Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 37-45 - Nguyễn Huy Đoan

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

 - Biết: * Phân loại hợp chất hữu cơ.

 * Gọi tên mạch C chính gồm từ C1 - C10.

2. Về kỹ năng, tư duy:

Gọi tên hợp chất hữu cơ khi biết CTCT và viết được CTCT khi biết tên gọi.

II. CHUẨN BỊ:

 Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao.

 Giáo Viên: Máy tính, máy chiếu và các phần mềm: Hình 4.4 SGK, bảng số đếm và tên mạch C chính, sơ đồ phân loại hợp chất hữu cơ.

 III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: Viết CTPT, CTCT 2 hợp chất hữu cơ chỉ có chứa C và H và 2 hợp chất hữu cơ có chứa Oxi ?

HS: Lên bảng viết.

GV nhận xét, ĐVĐ vào bài mới mục I.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 37-45 - Nguyễn Huy Đoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/ 2008 Ngày giảng: 18/11/ 2008 Chương 4: đại cương về hoá học hữu cơ Tiết: 37: Bài 25: Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết: + Khái niệm về hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ. + Một số phương pháp tách, tinh chế hợp chất hữu cơ cơ bản. 2. Về kỹ năng, tư duy: Thao tác tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. II. Chuẩn bị: Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. Giáo Viên: Dụng cụ chưng cất và phễu chiết, bình tam giác, giấy lọc, tranh ảnh vẽ dụng cụ chưng cất. Hoá chất: H2O, dầu ăn. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: GV gọi 1 HS đọc SGK phần Tư liệu trang 105 SGK và ĐVĐ vào bài. Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ đã học ở lớp 9. HS: Nhớ lại kiến thức đã học, nêu khái niệm. GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. GV yêu cầu HS lấy một số thí dụ về hợp chất hữu cơ HS đã biết HS lấy VD và viết công thức cấu tạo. GV yêu cầu HS nhận xét về thành phần cấu tạo, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hợp chất hữu cơ so với hợp chất vô cơ. HS: ... GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện nội dung kiến thức cho HS. Hoạt động 2: GV ĐVĐ: Muốn có hợp chất hữu cơ tinh khiết phải sử dụng các biện pháp thích hợp để tách chúng khỏi hốn hợp. Thông thường ta sử dụng các PP sau: ... GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK. HS: Nghiên cứu SGK để hoàn thiện nội dung. GV Bổ sung và hướng dẫn HS liên hệ cách chưng cất rượu trong dân gian. GV hướng dẫn HS liên hệ phương pháp chiết tinh dầu Bạc hà, dầu xả có ở địa phương và yêu cầu HS tìm hiểu. GV hướng dẫn HS liên hệ PP kết tinh đường từ mía hoặc PP kết tinh muối ăn. GV cho HS quan sát một số dụng cụ tách chiết có trong phòng TN và yêu cầu HS làm TN tách dầu ăn ra khỏi nước. HS quan sát và tiến hành TN theo hướng dẫn của GV. I. Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ: 1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ: * Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...). * Hoá học hữu cơ là ngành Hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. 2. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ: VD: CH4; C2H4; C2H5OH; CH3Cl, ... Nhận xét: a) Về thành phần và cấu tạo: * Nhất thiết phải chứa cacbon. Ngoài ra còn có các nguyên tố khác như H, O, N, S, P, halogen... * Liên kết hoá học ở các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị. b) Về tính chất vật lí: * Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi) * Thường không tan hoặc ít tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ. c) Về tính chất hoá học: * Đa số các hợp chất hữu cơ khi bị đốt thì cháy, chúng kém bền với nhiệt nên dễ bị phân huỷ bởi nhiệt. * Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định, thường cần đun nóng hoặc cần có xúc tác. II Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: 