theo số nguyên tử cacbon ( tăng theo phân tử khối - Ankan nhẹ hơn nước . - Ankan không tan trong nước ® Kị nước . - Ankan là những dung môi không phân cực ® hòa tan được những chất không phân cực . - Ankan là những chất không màu . - Ví dụ : xăng , ga , nến ® Hs rút ra tính chất vật lí . - Gv bổ xung thêm các tính chất vật lí khác . * Nhắc lại đặc điểm cấu tạo các ankan , từ đặc điểm cấu tạo hướng dẫn HS dự đoán khả năng tham gia phản ứng của ankan Phân tử ankan chỉ có các liên kết C–C và C–H đó là liên kết bền vững ® ankan tương đối trơ về mặt hoá học Hoạt động 2 : IV / TÍNH CHẤT HOÁ HỌC : Ankan tương đối trơ về mặt hoá học : Ở nhiệt độ thường chúng không phản ứng với axit , bazơ và chất oxyhoá mạnh ( KMnO4 ) én Dưới tác dụng của ánh sáng xúc tác , nhiệt độ ankan tham gia phản ứng thế , phản ứng tách và phản ứng oxyhoá . Viết phương trình phản ứng thế Clo vào CH4 ? HS viết phương trình phản ứng Viết ptpư : C3H8 + Cl2 và C3H8 + Br2 1. Phản ứng thế bởi halogen : (đặc trưng) Ví dụ : CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl CH3Cl + Cl2 CH2Cl2 + HCl CH2Cl2 + Cl2 CHCl3 + HCl CHCl3 + Cl2 CHCl4 + HCl - Các đồng đẳng : Từ C3H8 trở đi thì Clo (nhất là brôm) ưu tiên thế ở trong mạch. Ví dụ : as CH3-CH2CH2Cl + HCl C3H8 + Cl2 CH3CHClCH3 + HCl ® HS rút ra nhận xét Nhận xét : - Nguyên tử hiđrô liên kết với cacbon ở bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon ở bậc thấp . - Các phản ứng trên gọi là phản ứng halogen hoá , các sản phẩm thế được gọi là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon . *Gv thông báo : Flo phản ứng mãnh liệt nên phân huỷ ankan thành C và HF . Iôt quá yếu nên không phản ứng - GV trình bày phần cơ chế phản ứng ( chỉ cần sơ lược ) - HS rút ra nhận xét cơ chế phản ứng theo cơ gốc gồm 3 bước Là cơ chế gốc dây chuyền * Bước khơi mào Cl o o Cl Clo + Clo * Bước phát triển dây chuyền CH3 – H + Clo ® o CH3 + HCl oCH3 + Clo – oCl ® CH3Cl + Clo CH3o –o H + Clo ® . * Bước đứt dây chuyền : Clo + Clo ® Cl2 oCH3 + Clo ® CH3Cl oCH3 + o CH3 ® CH3CH3 Hoạt động 3 : Giáo viên hướng dẫn HS viết các phương trình phản ứng : C2H6 C3H8 HS nhận xét : * Dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác ( Cr2O3 , Fe , Pt ) * Các ankan không những bị tách H tạo thành Hydrocacbon không no mà còn bị gãy các liên kết C – C tạo ra các phân tử nhỏ hơn * HS viết phương trình CH3CH = CHCH3 + H2 2/ Phản ứng tách : ( đehiđrôhoá ) CH3-CH3 CH2=CH2 + H2 * Phản ứng crackinh : ( bẻ gãy lk C-C ) Tăng xt CH4 + CH3-CH=CH2 C4H10 C2H6 + CH2=CH2 3. Phản ứng Oxi hóa hoàn toàn - HS viết phương trình phản ứng đốt cháy CH4 và phương trình phản ứng tổng quát đốt cháy ankan CnH2n+2+()O2 nCO2 + (n+1)H2O Ví dụ : CH4 +2O2CO2 + 2H2O GV yêu cầu Nhận xét tỷ lệ mol CO2 và H2O sinh ra sau phản ứng HS nhận xét : số mol H2O luôn luôn lớn hơn CO2 - Gv bổ xung : Không bị oxyhoá bởi dung dịch KMnO4 nhưng ở nhiệt độ, xúc tác thích hợp ankan có thể bị oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxy CH4 + O2 HCHO + H2O Hoạt động 5 : III.