I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức :
* Hs biết: Kí hiệu hóa học, tên gọi các nguyên tố nhóm cacbon.
* Hs hiểu:
- Tính chất hóa học chungcủa các nguyên tố nhóm cacbon.
- Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất.
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện khả năng so sánh, vận dụng quy luật chung vào một nhóm nguyên tố.
- Rèn luyện khả năng lập luận, tìm được mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hóa học của nguyên tố.
II. Chuẩn bị:
Gv: Bảng tuần hoàn, bảng 4.1.
Hs: Xem lại phần kiến thức chương 1 và chương 2 SGK hóa học lớp 10.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp :
2. Bài mới :
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 22: Khái quát về nhóm Cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15/ 11/2005
Tiết pp : 32
Bài 22: khái quát về nhóm cacbon
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
* Hs biết: Kí hiệu hóa học, tên gọi các nguyên tố nhóm cacbon.
* Hs hiểu:
- Tính chất hóa học chungcủa các nguyên tố nhóm cacbon.
- Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất.
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện khả năng so sánh, vận dụng quy luật chung vào một nhóm nguyên tố.
- Rèn luyện khả năng lập luận, tìm được mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hóa học của nguyên tố.
II. Chuẩn bị :
Gv : Bảng tuần hoàn, bảng 4.1.
Hs : Xem lại phần kiến thức chương 1 và chương 2 SGK hóa học lớp 10.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
ổn định lớp :
Bài mới :
Nội dung
Hoạt động thầy và trò
I. Vị trí của nhóm cacbon trong BTH:
Là nhóm IVA gồm: Cacbon (C), Silic (Si), Gemani (Ge), Thiết (Sn), Chì (Pb).
II. Tính chất chung của các nguyên tố nhóm cacbon:
1. Cấu hình e nguyên tử :
- Trạng thái cơ bản ] [[p.
ns2 np2
Có 5e ngoài cùng trong đó có 2e độc thân => trong các hợp chất chúng có cộng hóa trị 2.
- Trạng thái kích thích: [ [[[.
ns1 np3
Có 4e độc thân => trong các hợp chất chúng có cộng hóa trị 4.
- Trong hợp chất chúng có số oxi hóa +4, +2, -4 ( trừ Ge, Sn, Pb ) tùy thuộc vào độ âm điện của nguyên tố liên kết với chúng.
2. Sự biến đổi tính chất của các đơn chất :
- Đi từ C->Pb tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
- Tính pkim của C<N, Si<P.
3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất :
- Hợp chất với Hiđro có CT chung RH4, độ bền giảm và tính khử tăng dần từ CH4 -> PbH4.
- Oxit có công thức : XO và XO2 và tính axit của XO2 giảm dần từ CO2 đến PbO2 đồng thời tính bazơ tăng dần.
Hoạt động 1
- Gv yêu cầu Hs tìm nhóm cacbon trong BTH, gọi tên các nguyên tố trong nhóm, cho biết vị trí của nhóm trong BTH.
Hoạt động 2
- Gv: Từ vị trí của nhóm trong BTH yêu cầu HS:
+ Viết cấu hình e nguyên tử lớp ngoài cùng và sự phân bố các e ngoài cùng vào các ô lượng tử ở trạng thái cơ bản và kích thích.
+ Nhận xét về số e độc thân ở trạng thái cơ bản, ở trạng thái kích thích.
+ Khả năng tạo thành LKHH từ các e độc thân.
- Hs nghiên cứu SGK, dưới sự dẫn dắt của Gv lần lượt giải quyết từng vấn đề.
- Gv kết luận: Để đạt được cấu hình e của khí hiếm các nguyên tử nhóm IVA tạo nên những cặp e chung với những nguyên tử khác và trong các hợp chất chúng có các số oxi hóa +2, +4. Ngoài ra cacbon và silic còn có số oxi hóa -4.
Hoạt động 3
- Hs nghiên cứu bảng 4.1 để phát hiện ra quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất. Giải thích.
+ Bán kính nguyên tử tăng do số lớp e tăng nhanh.
+ Độ âm điện, năng lượng ion hóa thứ nhất nói chung giảm.
+ Tính pkim giảm dần đồng thời tính kloại tăng dần do độ âm điện giảm dần nên khả năng nhận e yếu dần
- Gv yêu cầu Hs so sánh tính phi kim của C với N, Si với P. Giải thích.
- Hs: C có tính pkim yếu hơn N, Si yếu hơn P. Do độ âm điện của C<N, Si<P nên khả năng nhận e yếu hơn.
Hoạt động 4
- Hs:
+ Viết công thức các hợp chất với Hidro và công thức các oxit.
+ Quy luật biến đổi tính bền bởi nhiệt, tính khử của các hợp chất với Hiđro. Giải thích ?
+ Quy luật biến đổi tính axit-bazơ của các oxit.
- Gv gợi ý :
+ Dựa vào số e ngoài cùng để xác định công thức hợp chất với H.
+ Dựa vào hóa trị có thể có của các nguyên tố để viết công thức các oxit.
+ Dựa vào quy luật biến đổi tính axit bazơ của các oxit trong nhóm A để so sánh.
- Gv lưu ý Hs khả năng tạo liên kết với nhau tạo thành mạch dài lên đến hàng chục hàng trăm nguyên tử và khả năng này giảm nhanh từ C đến Pb.
Củng cố bài : Gv dùng bài tập 2, 3 để củng cố bài
Dặn dò: Về nhà xem lại kiến thức về cấu trúc tinh thể kim cương (lớp 10), tính chất hóa học của Cacbon (lớp 9).
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_22_khai_quat_ve_nhom_cac.doc