I/ Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Hs biết:
- Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh, xi măng, gốm
- Phương pháp sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng từ nguyên liệu thiên nhiên.
2. Về kĩ năng:
- Phân biệt thủy tinh, gốm, xi măng dựa vào thành phần, tính chất của chúng.
- Biết sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng vật liệ silicat.
II/ Chuẩn bị:
GV: Sơ đồ sản xuất clinke, xi măng
HS: Sưu tầm tìm kiếm các mẫu vật bằng thủy tinh, gốm, sứ.
III/ Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: trình bày tính chất hóa học của silic?
3. Tiến trình:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 23: Công nghiệp Silicat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/12/2007
Tiết: 32
Tuần: 16
Bài 23: CÔNG NGHIỆP SILICAT
I/ Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Hs biết:
Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh, xi măng, gốm
Phương pháp sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng từ nguyên liệu thiên nhiên.
2. Về kĩ năng:
- Phân biệt thủy tinh, gốm, xi măng dựa vào thành phần, tính chất của chúng.
- Biết sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng vật liệ silicat.
II/ Chuẩn bị:
GV: Sơ đồ sản xuất clinke, xi măng
HS: Sưu tầm tìm kiếm các mẫu vật bằng thủy tinh, gốm, sứ.
III/ Tổ chức hoạt động:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: trình bày tính chất hóa học của silic?
Tiến trình:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời theo gợi ý:
- Thủy tinh có thành phần hóa học chủ yếu là gì?
- Thủy tinh được chia thành những loại nào?
- Nêu những tính chất quan trọng của thủy tinh
- Thành phần chủ yếu của đồ gốm là gì?
- Có những loại đồ gốm nào? Cách sản xuất đồ gốm.
Cho học sinh quan sát một số mẫu đồ gốm.
- Thành phần hóa học chủ yếu của xi măng là gì?
- Xi măng Pooclăng được sản xuất như thế nào?
- Quá trình đông cứng của xi măng xảy ra như thế nào?
Dùng sơ đồ mô tả lò quay sản xuất xi măng.
Tham khảo sach giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Thành phần hóa học của thủy tinh là Na2O.CaO.6SiO2
- Có nhiều loại thủy tinh như: Thủy tinh thường, thủy tinh pha lê, thủy tinh đổi màu, thạch anh, thủy tinh màu
- Thủy tinh giòn, hệ số giãn nở nhiệt lớn.
- Thành phần điều chế từ đất sét và cao lanh.
- Đồ gốm gồm: sành, sứ và men.
- Thành phần chủ yếu của xi măng là 3CaO.SiO2; 2CaO.SiO2; 3CaO.Al2O3 .
- Vẽ sơ đồ sản xuất Ximăng.
- Quá trình đông cứng của xi măng là:
3CaO.SiO2 + 5H2O à Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2
2CaO.SiO2 + 4H2O à Ca2SiO4. 4H2O
3CaO.Al2O3 + 6H2O à Ca3(AlO3)2.6H2O
I/ Thủy tinh:
1. Thành phần và tính chất:
- Thành phần: Na2O.CaO.6SiO2
- Tính chất: Giòn, hệ số giản nở nhiệt lớn
2. Một số loại thủy tinh:
- Thủy tinh thường. Làm cửa kính, gương soi
- Thủy tinh pha lê: thay Na2O.CaO bằng K2O.PbO.
- Thủy tinh đổi màu có chứa: AgCl, AgBr
- Thủy tinh thạch anh: Chủ yếu là SiO2
- Thủy tinh có màu: thêm các loại oxit có màu như: Cr2O3, Fe2O3, MnO
II/ Đồ gốm: Vật liệu được điều chế từ đất sét và cao lanh.
1. Gạch ngói: (SGK)
2. Gạch chịu lửa: SGK
3. Sành sứ và men:
a. Sành: Đất sét nung 12000C à sành. Tráng men là cac muối nóng chảy tạo lớp bảo vệ.
b. Sứ: Cao lanh, fenspat, thạch anh, oxit kim loại nung 10000C, tráng men, nung tiếp 14000C à Sứ
c. Men: có thành phần là giống sứ, nhưng để nóng chảy hơn, khi nung tạo thủy tinh che bề mặt.
III/ Xi măng:
1. Thành phần: 3CaO.SiO2; 2CaO.SiO2; 3CaO.Al2O3 .
2. Sản xuất xi măng:
Đá vôi, đất sét nung ở 13000C trong lò quay à clanke, nghiền nhỏ với chất phụ gia à Xi măng
3. Quá trình đông cứng ximăng:
3CaO.SiO2 + 5H2O à Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2
2CaO.SiO2 + 4H2O à Ca2SiO4. 4H2O
3CaO.Al2O3 + 6H2O à Ca3(AlO3)2.6H2O
Các tinh thể hidrat xen kẽ với nhau tạo thành khói cứng và bền
Dặc dò: Về nhà hoàn thành đề cương ôn tập chuẩn bị ôn tập học kì I.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Nhận xét của tổ trưởng CM
...........................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_23_cong_nghiep_silicat.doc