Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 9: Anđehit. Xeton. Axitcacboxilic - Tiết 66: Luyện tập Anđêhit. Xeton. Axitcacboxylic

I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức :

 - Thông qua việc hệ thống hoá kiến thức và luyện tập làm cho HS:

 - Hiểu thêm mối liên quan giữa tính chất, tính chất đặc trưng và phương pháp điều chế của andehit -xeton và axit cacboxylic.

 - Biết các ứng dụng thông thường của andehit -xeton và axits cacboxylic.

 2.Về kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng so sánh, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản để lập bảng tổng kết từ đó có cách nhớ hệ thống.

 - Vận dụng kiến thức đã học để biết cách giải đúng bài tập

 3.Về thái độ:

 * Rèn đức tính chăm chỉ chịu khó.Nhận thức được các chất hữu cơ gần gũi với đời sống và những hiểu biết về chúng là cần thiết, giúp chúng ta chúng ta sử dụng hợp lí, có hiệu quả các sản phẩm hoá học.

II. Chuẩn bị :

 1.Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập

 2.Chuẩn bị của HS: ôn tập kiến thức trong chương.

III. Tiến trình bài giảng:

 1. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào bài ôn tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 9: Anđehit. Xeton. Axitcacboxilic - Tiết 66: Luyện tập Anđêhit. Xeton. Axitcacboxylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số /4/2011 11A 16/4/2011 /4/2011 11B /4/2011 11D Tiết: 66 : Bài: 46 LUYỆN TẬP ANĐÊHIT -XETON- AXITCACBOXYLIC I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức : - Thông qua việc hệ thống hoá kiến thức và luyện tập làm cho HS: - Hiểu thêm mối liên quan giữa tính chất, tính chất đặc trưng và phương pháp điều chế của andehit -xeton và axit cacboxylic. - Biết các ứng dụng thông thường của andehit -xeton và axits cacboxylic. 2.Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng so sánh, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản để lập bảng tổng kết từ đó có cách nhớ hệ thống. - Vận dụng kiến thức đã học để biết cách giải đúng bài tập 3.Về thái độ: * Rèn đức tính chăm chỉ chịu khó.Nhận thức được các chất hữu cơ gần gũi với đời sống và những hiểu biết về chúng là cần thiết, giúp chúng ta chúng ta sử dụng hợp lí, có hiệu quả các sản phẩm hoá học. II. Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập 2.Chuẩn bị của HS: ôn tập kiến thức trong chương. III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào bài ôn tập 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ GV: Yêu cầu HS nêu định nghĩa về anđêhit, xeton, axit cacboxylicvà viết CTTQ của anđehit no đơn chức mạch hở, axit cacboxylic đơn chức no, mạch hở. HS: thực hiện yêu cầu của GV GV; anđehit,xeton, axit có những tính chất hoá học gì? HS: Nêu tính chất đặc trưng của anđehit viết phương trình minh họa Hoạt động 2: Điều chế GV: Yêu cầu HS nêu các phương pháp cơ bản điều chế anđhit -xeton, axit cacboxylic HS: nêu phương pháp điều chế viết phương trình hoá học minh hoạ I. Kiến thức cần nắm vững : 1. Các định nghĩa: + Anđehihit: + Xetôn: + Axit cacboxylic; 2. Tính chất : + An đehit: - anđehit có tính khử và tính oxi hoá; - xetôn có tính oxi hoá: - Acít có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol tạo este 3. Điều chế: + anđehit: - Ôxi oá ancol bậc I anđehit + xetôn: - Ôxi hoá ancol bậc II xeton - ôxi hoá etilen (phương pháp hiện đạip) + axit: -Ô xi hoá không hoàn toàn anđehit. - ô xxi hoá cắt mạch anken. - điều chết axit axetic: + Lên men giấm + Từ metanol 3. Củng cố- Luyện tập: Bài 1.