Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 9: Anđehit. Xeton. Axitcacboxilic - Tiết 65: Axit Cacboxylic (Tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: HS biết

 - Tính chất hoá học : Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá.

 Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic

 2.Về kĩ năng :

 - Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

 - Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng

 3.Về thái độ:

 - Từ các ứng dụng và trạng thái tự nhiên của axit, HS thấy hoá học rất gắn bó gần gũi với đời sống, tăng lòng yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị :

 1.Chuẩn bị của GV: - Hoá chất: ancol etylic , axit axetic , axit HCl , H2SO4 đặc.

 - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giấy chỉ thị pH .

 2.Chuẩn bị của HS: xem trư¬ớc bài học.

III. Tiến trình bài giảng :

 1. Kiểm tra bài cũ :

 + Viết công thức cấu tạo và gọi tên các axit có CTPT C5H10O2

 + Gọi tên của axit X có CT; (CH3)2CHCH2CH2COOH

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 9: Anđehit. Xeton. Axitcacboxilic - Tiết 65: Axit Cacboxylic (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số /4/2011 11A 16/4/2011 /4/2011 11B /4/2011 11D Tiết: 65 Bài: 45 AXIT CACBOXYLIC (tiếp) I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: HS biết - Tính chất hoá học : Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá. Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic 2.Về kĩ năng : - Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng 3.Về thái độ: - Từ các ứng dụng và trạng thái tự nhiên của axit, HS thấy hoá học rất gắn bó gần gũi với đời sống, tăng lòng yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: - Hoá chất: ancol etylic , axit axetic , axit HCl , H2SO4 đặc. - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giấy chỉ thị pH . 2.Chuẩn bị của HS: xem trước bài học. III. Tiến trình bài giảng : 1. Kiểm tra bài cũ : + Viết công thức cấu tạo và gọi tên các axit có CTPT C5H10O2 + Gọi tên của axit X có CT; (CH3)2CHCH2CH2COOH 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1:Nghiên cứu Tính axit GV: Từ cấu tạo đã phân tích axit cacboxylic có thể có những khả năng phản ứng nào? HS: Quan sát hình 9.3 SGK nhận xét và viết phương trình điện li. GV: nhỏ dd axit axetic vào mẩu quỳ tím . HS: quan sát và nhận xét GV: yêu cầu HS nêu tính chất hoá học chung của axit. HS: thảo luận: - Tác dụng với kim loại đứng trước hiđrô. - Tác dụng với Bazơ, ôxit bazơ. - Tác dụng với muối của axit yếu hơn. GV: có thể làm thí nghiệm lần lượt vào các ống nghiệm đựng; bột đá vôi, lá kẽm mỏng, Zn , NaOH. HS; Viết phương trình phản ứng .Nhận xét về tính chất axit của axit cacboxylic . Hoạt động 2:Tìn hiểu phản ứng este hóa GV: Yêu cầu HS nghiêm cứu thí nghiệm SGK và gợi ý cho HS biết phản ứng thế nhóm OH của axit cacboxylic là phản ứng thuận nghịch. HS: Nghiên cứu SGK và thảo luận . từ thí nghiệm rút ra phương trình tổng quát. Hoạt động 3:Nghiên cứu Điều chế HS: Nghiên cứu SGK và từ thực tế nhận xét về phương pháp cổ truyền dùng để sản xuất axit axetic. GV: Yêu cầu HS viết PTHH GV: giới thiệu phương pháp chủ yếu để sản xuất axit axetic . HS: Viết phương trình tổng quát điều chế axit từ anđehit tương ứng. GV: Giới thiệu phương trình tổng quát ôxi hoá cắt mạch ankan. HS: Viết PT phản ứng với butan GV: phương pháp nào được coi là hiện đại để điều chế axit axetic? Viết PT hh Hoạt động 4: Tìm hiểu Ứng dụng HS: từ thực tế và SGK cho biết ứng dụng của axit cacboxylic. IV. Tính chất hoá học: 1. Tính axit: a) Trong dd axit cácboxylic phân li thuận nghịch: CH3COOH H+ + CH3COO- dd axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển màu đỏ b) Tác dụng với bzơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước: CH3COOH + NaOHCH3COONa + H2O 2CH3COOH+ZnO(CH3COO)2 Zn+H2O c) Tác dụng với muối: 2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O d) Tác dụng với kim loại trước hiđrô trong dẫy hoạt động của kim loại tạo thành muối và giải phóng hiđrô 2CH3COOH +Zn (CH3COO)2Zn+ H2 2. Phản ứng thế nhóm OH: CH3COOH+ HOC2H5 H2O + CH3COOC2H5 R- COOH + R1OH RCOR1+H2O Phản ứng giữa ancol và axit tạo thành este gọi là phản ứng este hoá. Đặc điểm của phản ứng là thuận nghịch và cần axit H2SO4 làm xúc tác. V. Điều chế : 1. Phương pháp lên men giấm: men giấm Thực chất là quá trình ôxi hoá ancol etyilc bằng oxi không khí nhờ xt men giấm C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 2. ôxi hoá anđehit axetic: 2CH3CHO + O2 2CH3COOH 3. Ôxi hoá ankan : 2R-CH2CH2-R1 +5O2 2R-COOH + 2R1-COOH + 2H2O 2CH3-CH2-CH2-CH3 +5O2 4CH3COOH+ 2H2O 4. từ metanol : CH3OH + CO CH3COOH VI .Ứng dụng: SGK 3. Củng cố- Luyện tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài, là bài tập 1. Cho axit hữu cơ no, mạch hở có dạng (C2H3O2)n. Xác định CTPT của axit? (C4H6O4) 2. Đốt cháy amol axit A thu được 2a mol CO2. Trung hoà a mol axit A cần 2a mol NaOH. Xác định A (A là axit oxalicA) 3. A là hợp chất hữu cơ chứa C,H, O. Biết A có phản ứng tráng gương và phản ứng với NaOH . Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được 3a mol gồm CO2 và H2O . Xác định A ( HOC-COOH) 4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà : Làm bài tập: 1,2,3,4,5,6,7 SGK Chuẩn bị bài luyện tập. Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) . Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_9_andehit_xeton_axitcacboxilic.doc