I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Các đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Phân biệt được hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
- Phân loại được hợp chất hữu cơ và phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
- So sánh được sự khác nhau về tính chất giữa giữa chất hữu cơ và vô cơ.
- Nắm được tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức về phân tích nguyên tố để biết cách xác định thành phần định tính và định lượng của hợp chất hữu cơ. Giải được các dạng bài tập về lập công thức phân tử.
- Viết và nhận dạng được một số loại phản ứng trong hóa hữu cơ.
- Dựa vào thuyết cấu tạo hóa học để giải thích hiện tượng đồng đẳng và đồng phân.
3. Tình cảm, thái độ
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học
II. Chuẩn bị: Bảng phân loại hợp chất hữu cơ (SGK). Học sinh ôn lại các kiến thức về hợp chất hữu cơ đã được học ở cấp II.
III. Phương pháp: Chứng minh, đàm thoại gợi mở và diễn giải
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định lớp
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 29, Bài 20: Mở đầu về hóa hữu cơ - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ.
Tiết 29 – Bài 20: MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỮU CƠ.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Các đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Phân biệt được hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
- Phân loại được hợp chất hữu cơ và phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
- So sánh được sự khác nhau về tính chất giữa giữa chất hữu cơ và vô cơ.
- Nắm được tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức về phân tích nguyên tố để biết cách xác định thành phần định tính và định lượng của hợp chất hữu cơ. Giải được các dạng bài tập về lập công thức phân tử.
- Viết và nhận dạng được một số loại phản ứng trong hóa hữu cơ.
- Dựa vào thuyết cấu tạo hóa học để giải thích hiện tượng đồng đẳng và đồng phân.
3. Tình cảm, thái độ
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học
II. Chuẩn bị: Bảng phân loại hợp chất hữu cơ (SGK). Học sinh ôn lại các kiến thức về hợp chất hữu cơ đã được học ở cấp II.
III. Phương pháp: Chứng minh, đàm thoại gợi mở và diễn giải
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Nêu một vài ví dụ về hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9?
Từ các ví dụ trên hãy định nghĩa hợp chất hữu cơ là gì , hóa học hữu cơ nghiên cứu gì ?
Mêtan : CH4, Êtylen : C2H4
Êtanol : C2H5OH...
* Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...).
* Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ:
* Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...).
* Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
Hoạt động 2
Dựa vào bảng phân loại hợp chất hữu cơ, nêu nhận xét ?
* Phân ra làm 2 loại.
* Phân loại theo thành phần nguyên tố có trong hợp chất.
II. Phân loại: có 2 loại:
1. Hidrocacbon: Phân tử chứa C và H
bao gồm : no, không no và thơm.
2. Dẫn xuất của hidrocacbon:
Phân tử có nguyên tử của nguyên tố khác thay thế nguyên tử H của hidrocacbon.
Bao gồm : dẫn xuất halogen; ancol, phenol ete; andehit, xetôn; amin, nitro; axit, este; hợp chất tạp chức, polime.
* Có thể phân loại theo mạch vòng hay không vòng.
Hoạt động 3
Nêu một số đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ ?
* Tạo thành bởi các phi kim.
* Liên kết trong phân tử là CHT, tnc, tsôi thấp nên dễ bay hơi.
* Phần lớn ít tan trong nước, tan được trong dung môi hữu cơ.
III. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ:
1. Đặc điểm cấu tạo:
- Do các phi kim tạo thành.
- Liên kết trong phân tử là CHT.
2. Tính chất vật lí:
- tnc, tsôi thấp nên dễ bay hơi.
- Phần lớn không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
3. Tính chất hóa học:
- Kém bền nhiệt và dễ cháy.
- Phản ứng hóa học xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng điều kiện nên tạo hh sản phẩm.
Hoạt động 4
Mục đích của phân tích định tính ? Phương pháp phân tích được thực hiện như thế nào ?
* Nhằm xác định loại nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
* H/c hữu cơ -CuO, t0-> CO2 (đục nước vôi trong), H2O (xanh CuSO4 khan), NH3 (xanh giấy quỳ ẩm)...
IV.Sơ lược về phân tích nguyên tố:
1. Phân tích định tính:
a. Mục đích: Xác định loại nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
b. Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố thành phần của hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng.
c. Phương pháp:
H/c hữu cơ -CuO, t0-> CO2 (đục nước vôi trong), H2O (xanh CuSO4 khan), NH3 (xanh giấy quỳ ẩm)...
Hoạt động 5
Mục đích của phân tích định lượng ? Phương pháp tiến hành như thế nào ?
GDMT: Chất hữu cơ là thành phần của môi trường tự nhiên.
* Tính %(m) các nguyên tố có trong hợp chất , từ đó xác định được số lượng nguyên tử các nguyên tố tạo nên hợp chất và lập được CTPT hợp chất đó.
* Định lượng các sản phẩm vô cơ tạo thành khi phân tích hợp chất và tính %(m) các nguyên tử.
2. Phân tích định lượng:
a. Mục đích: Tính %(m) các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
b. Nguyên tắc: Chuyển a(gam) một chất hữu cơ chứa C, H, O, N... thành CO2, H2O, N2,...với khối lượng hoặc thể tích đo được chính xác và tính %(m) C, H, N, O...
c. Phương pháp: Nung a gam chất hữu cơ A với CuO, thu sản phẩm và lần lượt cho qua H2SO4 đặc, KOH. Độ tăng khối lượng của các dd trên là mH2O và mCO2 , N2 sinh ra với thể tích đo được chính xác. Sau đó ta tính được %(m) của C, H, N, O...
d. Biểu thức tính:
%(m)C = 12,0.mCO2.100%/44,0.a.
%(m)H = 2,0.mH2O.100%/18,0.a.
%(m)N = 28,0VN2.100%/22,4.a.
%(m)O = 100% - (.....)
3.Củng cố và dặn dò:
- Làm bài tập 3/91 SGK tại lớp.
- Làm bài tập 1,2,4/91 SGK , học và đọc bài mới cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_29_bai_20_mo_dau_ve_hoa_huu_co_n.doc