1. Phương pháp chưng cất: * Cơ sở của phương pháp chưng cất là dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hỗn hợp. * Khái niệm sự chưng cất : Chưng cất là quá trình làm hoá hơi và ngưng tụ của các chất lỏng trong hỗn hợp 2. Phương pháp chiết: * Cơ sở của phương pháp chiết : Dựa vào độ tan khác nhau trong nước hoặc trong dung môi khác của các chất lỏng, rắn. * Cách làm: Dùng dụng cụ chiết (phiễu chiết) tách các chất lỏng không hoà tan vào nhau ra khỏi nhau. 3. Phương pháp kết tinh: * Cơ sở của phương pháp kết tinh : Dựa vào độ tan khác nhau của các chất rắn theo nhiệt độ. * Cách làm: Hoà tan chất rắn vào dung môi đến bão hoà, lọc tạp chất, rồi cô cạn, chất rắn trong dung dịch sẽ kết tinh ra khỏi dung dịch theo nhiệt độ. 4. Củng cố T37: ? Khái niệm và đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. ? Cơ sở và nội dung của các phương pháp tách biệt, tinh chế hợp chất hữu cơ.5. Dặn dò về nhà: * Làm BT SGK Trang 104. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 38 Bài26: Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ). Câu hỏi chuẩn bị: Lập một sơ đồ đơn giản để phân loại hợp chất hữu cơ? Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 2008 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... ................................................... Ngày soạn: 22/11/ 2008 Ngày giảng: 25/11/ 2008 Tiết: 38: Bài 26: phân loại & gọi tên hợp chất hữu cơ I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết: * Phân loại hợp chất hữu cơ. * Gọi tên mạch C chính gồm từ C1 - C10. 2. Về kỹ năng, tư duy: Gọi tên hợp chất hữu cơ khi biết CTCT và viết được CTCT khi biết tên gọi. II. Chuẩn bị: Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. Giáo Viên: Máy tính, máy chiếu và các phần mềm: Hình 4.4 SGK, bảng số đếm và tên mạch C chính, sơ đồ phân loại hợp chất hữu cơ. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Viết CTPT, CTCT 2 hợp chất hữu cơ chỉ có chứa C và H và 2 hợp chất hữu cơ có chứa Oxi ? HS: Lên bảng viết. GV nhận xét, ĐVĐ vào bài mới mục I. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu thành phần phân tử một số chất hữu cơ đã viết trong phần kiểm tra bài cũ trên từ đó phân loại và rút ra khái niệm về hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon. HS: ... GV nhận xét => KL và bổ sung phân loại chi tiết theo sơ đồ. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS viết các phương trình phản ứng hữu cơ: CH3- O - CH3 + Na đ ? 2H3C - CH2 - OH + 2Na đ? CH3COOH + NaOH đ ? ? Nhận xét về các nguyên tử, nhóm nguyên tử gây ra phản ứng. Rút ra khái niệm về nhóm chức? HS: ... GV nhận xét, giới thiệu một số nhóm chức thường gặp. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK rút ra nhận xét về cách gọi tên thông thường của các hợp chất hữu cơ. HS: ... GV nhận xét, bổ sung => KL GV lấy một số thí dụ hợp chất hữu cơ HS đã biết công thức, yêu cầu HS gọi tên, GV gợi ý để HS phân tích thành phần tên gọi. Rút ra kết luận cách gọi tên hợp chất hữu cơ theo kiểu gốc - chức. GV yêu cầu HS vận dụng gọi tên một số hợp chất hữu cơ khác theo tên gốc - chức... GV cho HS nghiên cứu số đếm và tên của mạch cacbon theo IUPAC. Vận dụng gọi tên một số mạch cacbon. Rút ra kết luận cách gọi tên hợp chất hữu cơ theo tên thay thế? HS: .... GV nhận xét => KL và yêu cầu HS gọi tên một số hợp chất để củng cố I. phân loại Hợp chất hữu cơ: 1. Phân loại: * Hiđrocacbon là những hợp chất được tạo thành bởi các nguyên tử của hai nguyên tố C và H. * Dẫn xuất của hiđrocacbon là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C, H ra còn có một hay nhiều nguyên tử của các nguyên tố khác như O, N, S, halogen... Sơ đồ phân loại: Hợp chất hữu cơ Hiđrocacbon Dẫn xuất hiđrocacbon * Hiđrocacbonno * Hiđrocacbon không no * Hiđrocacbon thơm * Dẫn xuất halogen * Ancol, phenol * Anđehit, xeton * Axcacbonxilic * Este 2. Nhóm chức: NX: Nhóm - OH, - COOH đã gây ra các phản ứng phân biệt etanol, axit axetic với đimetyl ete và với các loại hợp chất khác nên nhóm -OH, -COOH được gọi là nhóm chức. Kết luận : Nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. II. danh pháp của hợp chất hữu cơ: 1. Tên thông thường: * Đặt theo nguồn gốc tìm ra chất. * Đôi khi phần đuôi trong tên gọi chỉ loại chất. Thí dụ: SGK 2. