Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 3, Bài 1: Sự điện li - Nguyễn Hải Long

A. Mục tiêu

1.Kiến thức

Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

2.Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

3. Trọng tâm

 Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)

 Viết phương trình điện li của một số chất.

B.Chuẩn bị.

HS chuẩn bị bài trước.

C. Phương pháp: Đàm thoại và diễn giải.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 3, Bài 1: Sự điện li - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 - Chương 1: SỰ ĐIỆN LI Bài 1: SỰ ĐIỆN LI A. Mục tiêu 1.Kiến thức Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. 2.Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 3. Trọng tâm - Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản) - Viết phương trình điện li của một số chất. B.Chuẩn bị. HS chuẩn bị bài trước. C. Phương pháp: Đàm thoại và diễn giải. D. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu thí nghiệm bằng tranh vẽ theo hình 1.1 SGK: * Cốc 1, 2, 3 lần lượt chứa NaCl (khan), NaOH(khan) và dd NaCl thấy cốc 1, 2 đèn không sáng, cốc 3 làm đèn sáng. * Cốc 1, 2, 3 lần lượt chứa dd NaOH, ddHCl và dd rượu etylic thấy cốc 1, 2 làm đèn sáng, cốc 3 đèn không sáng. Qua thí nghiệm, học sinh kết luận : * NaOH khan, NaCl khan, dd rượu etylic không dẫn điện. * dd NaOH, dd NaCl, dd HCl dẫn điện. I. Hiện tượng điện li: 1.Thí nghiệm: Qua thí nghiệm ta thấy * NaCl (rắn, khan); NaOH (rắn, khan), các dd ancol etylic (C2H5OH) , glixerol (C3H5(OH)3) không dẫn điện. * Các dd axit, bazơ và muối đều dẫn điện được. Hoạt động 2: Khái niệm về dòng điện? Vậy trong dd của các chất trong thí nghiệm trên , dd nào có chứa các hạt mang điện ? dd axit, bazơ, muối khi phân li cho ra gì ? Khi các em thải các chất thải sinh hoạt xuống ao hồ thì sao? Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Trong dd NaCl, dd HCl, dd NaOH có chứa các hạt mang điện đó là các ion dương và âm. - Axit phân li cho ion H+ và ion gốc axit. - Bazơ phân li cho ion kim loại và ion hidroxyl (OH-) . - Muối phân li cho ion kim loại và ion gốc axit. Có hiện tượng điện li và làm nguồn nước bị ô nhiễm. Không vứt rác, xác xúc vật chết xuống sông hồ là góp phần lớn vào trong công cuộc bảo vệ môi trường. 2.Nguyên nhân tính dẫn điện của các dd axit, bazơ, muối: - Tính dẫn điện là do trong dd của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do gọi là các ion. - Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li. - Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là những chất điện li. - Axit, bazơ, muối là các chất điện li. - Phương trình điện li: HCl --> H+ + Cl-. NaOH --> Na+ + OH-. NaCl --> Na+ + Cl-. * Các ion dương gọi là catin và ion âm là anion. Hoạt động 3: Thí nghiệm : Cốc 1 và 2 chứa HCl và CH3COOH có cùng nồng độ thấy đèn ở cốc 1 sáng hơn ở cốc 2. Hãy nêu kết luận. Viết phương trình điện li của các chất sau : Ca(OH)2, KOH, HNO3, CuCl2, AgCl ? Viết phương trình điện li của các chất sau : Ca(OH)2, KOH, HNO3, CuCl2, AgCl ? Khi nào một cân bằng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng ? Phát biểu nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê ? Cốc 1 có chứa nhiều hạt mang điện hơn , hay HCl phân li ra nhiều ion hơn. Vậy HCl điện li mạnh hơn CH3COOH. Học sinh viết và giáo viên kiểm tra lại. Học sinh viết và giáo viên kiểm tra lại. - Khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. - Học sinh phát biểu và giải thích II. Phân loại chất điện li: 1. Thí nghiệm: Cho vào cốc 1 dd HCl 0,10M và cốc 2 dd CH3COOH 0,10M ở bộ thí nghiệm, kết quả đèn ở cốc 1 sáng hơn ở cốc 2. * HCl phân li ra nhiều ion hơn CH3COOH. 2. Chất điện li mạnh, chất điện li yếu: a/ Chất điện li mạnh: là các chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion. * Chất điện li mạnh gồm : axit mạnh, bazơ manh và hầu hết các muối. * Khi viết phương trình điện li dùng dấu à b/ Chất điện li yếu: là các chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dd. * Chất điện li yếu gồm : axit yếu và bazơ yếu. * Khi viết phương trình điện li dùng dấu * Đây là một quá trình thuận nghịch, khi tốc độ phân li và tốc độ kết hợp bằng nhau thì cân bằng của quá trình điện li được thiết lập. Đây là một cân bằng động và tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng của Lơ-Sa-tơ-li-e. E. Củng cố và dặn dò: Nêu một số axit, bazơ, muối là chất điện li mạnh, chất điện li yếu và viết phương trình điện li của chúng ? Làm bài tập SGK (1 đến 5 /7) và đọc bài mới chuẩn bị cho tiết sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_3_bai_1_su_dien_li_nguyen_hai_lo.doc