Điều chế và Ứng dụng 1/. Điều chế : GV giới thiệu phương pháp điều chế ankan trong công nghiệp a/ Trong công nghiệp : lấy từ khí thiên nhiên, khí dầu mỏ. b/ Phòng thí nghiệm : -Làm thí nghiệm điều chế CH4 từ Natri axetat với vôi tôi xút CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 Al4C3 + 12H2O ® 3CH4 ­ + 4Al(OH)3 Hoạt động 6: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Tìm những ứng dụng có liên quan đến tính chất hoá học của ankan ? - Nghiên cứu sgk để trả lời . 2/ Ứng dụng : - Từ C1 đến C20 được ứng dụng làm nhiên liệu - Nhiều Ankan được dùng làm dung môi và dầu bôi trơn máy - Điều chế chất sinh hàn - Nhờ tác dụng của nhiệt và các phản ứng oxy hoá không hoàn toàn à HCHO, rượu metylic , axitaxetic v..v 3/ Củng cố : * Đốt cháy 0,1 mol CxHy ® 0,1mol CO2 và 0,2mol H2O . Xác định dãy đồng đẳng của A. Viết chương trình chung. * Làm bài tập / SGK * Viết phản ứng Isobutan + Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 4. Bài tập về nhà : Tất cả bài tập trong sgk BÀI 26: XICLOANKAN. I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : HS biết : - Cấu trúc , Công thức chung , đồng đẳng , đồng phân , danh pháp của một số mono xiclo ankan - Tính chất vật lý , tính chất hoá học và ứng dụng của xiclo ankan - So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo , tính chất của xicloankan với ankan . HS hiểu : - Vì sao cùng là hiđrocacbon no nhưng xicloankan lại có một số tính chất khác vơi ankan ( cộng mở vòng đối với xicloankan có 3 , 4 vòng ) 2. Kỹ năng : - Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hoá học của xiclo ankan - Viết được các CTCT của xicloankan , gọi tên các công thức đó . 3. Trọng tâm : - Cấu trúc , đồng phân , danh pháp của một số mono xiclo ankan - Tính chất vật lý , tính chất hoá học và ứng dụng của xiclo ankan II. PHƯƠNG PHÁP : Quy nạp – đàm thoại – trực quan III. CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ mô hình một số xiclo ankan - Bảng tính chất vật lý của một vài xiclo ankan IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : Viết phương trình phản ứng của n- pentan : * Tác dụng Cl2 ® dẫn xuất mono clo * Tách H2 * Crakinh 2. Bài mới : Hoạt động 1: vào bài Ankan và xicloankan giống và khác nhau như thế nào ? I/Cấu trúc ,đồng phân ,danh pháp Hoạt động 2 : 1/ Cấu trúc phân tử của một số mono xicloankan - Quan sát bảng 6.2 , hãy cho biết đặc điểm về cấu tạo phân tử của xicloankan ? - HS nghiên cứu công thức phân tử ,công thức CTCT và mô hình ® rút ra khái niệm về xicloankan - Cho biết CT chung của xicloankan đơn vòng ? -Trên cơ sở đó lập dảy đđ của xiclo ankan ? Công thức phân tử và cấu trúc một số mono xicloankan không nhánh như sau: C3H6 C4H8 C5H10 C6H12 * xicloankan là những hiđrô cacbon no mạch vòng. * Xicloankan có 1 vòng ( đơn vòng ) gọi là mono xicloankan * Công thức chung là CnH2n ( n 3 ) Hoạt động 3 : 2/ Đồng phân và cách gọi tên monoxicloankan Gv giúp Hs đọc tên của các xicloankan . a/ Quy tắc : Số chỉ vị trí–tên nhánh–Xiclo+tên mạch chính + an Mạch chính là mạch vòng . Đánh số sao cho các số chỉ vị trí các mạch nhánh là nhỏ nhất - Viết tất cả đồng phân xicloankan của C5H10 ? gọi tên ? HS nhận xét rút ra qui tắc gọi tên monoxiclo ankan b/ Thí dụ : Một só xicloankan đồng phân ứng