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC: a) Tên gốc - chức TQ: Tên phần gốc + Tên phần định chức VD: CH3CH2 - Cl CH3CH2 -O-COCH3 (etyl || clorua) (etyl || axetat) etyl clorua etyl axetat b) Tên thay thế TQ: Tên phần thế + Tên mạchcacbon (Có thể không có) VD: CH3- CH2 - Cl : cloetan 4. Củng cố T38: 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT SGK Trang 109, 110. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 39 Bài27: Phân tích nguyên tố). Câu hỏi chuẩn bị: Có một hợp chất hữu cơ chưa biết. Hãy nêu các bước lý thuyết và thực nghiệm để có thể thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ đó? Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 2008 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... ................................................... Ngày soạn: 24/11/ 2008 Ngày giảng: 27/11/ 2008 Tiết: 39: Bài 27: phân tích nguyên tố I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết: * Nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. * Cách tính hàm lượng % nguyên tố từ kết quả phân tích. 2. Về kỹ năng, tư duy: Rèn kỹ năng tính hàm lượng % nguyên tố từ kết quả phân tích. II. Chuẩn bị: Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. Giáo Viên: Dụng cụ hoá chất TN: * Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ, phễu thuỷ tinh, capsun, giấy lọc, bông, ống dẫn khí (Dụng cụ theo hình vẽ SGK). * Hoá chất: Gluczơ, CuSO4, (khan), CuO (bột), dung dịch Ca(OH)2, dung dịch AgNO3, CHCl3, C2H5OH. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi phần chuẩn bị bài mới giao tiết trước và ĐVĐ vào bài. Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: ? Nêu mục đích của phân tích định tính? Cách thức tiến hành? HS: ... GV nhận xét và hướng dẫn HS nghiên cứu cách xđ các nguyên tố: C, H, N, X... theo trình tự SGK. GV hướng dẫn HS làm các TN Xác định C và H, N, X như hình vẽ SGK. HS nghiên cứu SGK và làm TN => KL. GV nhận xét => KL. Hoạt động 2: ? Dựa vào SGK nêu mục đích, cách thức tiến hành của PP phân tích định lượng? HS: Xem SGK để trả lời... GV nhận xét => KL. ? Nêu PP định lượng C, H? HS: ... GV nhận xét => KL. ? Tương tự nêu PP định lượng N, các nguyên tố khác? HS: ... GV nhận xét và yêu cầu HS nghiên cứu VD SGK trang 113. I. Phân tích định tính: Mục đích: Xác định sự có mặt của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. PP: Chuyển các hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi nhận ra chúng bằng các phản ứng đặc trưng. 1. Xác định cacbon và hiđrô: Nung nóng hợp chất hữu cơ => CO2 và H2O rồi nhận ra CO2 bằng Ca(OH)2 và H2O bằng CuSO4 khan.. 2. Xác định nitơ: Chuyển thành muối amôni và nhận biết dưới dạng NH3 (mùi khai) 3. Xác định Halogen: Phân huỷ hợp chất hữu cơ => Clo tách ra dạng HCl và được nhận biết bằng dung dịch AgNO3. II Phân tích định lượng: Mục đích: Xác định tỷ lệ khối lượng (hàm lượng) các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ. PP: Phân huỷ hợp chất hữu cơ rồi định lượng chúng bằng PP khối lượng hoặc PP thể tích. 1. Định lượng C, H: Hàm lượng C => từ mCO2, hàm lượng H => từ mH2O phân huỷ ra từ hợp chất hữu cơ. CT tính: SGK. 2. Định lượng N: SGK 3. Định lượng nguyên tố khác: Halogen: SGK. Lưu huỳnh: SGK. Ôxi: SGK. VD: SGK trang 113. Hoạt động 3: 4. Củng cố T39: ? Có một hợp chất hữu cơ chưa biết. Hãy nêu các bước lý thuyết và thực nghiệm để có thể thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ đó? HS: ... GV nhận xét ... => Chưa đủ đk để xđ CTPT hợp chất hữu cơ mà mới chỉ xđ được % về khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ. GV yêu cầu HS vận dụng giải BT 5 trang 114 SGK. Dặn dò về nhà: * Làm BT SGK Trang 113, 114. