I. Mục tiêu
- HS biết viết phương trình điện ly
- Biết cách tính nồng độ ion và nồng độ phân tử của các chất điện ly .
- Yêu thích môn học . Biết vận dụng vào thực tiễn
II. Phương pháp: đàm thoại – giải bài tập.
III. Chuẩn bị
Gv: Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng tính nồng độ ion , nồng độ phân tử.
Hs: Chuẩn bị kiến thức về sự điện li.
IV. Tiến trình
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong lúc luyện tập
3. Các hoạt động
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 2: Luyện tập sự điện li - Nguyễn Quang Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn tiết 2:
LUYỆN TẬP SỰ ĐIỆN LI
I. Mục tiêu
- HS biết viết phương trình điện ly
- Biết cách tính nồng độ ion và nồng độ phân tử của các chất điện ly .
- Yêu thích môn học . Biết vận dụng vào thực tiễn
II. Phương pháp: đàm thoại – giải bài tập.
III. Chuẩn bị
Gv: Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng tính nồng độ ion , nồng độ phân tử.
Hs: Chuẩn bị kiến thức về sự điện li.
IV. Tiến trình
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong lúc luyện tập
3. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức về sự điện li
? Định nghĩa quá trình điện ly và chất điện ly. Cho ví dụ
Bổ sung thêm: một số chất khi nóng chảy cũng phân li ra ion, nên ở trạng thái nóng chảy các chất này cũng dẫn được điện
- Sự điện ly: Là quá trình phân ly các chất trong nước ra ion
- Chất điện ly : Là chất khi tan trong nước phân ly ra ion
Ví dụ: NaCl ® Na+ + Cl-
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng sự điện li
1. Dd nào sau đây không dẫn được điện?
a. dd KCl c. dd NaHSO4
b. dd CH3COONa d. dd rượu etylic
2. Chất nào không điện li ra ion khi hoà tan trong nước?
a. CaCl2 c. glucozo
b. HNO3 d. KOH
3. Sự điện li là:
a. sự hoà tan một chất vào nước tạo thành dd
b. sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay nóng chảy
c. sự phân li một chất thành ion dước tác dụng của dòng điện
d. thực chất là quá trình oxihoá – khử
4. Các dd axit, bazơ, muối dẫn được điện là do dd của chúng có các:
a. ion trái dấu c. anion
b. caction d. chất
Chọn phương án đúng
1. d
2. c
3. b
4. a
Hoạt động 3: nguyên nhân tính dẫn điện của dd chất điện li
- Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li của các chất?
- Tại sao các dung dịch: KOH, CuSO4, HClO4 dẫn được điện?
Nước đóng vai trò là dung môi phân cực
Viết phương trình diện li và giải thích
KOH ®K+ + OH-
CuSO4 ® Cu2+ + SO42-
HClO4 ® H+ + ClO4-
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng
1. Viết phương trình điện li của các dd sau: K3PO4, Al2(SO4)3, H2SO4 , Ca(OCl)2, MgCl2
Gọi 5 Hs lên bảng
Hướng dẫn Hs viết phương trình điện li và hoàn thiện các phương trình đó
2. Viết công thức phân tử của chất khi điện ly ra ion sau :
a. K+ và CrO42- ; b. Fe3+ và NO3-
c. Mg2+ và MnO4- ; c. Al3+và SO4 2-
Gọi 4 Hs lên bảng
Hướng dẫn hs làm
Lên bảng
Các Hs còn lại làm vào vở
Hs khác nhận xét bài làm trên bảng
2.
a. K2CrO4
b. Fe(NO3)3
c. MgMnO4
d. Al2(SO4)3
4. Củng cố – dặn dò:
Cách viết phương trình điện li
BTVN:
1. Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch dẫn điện kém nhất là :
a. HCl b. HF c. HI d. HBr Giải thích ?
2. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là :
a. NaI 0,002 M b. NaI 0,010 M c. NaI 0,100 M d. NaI 0,001 M Giải thích ?
3. Trong 800ml có 8gam NaOH
Tính nồng độ mol/l của dd NaOH
Phải thêm ? ml H2O vào 200 ml dd NaOH trên để có dd NaOH 0.1M
4. Tính số ml H2O cần thêm vào 2 lít dd NaOH 1 M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0.1 M .
Chuẩn bị bài phân loại chất điện li
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_tiet_2_luyen_tap_su_dien_li.doc