với công thức phân tử C6H12 - Gv gọi tên một số xiclo ankan khác . Hoạt động 4: II/ Tính chất : 1/ Tính chất vật lý Cho biết nhiệt độ sôi , nhiệt độ nóng chảy , màu sắc , tính tan của các xiloankan - Tính chất vật lí của một số xicloankan ? - HS nghiên cứu rút ra nhận xét qui luật biến đổi Nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi Nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi tắng dần theo chiều tăng của M Đều không màu không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hưu cơ - Với đặc điểm liên kết của xicloankan dự đoán tính chất hoá học của xicloankan ? 2/ Tính chất hoá học : a/ Phản ứng công mở vòng của xiclopropan và xiclobutan - các xicloankan có 3 , 4 cạnh kém bền nên có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng HS viết phương trình + H2 CH3-CH2- CH3 Propan + Br2 ® BrCH2 – CH2 – CH2Br (1,3 –dibrompropan ) + HBr ® CH3 – CH2 – CH2Br (1–Brompropan ) Xiclobutan chỉ cộng với hydro : +H2CH3 - CH2 - CH2 - CH3 butan Xicloankan vòng 5,6 cạnh trở lên không có phản ứng cộng mở vòng trong những điều kiện trên b/ Phản ứng thế : tương tự ankan - Đều là HC no , phản ứng đặc trưng là phản ứng thế - HS viết phương trình + Cl2 + HCl cloxiclopentan + Br + HBr Bromxiclohexan C/ Phản ứng oxyhoá: HS viết phương trình CnH2n + ® nCO2 + nH2O H< 0 C6H12 + 9O2 ® 6CO2 + 6H2O H = -3947,5kj Xiloankan không làm mất màu dung dịch - GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng của xiclopropan và xiclobutan : cộng ,thế , cháy Hướng dẫn HS viết phương trình ® Rút ra sự khác nhau và giống nhau giữa xicloakan với ankan ? Hoạt động 6: GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng và ứng dụng của , xicloankandựa trên phản ứng tách III/ Điều chế và ứng dụng : 1/ Điều chế : Ngoài việc tách trực tiếp từ quá trình chưng cất dầu mỏ , xicloankan còn được điều chế từ ankan , thí dụ : CH3[CH2]4CH3 + H2 2/ Ứng dụng : Ngoài việc dùng làm nhiên liệu như ankan , xicloankan còn được dùng làm dung môi , làm nguyên liệu điều chế các chất khác , thí dụ : + 3H2 3. Củng cố : Nêu sự giống và khác nhau giữa ankan và xicloankan ? 4. Bài tập về nhà:Làm tất cả bài tậptrang trong sgk . Bài 27 : LUYỆN TẬP ANKAN VÀ XICLOANKAN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Củng cố :các kiến thức về ankan và xicloankan 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng viết CTCT và gọi tên các ankan - Rèn luyện kĩ năng lập CTPT của hợp chất hữu cơ , viết ptpư có chú ý vận dụng quy luật thế vào phân tử ankan . 3. Trọng tâm : Giải các bài tập vận dụng . II. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại gợi mở – nêu và giải quyết vấn đề – hoạt động nhóm III. CHUẨN BỊ : GV : - Kẻ sẵn bảng nhưng chưa điền dữ liệu - Hệ thống bài tập bám sát nội dung luyện tập HS : - Chuẩn bị các bài tập trong chương 6 trước khi đến lớp - Hệ thống lại các kiến thức đã được học . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : Kết hợp trong quá trình luyện tập 2. Bài mới : Hoạt động 1 : I.KIẾN THỨC CẦN NA Gv nêu những vấn đề cơ bản đã được học Cho các tổ thoả luận nhóm . Hs đưa các ví dụ minh hoạ , phân tích , khắc sâu và củng cố kiến thức đã được học . -Phản ứng chính trong hoá hữu cơ ? 