I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố, ôn tập các tính chất của nitơ, phôt pho, amoniac, muối amoni, axit nitric, axit phôtphoric và muối phôtphát, muối nitrat.
2. Kĩ năng: Trên cơ sở các kiến thức hóa học của chương II, luyện tập kĩ năng giải bài tập hóa học.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh học bài, làm được các bài tập quen thuộc.
III. Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại và diễn giải.
IV. Tổ chức hoạt động:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 13: Bám sát 13. Bài tập - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bám sát 13: BÀI TẬP
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố, ôn tập các tính chất của nitơ, phôt pho, amoniac, muối amoni, axit nitric, axit phôtphoric và muối phôtphát, muối nitrat.
2. Kĩ năng: Trên cơ sở các kiến thức hóa học của chương II, luyện tập kĩ năng giải bài tập hóa học.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh học bài, làm được các bài tập quen thuộc.
III. Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại và diễn giải.
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bằng pp hh hãy nhận biết các chất sau.
a. Dd: H3PO4, HNO3, NH4NO3, NaNO3.
b. Dd: (NH4)3PO4, NH4NO3, NaOH, NaCl.
a. Chiết mỗi chất một ít làm mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho quỳ tím vào 4 mẫu thì:
- Không đổi màu là NaNO3, NH4NO3
- 2 mẫu còn lại (H3PO4, HNO3) làm quỳ tím chuyển sang đỏ.
Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu H3PO4, HNO3. thì:
+ â vàng là H3PO4
H3PO4 + 3AgNO3 à Ag3PO4 + 3HNO3
+ Còn lại là HNO3
Cho dung dịch NaOH vào 2 mẫu NaNO3, NH4NO3, đun nhẹ và để 2 miếng quỳ tím ẩm trên hai miệng ống nghiêm.
+ Quỳ tím hóa xanh là NH4NO3
NH4NO3 + NaOH –t0-> NaNO3 + NH3 + H2O
+ Còn lại là NaNO3
b. Chiết mỗi chất một ít làm mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho quỳ tím vào 4 mẫu thì:
- Quỳ tím hóa xanh là NaOH
- Còn lại 3 mẫu ((NH4)3PO4, NH4NO3, NaCl). Cho dung dịch AgNO3 vào thì:
+ â vàng là (NH4)3PO4
(NH4)3PO4 + 3AgNO3 à Ag3PO4 + 3 NH4NO3
+â trắng là NaCl
NaCl + AgNO3 à AgCl + NaNO3
+ Còn lại là NH4NO3
Hoạt động 2
Cho 3,27 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 1,568 lít khí NO (đktc).
a. Tính % theo khối lượng trong hỗn hợp.
b. Nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat sinh ra ở trên. Tính khối lượng oxit kim loại sinh ra sau khi nhiệt phân.
a. 3Cu + 8HNO3 à 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
x à x à (2x)/3 mol
Al + 4HNO3 à Al(NO3)3 + NO + 2H2O
y à y à y mol
nNO = (1,568/22,4) = 0,07 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của Cu và Al
Ta có: 64x + 27y = 3,27 x = 0,03 mol
(2x/3) + y = 0,07 y = 0,05 mol
mCu = 0,03.64 = 1,92 g
%mCu = (1,92/3,27).100% = 58,7%
%mAl = 41,3%
b. 2Cu(NO3)2 –t0-> 2CuO + 4NO2 + O2
0,03 à 0,03 mol
4Al(NO3)3 –t0-> 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2
0,05 à 0,025 mol
mhh = 0,03.80 + 0,025.102 = 4,95 gam
Hoạt động 3
Cho 11,55 gam hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng hết với HNO3 2M thu được 1,12 lít khí NO (đktc).
a. Tính % theo khối lượng trong hỗn hợp.
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 cần dùng?
Al + 4HNO3 à Al(NO3)3 + NO + 2H2O
0,05 0,2 ß 0,05 mol
Al2O3 + 6HNO3 à 2Al(NO3)3 + 3H2O
0,1 à 0,6 mol
nNO = (1,12/22,4) = 0,05 mol
mAl = 0,05.27 = 1,35 gam, mAl2O3 = 10,2 gam
nAl2O3 = 10,2/102 = 0,1 mol
=> %mAl =(1,35/11,55).100% = 11,7%; %mAl2O3 =88,3%
VHNO3 = 0,8/2 = 0,4 lít
2. Củng cố và dặn dò: Về học bài và làm bài. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_13_bam_sat_13_bai_tap_nguyen_hai.doc