I. Mục tiêu
Củng cố kiến thức về tính chất của photpho
Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, viết phương trình phản ứng
II. Phương pháp: thảo luận nhóm- bài tập
III. Chuẩn bị
Gv: Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng về photpho
Hs: Chuẩn bị kiến thức về photpho
IV. Tiến trình
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong lúc luyện tập
3. Các hoạt động
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 13: Photpho - Nguyễn Quang Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn tiết: 13
PHOTPHO
I. Mục tiêu
Củng cố kiến thức về tính chất của photpho
Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, viết phương trình phản ứng
II. Phương pháp: thảo luận nhóm- bài tập
III. Chuẩn bị
Gv: Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng về photpho
Hs: Chuẩn bị kiến thức về photpho
IV. Tiến trình
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong lúc luyện tập
3. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
- Yêu cầu Hs hệ thống kiến thức về tính chất vật lý của photpho đỏ và photpho trắng, tính chất hoá học của photpho? Viết phương trình phản ứng
I. Kiến thức
- Photpho vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử
- Viết các phương trình phản ứng
Hoạt động 2
Bài 1:ở điều kiện thường, photpho hoạt động mạnh hơn nitơ là do:
A. nguyên tử photpho có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tử nitơ
B. nguyên tử photpho có điện tích hạt nhân lớn hơn nguyên tử nitơ
C. nguyên tử photpho có obitan trống còn nguyên tử nitơ thì không
D. liên kết giữa các nguyên tử photpho trong phân tử kém bền hơn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nitơ
Bài 2: photpho đỏ và photpho trắng là 2 dạng thù hình của photpho nên:
A. đều có cấu trúc mạng phân tử và polime
B. đều tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường
C. đều tác dụng với kim loại hoạt động tạo thành photphua
D. đều khó nóng chảy và khó bay hơi
II. Bài tập
Thảo luận nhóm và chọn đáp án
Bài 1 : D
Bài 2: C
Hoạt động 3
Bài 3: hoàn thành các phương trình hoá học sau:
Các nhóm trình bày ra bảng phụ
Hoạt động 4
Bài 4:
Đun nóng 40 g Ca và P ( không có không khí) phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Để hoà tan X cần dùng 690 ml dung dịch HCl 2M tạo thành khí Y.
a. Thành phần của chất rắn X là:
A. Ca3P2 B. Ca3P2 và P
C. Ca3P2 và Ca D. B. Ca3P2 , Ca và P
b. Thành phần của khí Y là:
A. H2 B. PH3 C. PH3 và H2 D. N2 và H2
Hướng dẫn Hs viết phương trình phản ứng và các bước làm
Các nhóm thảo luận
1 Hs lên bảng
Theo (1) vô lí
Vậy Ca còn dư
a. C
b. C
Hoạt động 5: Bài tập về nhà
Đốt cháy a g P trong lượng dư oxi rồi hoà tan sản phẩm vào nước thu được dung dịch A. Trung hoà dung dịch A bằng 100 g dung dịch NaOH thu được dung dịch B. Thêm lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch B thu được 41,9 g kết tủaC màu vàng
Xác định A, B, C. Viết các phương trình phản ứng
Tính a g
Tính nồng độ dung dịch NaOH
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_tiet_13_photpho_nguyen_quang.doc