1.các phản ứng chính trong hoá hữu cơ : Thế , cộng , tách . -ankan là gì ? CTTQ ? 2.Ankan là hiđrocacbon no mạch hở , có CTTQ là CnH2n+2 ( n≥1) -Có những loại đồng phân nào ? 3.từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon -Tính chất hoá học đặc trưng của ankan và xicloankan là gì ? 4.Tính chất hoá học đặc trưng của ankan và xicloankan là phản ứng thế , riêng xicloankan vòng nhỏ có phản ứng cộng mở vòng . -So sánh sự giống và khác nhau về tính chất hoá học của ankan và xicloankan ? 5.So sánh ankan và xicloankan : Giống nhau Khác nhau Cấu tạo Chỉ có lk đơn Ankan : hở Xicloankan :vòng Tính chất hoá học -Đều có phản ứng thế -Có phản ứng tách hiđro -Cháy toả nhiều nhiệt -Xiclopropan , xiclobutan có phản ứng cộng mở vòng -Ankan là thành phần chính trong các loại nhiên liệu và là nguồn nguyên liệu phong phú cho CN hoá chất . -ứng dụng của ankan ? Hoạt động 2 : II.BÀI TẬP : GV hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong sgk . Bài 1 : Viết CTCT của các ankan sau : Pentan , 2-metylbutan , isobutan , các chất trên còn có tên gọi nào khác không ? HD : CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 CH3 – CH – CH2 – CH3 CH3 – CH – CH3 CH3 CH3 Bài 2 : Ankan Y mạch không phân nhánh có CTĐG nhất là C2H5 . a) Tìm CTPT , viết CTCT và gọi tên Y ? b) Viết ptpư của Y với clo khi chiếu sáng , chỉ rõ sản phẩm chính của phản ứng ? HD : a) Ankan có CTPT ( C2H5)n ® C2nH5n Vì ankan nên : 5n = 2n.2+2 => n = 2 Vậy CTCT của Y là : CH3 – CH2 – CH2 – CH3 CH3 – CH2 – CH2 – CH2Cl + HCl b) CH3 – CH2 – CH2 – CH3 + Cl2 ® CH3 – CHCl – CH2 – CH3 + HCl Bài 3 : Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp khí A gồm mêtan và etan thu được 4,48 lit khí CO2 ( đkc ) . Tính %V mỗi khí trong hỗn hợp A ? HD : gọi số mol CH4 là x , số mol C2H6 là y nA = 0,15 = x + y nCO2 = 0,2 = x + 2y giải hệ => x = 0,1 , y = 0,05 => %V CH4 = 66,67% , %V C2H6 = 33,33% Bài 4 : khi 1gam CH4 cháy toả ra 55,6KJ . Cần đốt bao nhiêu lit khí CH4 ( đkc ) để đủ lượng nhiệt đun 1 lit H2O ( D = 1g/cm3) từ 25°C lên 100°C . Biết muốn nâng 1gam nước lên 1°C cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước . HD : Nâng nhiệt độ của 1g nước lên 1°C cần tiêu tốn 4,18J Vậy khi nâng nhiệt độ 1g nước từ 25°C lên 100°C cần tiêu tốn lượng nhiệt là :75.4,18 = 313,5J Do đó lượng nhiệt cần tiêu tốn cho 1lit nước từ 25°C lên 100°C là 313,5 . 1000 = 313,5KJ Mặt khác : 1gam CH4 khi cháy toả 55,6KJ Vậy để có 313,5KJ cần 5,6385 gam CH4 VCH4 cần dùng là : 7,894 lit . 3.Củng cố : Kết hợp trong quá trình luyện tập . 4. Bài tập về nhà : nghiên cứu bài mới. Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết : Bài 28: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Xác định sự có mặt của cacbon và hiđro và halogen trong hợp chất hữu cơ . - Biết phương pháp điều chế và nhận biết về một số tính chất hóa học của metan . 2. Kỹ năng : Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất , quan sát , nhận xét và giải thích các hiện tượng xảy ra . 3. Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận và biết bào quả của công . 