I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Các đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Phân biệt được hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
- Phân loại được hợp chất hữu cơ và phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
- So sánh được sự khác nhau về tính chất giữa giữa chất hữu cơ và vô cơ.
- Nắm được tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về phân tích nguyên tố để biết cách xác định thành phần định tính và định lượng của hợp chất hữu cơ. Giải được các dạng bài tập về lập công thức phân tử.
- Viết và nhận dạng được một số loại phản ứng trong hóa hữu cơ.
- Dựa vào thuyết cấu tạo hóa học để giải thích hiện tượng đồng đẳng và đồng phân.
3. Thái độ tình cảm: Môn hóa học gần gũi thực tế. Có ý thức bảo vệ môi trường và yêu thích môn hóa học hơn.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh học bài, làm được các bài tập quen thuộc.
III. Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại và diễn giải.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 15: Bám sát 15. Bài tập - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bám sát 15: BÀI TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Các đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Phân biệt được hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
- Phân loại được hợp chất hữu cơ và phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
- So sánh được sự khác nhau về tính chất giữa giữa chất hữu cơ và vô cơ.
- Nắm được tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về phân tích nguyên tố để biết cách xác định thành phần định tính và định lượng của hợp chất hữu cơ. Giải được các dạng bài tập về lập công thức phân tử.
- Viết và nhận dạng được một số loại phản ứng trong hóa hữu cơ.
- Dựa vào thuyết cấu tạo hóa học để giải thích hiện tượng đồng đẳng và đồng phân.
3. Thái độ tình cảm: Môn hóa học gần gũi thực tế. Có ý thức bảo vệ môi trường và yêu thích môn hóa học hơn.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh học bài, làm được các bài tập quen thuộc.
III. Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại và diễn giải.
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Oxi hóa hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam H2O. Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân tử chất A.
mC = (0,672/22,4).12 = 0,36 gam
mH = (0,72/18).2 = 0,08 gam
mO = 0,6 – 0,36 – 0,08
= 0,16 gam
%C = (0,36/0,6).100% = 60%
%H = (0,08/0,6).100% = 13,33%
%O = 100% - 60% - 13,33% = 26,67%
Hoạt động 2:
Oxi hóa hoàn toàn 0,67 gam hợp chất hữu cơ A rối dẫn sản phẩm oxi hóa qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4đ, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình (1) tăng 0,63 gam; bình (2) có 5 gam kết tủa. Tính % khối lượng của các nguyên tố trong phân tử A.
Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của H2O
mH = (0,63/18).2 = 0,07 gam
Kết tủa ở bình 2 là CaCO3
Ca(OH)2 + CO2 à CaCO3 + H2O
0,05 ß 0,05 mol
nCaCO3 = 5/100 = 0,05 mol
mC = 0,05.12 = 0,6 gam
mO = 0,67 – 0,6 – 0,07 = 0 gam
%C = (0,6/0,67).100% = 89,55%
%H = 100% - 89,55% = 10,45%
Hoạt động 3:
Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:
a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.
b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).
a. dA/kk = 2,07
=> MA = 2,07.29 = 60 g/mol
b. nO2 = 1,76/32 = 0,055 mol
Ở cùng điều kiện
=> nX = 0,055 mol
=> MX = 3,3/0,055 = 60 g/mol
Hoạt động 4:
Hợp chất X có % khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt bằng 54,54%; 9,1% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88 g/mol. Tìm công thức phân tử của X.
Đặt CTĐG I là CxHyOz (x, y, z nguyên dương)
x:y:z = (%C/12):(%H/1):(%O/16)
= (54,54/12):(9,1/1):(36,36/16)
= 4,545:9,1:2,2725
= 2:4:1
=> CTĐG I là C2H4O
CTPT (C2H4O)n
=> 24n + 4n + 16n =88
=> n = 2
CTPT: C4H8O2
2. Củng cố và dặn dò: Về học bài và làm bài. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_15_bam_sat_15_bai_tap_nguyen_hai.doc