Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 19: Phân bón hóa học

I. Mục tiêu bài học:

 1. Về kiến thức :

 - Biết được nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng.

 - Biết được thành phần một số loại phân bón hóa học thường dùng.

 - Biết cách bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học thường dùng.

 2. Về kĩ năng :

 - Có khả năng nhận biết một số loại phân bón hóa học.

 - Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học.

 II. Chuẩn bị:

 Gv: Một số tranh ảnh tư liệu về sản suất các loại phân bón hóa học ở Việt NamDụng cụ gồm ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sách, đèn cồn.

 Hóa chất gồm photppho đỏ, photpho trắng.

III. Phương pháp:

IV. Tổ chức hoạt động dạy học:

1) ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 19: Phân bón hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
05/11/2005 Tiết pp: 28 Bài 19: phân bón hóa học I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Biết được nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng. - Biết được thành phần một số loại phân bón hóa học thường dùng. - Biết cách bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học thường dùng. 2. Về kĩ năng : - Có khả năng nhận biết một số loại phân bón hóa học. - Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học. II. Chuẩn bị : Gv : Một số tranh ảnh tư liệu về sản suất các loại phân bón hóa học ở Việt NamDụng cụ gồm ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sách, đèn cồn. Hóa chất gồm photppho đỏ, photpho trắng. III. Phương pháp: IV. Tổ chức hoạt động dạy học: ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong. Kiểm tra bài cũ : Bài mới : Nội dung Hoạt động thầy và trò I. Phân đạm: 1) Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây trồng. 2) Vai trò với cây trồng: Sgk 3) Hàm lượng đạm: %N = .100% mN : Khối lượng N có trong phân tử phân đạm. M : Khối lượng phân tử phân đạm. 3) Phân loại : a) Phân đạm amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 Khi bón tạo môi trường axit do: NH4+ + HOH D NH3 + H3O+ => Làm đất bị chua. Bón cho đất ít chua. b) Phân đạm nitrat : NaNO3, Ca(NO3)2 c) Ure: (NH2)2CO (Hàm lượng đạm 46%) - Điều chế: NH3+CO2 (NH2)2CO +H2O - Quá trình chuyển hóa ure trong đất: (NH2)2CO + H2O (NH4)2CO3 - Khi bón ít làm cho đất bị chua. II. Phân lân: 1) Phân lân cung cấp P cho cây dưới dạng PO43- 2) Vai trò với cây trồng: Sgk 3) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá qua %P2O5 tương ứng với lượng P trong phân. 4) Các loại phân lân: a) Phân lân nung chảy: là hh Ca3(PO4)2 và CaSiO3, MgSiO3 (%P2O5 = 12-14%). Chúng không tan trong nước => thích hợp đất chua. b) Supephotphat: * Supephotphat đơn (%P2O5 = 14-20%). - Thành phần chính Ca(H2PO4)2 có lẫn CaSO4 - Đchế: Ca3(PO4)2 + H2SO4 -> Ca(H2PO4)2 + CaSO4 * Supephotphat kép (%P2O5 = 40-50%). Chỉ chứa Ca(H2PO4)2. - Đchế: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 -> 2H3PO4 + 3CaSO4 Ca3(PO4)2 + 2H3PO4 -> Ca(H2PO4)2 III. Phân Kali: 1) Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố K dưới dạng ion K+. 2) Vai trò của phân K với cây trồng: Sgk 3) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá qua %K2O tương ứng với lượng K trong phân. 4) Một số phân Kali quan trọng: KCl, K2SO4 IV. Một số loại phân bón khác: 1) Phân hỗn hợp và phân phức hợp: * Phân hỗn hợp: chứa cả N, P, K (phân NPK): nitrophotka là hh của (NH4)2HPO4 và KNO3. * Phân phức hợp: Amôphot chứa hh các muối NH4H2PO4, (NH4)2HPO4. 2) Phân vi lượng: Sgk Hoạt động 1 - Hs nghiên cứu Sgk và dựa vào hiểu biết thực tế hãy cho biết: Phân đạm là gì ? Có những loại phân đạm gì ? Đặc điểm của những loại phân đạm này? Có thể sử dụng những loại phân đạm này như thế nào ? - Gv nhận xét ý kiến của Hs. - Gv có thể gợi ý hs trả lời các câu hỏi: + Phân amoni và phân đạm nitrat có điểm gì giống và khác nhau ? Từ đó suy ra đối với vùng đất chua nên bón loại phân đạm gì ? Vùng đất kiềm nên bón loại phân gì ? + Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi để khử chua được không ? Tại sao ? + Tại sao ure được sử dụng rộng rãi như vậy ? + Giai đoạn phát triển nào của cây đòi hỏi nhiều phân đạm hơn ? Loại cây trồng nào đòi hỏi nhiều phân đạm hơn ? Hoạt động 2 - Hs tìm hiểu: + Phân lân là gì ? Có mấy loại phân lân ? + Phương pháp sản xuất các loại phân lân ? + Đặc điểm của các loại phân lân ? Cách sử dụng ? - Gv gợi ý Hs trả lời qua các câu hỏi: + Tại sao phân lân tự nhiên và nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn sử dụng làm phân bón cho cây ? Phân lân nung chảy và phân lân tự nhiên thích hợp với loại đất nào ? Tại sao ? + Supephotphat đơn và kép khác nhau như thế nào ? Hoạt động 3 - Hs tìm hiểu: + Phân Kali là gì ? Những loại hợp chất nào được dùng làm phân Kali ? + Phân Kali cần thiết cho cây trồng như thế nào ? Loại cây trồng nào đòi hỏi bón nhiều loại phân Kali hơn ? Hoạt động 4 - Hs nghiên cứu Sgk để biết được: + Phân hỗn hợp và phân phức hợp khác nhau như thế nào ? Có các loại phân hỗn hợp, phức hợp gì ? + Phân vi lượng là gì ? Tại sao cần phải bón phân vi lượng cho đất ? 4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 3,4,5,6 Sgk Chuẩn bị bài luyện tập (kiến thức cần nắm và làm bài tập Sgk) tiết sau học. 5. Rút kinh nghiệm: Nên cho Hs chuẩn bị sẵn ở nhà theo câu hỏi như sau + Vai trò của phân đạm, lân, kali ? + Phân loại, đặc điểm của từng loại ? + Bón phù hợp cho những loại đất nào ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_19_phan_bon_hoa_hoc.doc
Giáo án liên quan