4. Trọng tâm : - Biết cách xác định sự có mặt của C, H và halogen ở hợp chất hữu cơ , phương pháp điều chế và thử một vài tính chất của metan . - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng thực hành như nung nóng ống nghiệm chứa chất rắn , thử tính chất của chất khí . . . II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan – đàm thoại III. CHUẨN BỊ : 1. Dụng cụ : - Ống nghiệm . – Đèn cồn . - Nút cao su một lỗ nay vừa ống nghiệm . – Ống hút nhỏ giọt . - Ống dẫn khí hình chữ L (l1 : 5cm ,l2 : 20 cm ) đầu nhánh dài và được vút nhọn . - Bộ giá thí nghiệm thực hành (đế sứ và cặp gỗ ) - Cốc thủy tinh 100 – 200 ml - Kẹp hóa chất . – Gía để ống nghiệm 2 tầng . 2 – Hóa chất : - Đường kính (tinh bột , naphtalen v. v) - CHCl3 hoặc CCl4 hoặc đoạn vỏ nhựa bọc dây điện đã được bóc ra ở trên . - CuO , bột CuSO4 khan .CH3COONa đã được nghiền nhỏ . - Đoạn day Cu đường kính 0,5 mm dài 20 cm - Vôi tôi xút (NaOH và CaO ) . - Dung dịch KMnO4 loãng . - Dung dịch nước brom . - Dung dịch nước vôi trong . - Nắm bông . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : - Việc chuẩn bị ở nhà của học sinh - Lý thuyết thực hành 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Chia học sinh ra rừng nhóm để thực hành Giáo viên lưu ý : - Cần chuẩn bị sẵn bột CuSO4 : nghiền nhỏ các tinh thể CuSO4.5H2O bằng cối rồi sấy khô trong capsun sứ - Cần tộn kĩ hỗn hợp của chất hữu cơ và CuO , cho vào tận đáy ống nghiệm - Hướng dẫn HS đặt ống nghiệm nằm ngang Lưu ý : Đưa điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn tiếp xúc với phần đáy ống nghiệm . Gv lưu ý : Nên chuẩn bị sẳn vôi tôi xút và CH3COONa khan cho các nhóm thực hành : Tán nhỏ vôi sống ( không dùng bột vôi có sẳn ) rồi trộn nhanh với xút hạt theo tỉ lệ 1,5:1 sau đó trộn nhanh CH3COONa khan với vôi tôi xút theo tỉ lệ 2:3 Oáng nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng được lắp theo hướng nằm ngang trên giá thí nghiệm . Thí nghiệm 1 : Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ - Nghiền nhỏ khoảng 0,2 ¸ 0,3ghợp chất hữu cơ (đường kính , băng phiến hoặc tinh bột ) rồi trộn đều với 1g bột CuO . Cho hổn hợp vào đáy ống nghiệm khô . Cho tiếp 1g bột CuO để phủ kín hổn hợp . Đặt 1 mẫu bông có rắc các hạt CuSO4 khan ở phần trên ống nghiệm . Dậy nút có ống dẫn khí sục vào ống nghiệm chứa nước vôi trong . Lắp dụng cụ như hình vẽ . - Dùng đèn cồn nung nóng nhẹ toàn bộ ống nghiệm , sau đó đun nóng mạnh phần có chứa hổn hợp phản ứng và ghi lại hiện tượng quan sát được . Thí nghiệm 2 : Điều chế và thử một vài tính chất của metan Nghiền nhỏ 1 g CH3COONa khan cùng với 2 g vôi tôi xút ( CaO + NaOH ) rồi cho vào đáy ống nghiệm có lắp ống dẫn khí ( giống như hình 5.5) . Đun nóng từ từ , sau đó đun nóng mạnh phần ống nghiệm có chứa hổn hợp phản ứng đồng thời lần lượt làm các thao tác : Đưa đầu ống dẫn khí sục vào dung dịch KMNO4 1% . Đưa đầu ống dẫn khí sục vào nước brom . Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí . Đưa một mẫu sứ trắng chạm vào ngọn lửa của metan V. RÚT KINH NGHIỆM : .. .

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_5_hidrocacbon_no_nguyen_van_th.doc