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 40 Bài28: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ). Câu hỏi chuẩn bị: Nêu các PP thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ kết quả phân tích định tính, định lượng đã học trong bài trên (% về m của các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ)? Mỗi bàn có ít nhất 02 máy tính bỏ túi. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 2008 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... ................................................... Ngày soạn: 24/11/ 2008 Ngày giảng: 28/11/ 2008 Tiết: 40: Bài 28: công thức phân tử hợp chất hữu cơ I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: * Biết: Các khái niệm và ý nghĩa của các loại công thức: CTĐGN, CTPT của hợp chất hữu cơ. 2. Về kỹ năng, tư duy: * Cách thiết lập CTĐGN từ kết quả phân tích nguyên tố. * Cách tính phân tử khối và thiết lập CTPT thông qua công thức đơn giản và không thông qua công thức đơn giản nhất. II. Chuẩn bị: Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu kết quả của phép phân tích định tính và định lượng đã học tiết trước. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi phần kiểm tra bài cũ và ĐVĐ vào bài. Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: GV? Nêu ý nghĩa của CTPT và CTĐGN? HS: Dựa vào SGK trả lời ... GV nhận xét bổ sung thêm và ĐVĐ hướng dẫn HS nghiên cứu cách thiết lập CTĐGN. ? Hãy nghiên cứu VD ở SGK trang 115 từ đó nêu khái quát các bước thiết lập CTĐGN từ %m của các nguyên tố thu được qua phân tích định tính? HS: nghiên cứu VD và nêu các bước... GV nhận xét và bổ sung thêm. Hoạt động 2: ? Nêu các xđ khối lượng mol phân tử đối với chất khí và chất lỏng dễ hoá hơi; đối với chất rắn và chất lỏng khó hoá hơi? HS: ... GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện nội dung kiến thức cho HS. ? Nghiên cứu SGK và cho biết các PP thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ? PP nào cho kết quả chính xác và là PP tổng quát hơn cả? HS: ... GV nhận xét và yêu cầu HS nghiên cứu kỹ cách giải VD SGK trang 117. GV nhận xét, bổ sung: Mặc dù PP thiết lập CTPT không thông qua CTĐGN có thuận lợi và ngắn gọn hơn PP giải thông qua CTĐGN tuy nhiên kết quả cho độ chính xác không cao nhiều khi khó làm tròn hoặc làm tròn sai với đề bài. => Nên giải theo PP thông qua công thức đơn giản. I. Công thức đơn giản nhất: 1. CTPT và CTĐGN: CTPT: Cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử. CTĐGN: Cho biết tỷ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử 2. Thiết lập CTĐGN: a/ VD: SGK. b/ Tổng quát: * Lập tỷ lệ số nguyên tử trong phân tử. * Chuyển tỷ lệ đó thành số tối giản => CTĐGN CT cụ thể: SGK. II Thiết lập CTPT: 1. Xác định khối lượng mol phân tử: Đối với chất khí và chất lỏng dễ hoá hơi: áp dụng các CT: MA = MB. dA/B ; và MA = 29. dA/KK . Đối với chất rắn và chất lỏng khó hoá hơi: (Xem phần tư liệu trang 118, 119). 2. Thiết lập CTPT: a/ VD: SGK. PP Giải: * Thông qua CTĐGN: Kết quả CTPT C10H12O2. * Không thông qua CTĐGN: Kquả: CTPT C10H12O2. b/ Nhận xét tổng quát: Hai kết quả giải bằng hai PP trên là giống nhau nhưng cách giải thứ nhất luôn cho kết quả chính xác hơn và là PP tổng quát hơn cả. 4. Củng cố T40: ? Có một hợp chất hữu cơ chưa biết. Hãy nêu các bước lý thuyết và thực nghiệm để có thể thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ đó? HS: ... GV nhận xét ... => Các bước lý thuyết và thực nghiệm để xđ CTPT của một hợp chất hữu cơ. GV yêu cầu HS vận dụng giải BT 4 phần b trang 118 SGK. 