Điền đúng, sai vào các ô vuông bên cạnh các câu sau: Đ A. Anđehit vừa có tính khử vừa có tính ôxi hoá S Đ B. Anđehit là hợp chất lưỡng tính. C. Khi tác dụng với hiđrô xúc tác Ni, anđehit chuyển thành ancol bậc I. Đ D. Axit axetic tác dụng được với dd bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat và kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại. Đ Đ E. Ôxi hoá không hoàn toàn ancol bậc II thu được xeton. F. Trong CN xeton được tổng hợp từ cumen. Bài 2. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dd: anđehit axetic, axit axetic, glixerol, ancol etylic. Trích mẫu thử: - Cho giấy quỳ vào 4 mẫu trên, mẫu nào làm cho quỳ tím hoá đỏ thì đó là CH3COOH. - Cho dd AgNO3 trong NH3 vào 3 mẫu cong lại đun nhẹ, mẫu nào có Ag kêt tủa thì mẫu đó là CH3CHO. - Cho Cu(OH)2 vào 2 mẫu còn lại, mẫu nào hoà tan được Cu (OH)2 thì mẫu đó là glixerol, mẫu còn lại là C2H5OH. Bài 3. Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dd AgNO3 trong NH3 thấy tạo ra kết tủa gồm 2 chất. Lấy kết tủa cho vào dd HCl dư thấy có khí bay lên và một phần không tan Y . Hoà tan Y trong HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên. Bài tập trắc nghiệm: 1. Một anđehit no, đơn chức có tỉ khối hơi đối với hiđrô bằng 29. CT của anđehit là: A HCHO B. CH3CHO C. C2H5CHO D. C3H7CHO 2. Công thức đơn giản nhất của một axit hữu cơ X có mạch cacbon không phân nhánh là:(CHO)n . Khi đốt cháy 1 mol X thu được không quá 6 mol CO2 . CTCT của X là: A. HOOC-CH=CH-COOH B. CH2=CH-COOH C. CH3-COOH D. không xác định được 3. Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dd nước: (1) CH3COOH+ NaOH (2) CH3COOH + Na2CO3 (3) CH3COOH + NaHSO4 (4) CH3COOH + C6H5ONa (5) CH3COOH + C6H5COONa A. (1),(2), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (5) D. (1),(2),(3),(4),(5) 4. Sản phẩm của phản ứng: CH3CH2CH2COOH + Cl2 là: A. CH3CH2CH2COCl B. CH3CH2CH2ClCOOH C. CH3CHCl CH2COOH D. ClCH2CH2CH2COOH 5. Đốt cháy a mol axit A thu được 2a mol, Trung hoà a mol axit A cần 2a mol NaOH . Vậy A là: A. axit no, đơn chức B. axit 2 chức C. axit không no, đơn chức. D. axit oxalic, 6. Hợp chất X có CTPT là C3H6O tác dụng với Na, H2 và tham gia phản ứng trùng hợp . Vậy X là: A. propanal B. axeton C. ancol anlylic C. metyl vinyl ete 7. Tính bazơ của chất nào sau đây mạnh nhất trong nước . A. C2H5ONa B. C6H5ONa C. CH3COONa D, CH3NH2 8. DD chất nào sau đây có môi trương trung tính: A. Natri phenolat B. natri axetat C. axit axetic D. Phenol 9. Dùng dd AgNO3 trong NH3 không thể phân biệt được cặp chất nào sau đây: A. but-1-in và but -2-in B. axetilen và eyilen C. propin và but -1-in D. prôpin và but -2-in 10. Trung hoà 16, 60 gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dd NaOH thu được 23, 20 gam hỗn hợp 2 muối. Nếu cho 16, 6 gam hỗn hợp 2 axit trên tác dụng với dd Na2CO3 thì thể tich CO2 (đktc) lớn nhất thoát ra là: A. 6,72 lit B. 3,36 lit C. 2,24 lit D. 4,48 lit 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: HS: Nhắc lại nội dung đã đề cập trong giờ luyện tập . GV: Nhấn mạnh lại những nội dung cơ bản Ôn tập toàn bộ chương trình học kì II . Chuẩn bị bài thực hành. Kiêm tra của tổ chuyên môn(BGH) .. Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_9_andehit_xeton_axitcacboxilic.doc