I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết: Kí hiệu hóa học, tên gọi các nguyên tố nhóm cacbon
- Học sinh hiểu:
+ Tính chất chung của các nguyên tố cacbon
+ Quy luât biết đổi tinh chất các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố cacbon
2. kĩ năng
- Rèn luyện khả năng so sánh khả năng so sánh, vận dụng quy luật chung vào một nhóm nguyên tố.
- Rèn luyện khả năng lập luận, tìm hiều mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hóa học của nguyên tố.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Phương pháp đàm thoại, diễn giảng
- Phương tiện:
GV: Bảng tuần hòan, bảng 3.1
HS: Xem lại phần kiến thức cấu tạo nguyên tử; quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. . Dạy bài mới.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 19: Khái quát về nhóm Cacbon - Lưu Ngọc Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 28
Chương 3: NHÓM CACBON
Bài 19: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM CACBON
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết: Kí hiệu hóa học, tên gọi các nguyên tố nhóm cacbon
- Học sinh hiểu:
+ Tính chất chung của các nguyên tố cacbon
+ Quy luât biết đổi tinh chất các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố cacbon
2. kĩ năng
- Rèn luyện khả năng so sánh khả năng so sánh, vận dụng quy luật chung vào một nhóm nguyên tố.
- Rèn luyện khả năng lập luận, tìm hiều mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hóa học của nguyên tố.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Phương pháp đàm thoại, diễn giảng
- Phương tiện:
GV: Bảng tuần hòan, bảng 3.1
HS: Xem lại phần kiến thức cấu tạo nguyên tử; quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
. Dạy bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
I/ Vị trí của nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn
- Là nhóm IVA gồm các nguyên tố cacbon (C), Silic (Si), Gemani (Ge), Thiết (Sn), Chì (Pb)
- Thuộc các nguyên tố p
II/ Tính chất chung của các nguyên tố nhóm cacbon:
1. Cấu hình electron nguyên tử:
- Trang thái cơ bản: ns2np2
Có 4 electron ngoài cùng, có 2 electron độc thân => một số hợp chất có cộng hóa trị là 2
- Trạng thái kích thích:
Có 4 electron độc thân => trong hợp chất chúng có cộng hóa trị 4
- Trong hợp chất chúng có thể có các số oxi hóa +4, +2, -4
2. Sự biến đổi tính chất của các đơn chất:
- Đi từ C à Pb tính kim lọai tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
- Tính phi kim của C < N, Si <P
3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất:
- Hợp chất với Hidro có công thức chung RH4, độ bền liên kết giảm từ CH4 đến PbH4
- Oxit có công thức RO và RO2 và tính axit giảm dần từ CO2 à PbO2 đồng thời tính bazơ tăng dần
Oxit: CO2, SiO2, GeO2, SnO2, PbO2
Hiđroxit: H2CO3, H2SiO3, Ge(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2
Axit Lưỡng tính
- Các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo mạch trong hợp chất hữu cơ
Hoạt động 1 (7 phút)
GV yêu cầu học sinh dựa vào bảng hệ thống tuần hoàn xác định các nguyên tố nhóm cacbon (tên, kí hiệu)
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm nguyên tố p.
HS: là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp p.
Hoạt động 2 (10 phút)
GV dùng bảng 3.1
GV: yêu cầu học sinh viết cấu hình electron chung của C (Z = 6), Si(Z = 14)
HS lên bảng:
C: 1s22s22p2
Si: 1s22s22p63s23p2
GV : Hãy xác định cấu hình electron chung cho các nguyên tố nhóm cacbon và phân bố các electron vào các obitan nguyên tử
GV giới thiệu cho cho học sinh về trạng thái kích thích của nguyên tử nhóm cacbon
Yêu cầu học sinh dựa và cấu hình electron và độ âm điện => các số oxi hóa có thể có của các nguyên tố nhóm cacbon
Hoạt động 3 (7 phút)
GV yêu cầu học sinh dựa vào sự biến đổi tính kim loại, phi kim trong nhóm để so sánh tính kim lọai, tính phi kim của các nguyên tố nhóm cacbon
GV: Hãy dựa vào sự biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì để so sánh với N và P
Hoạt động 4 (15 phút)
Yêu cầu học sinh xác định công thức chung của hợp chất với hidro đối với các nguyên tố cacbon
HS lên bảng
GV yêu cầu viết các công thức oxit, hiđroxit có thể có của các nguyên tố nhóm cacbon và so sánh tính axit, bazơ của các oxit
GV yêu cầu HS xác định số oxi hóa của R trong oxit và hợp chất với hiđro.
GV giới thiệu về khả năng liên kết tạo mạch của các nguyên tố nhón cacbon, khả năng này giảm tử C đến Pb
4. Củng cố:
GV dùng bài tập 2,3 để củng cố
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập trang 77 SGK.
- Chuẩn bị bài cacbon
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_19_khai_quat_ve_nhom_cac.doc