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT SGK Trang 118. * Nghiên cứu phần tư liệu SGK. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 41 Bài29: Luyện tập: Chất hữu cơ, CTPT). + Ôn tập lý thuyết cơ bản. + Làm các BT SGK các bài học và bài luyện tập trước ở nhà. + Máy tính bỏ túi, giấy nháp để giải BT trên lớp. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 2008 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... ................................................... Ngày soạn: 24/11/ 2008 Ngày giảng: 28/11/ 2008 Tiết: 41: Bài 29: luyện tập Về: chất hữu cơ - Công thức phân tử I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức về: * Các PP tách biết và tinh chế hợp chất hữu cơ. * Các PP phân tích định tính và định lượng hợp chất hữu cơ. 2. Về kỹ năng, tư duy: Rèn kỹ năng giải BT xác định CTPT từ kết quả phân tích. II. Chuẩn bị: Học sinh: Luyện tập trước ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. Giáo Viên: Hệ thống câu hỏi và BT. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi Luyện tập. 3. Tiến hành luyện tập: Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: GV yêu cầu HS thảo luận và phân tích nội dung Sơ đồ tóm tắt kiến thức cơ bản ở SGK trang 120. HS: Phân tích ngắn gọn... GV nhận xét và nêu tóm tắt lại kiến thức cần nhớ theo sơ đồ. Hoạt động 2: GV gọi 02 HS có lực học TB lên bảng trả lời các câu hỏi trong BT 1 SGK trang 121. (điều chỉnh phần c: độ tan -> tan) HS1: a, b, c. HS2: d, e. HS 3 (khá) nhận xét, hoàn thiện nội dung BT1. GV gọi 02 HS lên bảng làm 2 BT: BT2a/; BT 3. HS1: BT 2a/ HS2: BT 3. HS cả lớp làm bài tập trên theo hướng dẫn của GV, đối chiếu kquả trên bảng. GV gọi 2-4 HS nhận xét lần lượt 2 bài làm của bạn trên bảng. GV nhận xét nhắc lại các bước tiến hành giải BT xđ CTPT dựa vào kquả phân tích. GV gọi 02HS lên bảng giải BT 4/121: HS1: a/ Qua công thức đơn giản. HS2: b/ Không qua công thức đơn giản. GV nhận xét, bổ sung: Mặc dù trong BT này cả hai cách giải cho kết quả như nhau tuy nhiên cách 1 luôn cho kết quả chính xác, dễ suy luận, còn cách 2 nhiều khi kết quả làm tròn theo toán học lại dẫn đến sai lầm. GV HD HS giải BT2/b, BT 5 ở nhà. I. Kiến thức cơ bản: Sơ đồ SGK trang 120. II Bài tập: BT 1/ 121: a/ ... hỗn hợp hơi .... đun nóng... b/ ... nhiệt độ sôi ... khối lượng riêng... c/ ... không trộn lẫn vào nhau ... chất tan ... không tan... d/ ... sự thay đổi độ tan.... BT 2/ a/ 121: Giải: Ta có: %mO = 100% - (49,40% + 9,80% + 19,10%) = 21,70%. dA/KK = MA/29 = 2,52 => MA= 73 (g/mol) Gọi CTPT của A là: CxHyOzNt ta có: = 0,73 => x = 3, y = 7, z = 1, t = 1. => CTPT của A là C3H7ON. BT3/121: Giải: Ta có: %mO = 100% - (54,8% + 4,80% + 9,30%) = 31,10%. MA= 153 (g/mol) Gọi CTPT của A là: CxHyOzNt ta có: => x = 7, y = 7, z = 3, t = 1. => CTPT của A là C7H7O3N. Phân tử khối là số lẻ vì nguyên tố N có hoá trị lẻ nên số nguyên tử H là số lẻ. BT4/121 Giải: a/ Kết quả: C20H36O4. b/ Kết quả: C20H36O4. BT5/121: VN làm tương tự các bài trên. 4. Củng cố T41: ? có một hỗn hợp hợp chất hữu cơ. Hãy nêu các bước lý thuyết và thực nghiệm để có thể xđ CTPT của các hợp chất hữu cơ có trong hỗn hợp đó? HS: ... GV nhận xét và nhắc lại các bước trên. 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT còn lại ở SGK, tham khảo BT SBT. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 42,43: Bài30: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ). Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 2008 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... Ngày soạn: 24/11/ 2008 Ngày giảng: 29/11/ 2008 Tiết: 42 - 43: Bài 30: cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết: Khái niệm về đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể. - Hiểu: Những nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học. 2. Về kỹ năng, tư duy: - Biết viết CTCT của các hợp chất hữu cơ. II. Chuẩn bị: Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. Giáo Viên: Máy tính, máy chiếu và phần mềm một số mô hình phân tử ở SGK.. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: GV gọi HS viết CTCT 2 chất ứng với CTPT C2H6O và những tính chất cơ bản nhất của chúng. HS: ... GV nhận xét và yêu cầu HS so sánh 2 chất về : thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học. HS: ... GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra nội dung luận điểm 1. GV viết CTCT 3 chất trong SGK. HS nhận xét rút ra luận điểm 2. GV nêu thí dụ về 2 chất có cùng số lượng nguyên tử nhưng khác nhau về thành phần phân tử. HS so sánh, rút ra luận điểm 3. GV lấy thí dụ 2 dãy đồng đẳng như trong SGK rồi yêu cầu HS viết CTTQ cho từng dãy, rút ra quy luật, nêu định nghĩa đồng đẳng và giải thích. HS: GV nhận xét nhấn mạnh 2 nội dung quan trọng: GV sử dụng thí dụ những chất khác nhau có cùng CTPT để HS rút ra định nghĩa đồng phân. HS: GV nhận xét, bổ sung ĐN Hoạt động 2: GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về liên kết s, liên kết p đã học ở lớp 10 đồng thời khai thác thí dụ trong SGK (máy chiếu) để củng cố các khái niệm liên kết đơn, đôi, ba. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK => Các loại CTCT. HS: GV nhận xét chiếu các loại CTCT và hướng dẫn cách viết Hoạt động 3: Củng cố T42, dặn dò VN: a/ Củng cố: BT 4, 5, 6 SGK trang 129. b/ Dặn dò VN: BT: 1, 2, 3, 10 SGK trang 129. Xem kỹ phần còn lại của bài. Hoạt động 4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK rút ra các khái niệm, kết luận về đồng phân cấu tạo. Hoạt động 5: GV yêu cầu HS quan sát các công thức lập thể trong SGK, GV nêu quy ước các nét dùng biểu diễn công thức lập thể. GV dùng mô hình để HS dễ quan sát. HS vận dụng biểu diễn công thức lập thể 1 chất theo yêu cầu của GV GV giới thiệu mô hình phân tử rỗng, đặc (máy chiếu). HS nghiên cứu mô hình => KL rỗng đặc Hoạt động 6: GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo không gian phân tử CH3 -CH = CH -CH3 (máy chiếu) nhận xét về công thức cấu tạo, vị trí không gian của các nguyên tử trong phân tử, rút ra kết luận về đồng phân lập thể như trong SGK. GV hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ mối quan hệ giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể để phân biệt 2 loại đồng phân này. GV lấy thí dụ về cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học. HS nhận xét, so sánh rút ra kết luận điểm giống và khác giữa cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học. I. thuyết cấu tạo hoá học: 1. Nội dung của thuyết cấu tạo hóa học: a. Luận điểm 1: H3C - CH2 - O - H H3C - O - CH3 Chất lỏng Chất khí Tác dụng với Na Ko tác dụng với Na Nội dung luận điểm: ... SGK. b. Luận điểm2: CH3 - CH2 - CH2 - CH3 (mạch không nhánh) CH3 - - CH3 (mạch có nhánh) (mạch vòng) Nội dung: .... SGK c. Luận điểm 3: Khí Lỏng Cháy Không cháy Nội dung: SGK 2. Đồng đẳng, đồng phân: a) Đồng đẳng: * ĐN: + Thành phần phân tử hơn kém nhau n nhóm (- CH2) + Có tính chất tương tự nhau (do có cấu tạo hoá học tương tự nhau) b) Đồng phân: Thí dụ : Etanol và đimetyl ete có tính chất khác nhau nhưng lại có cùng công thức phân tử là C2H6O. Metyl axetat, etyl fomiat và axit propionic là 3 chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là C3H6O2. * ĐN: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân. II. Liên kết tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_tiet_37_45_nguyen_huy_doan.doc