Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 39, Bài 25: Ankan - Nguyễn Hải Long

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa hiđrocacbon no, ankan.

 Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí chung.

Hiểu được: Đặc điểm cấu trúc phân tử (sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian của ankan).

2. Kĩ năng

 Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.

 Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

3. Trọng tâm

 Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng.

II. Chuẩn bị: Hs chuẩn bị bài trước ở nhà.

III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, diễn giải.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 39, Bài 25: Ankan - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 – Bài 25: AN KAN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được : - Định nghĩa hiđrocacbon no, ankan. - Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí chung. Hiểu được: Đặc điểm cấu trúc phân tử (sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian của ankan). 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. - Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. 3. Trọng tâm - Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng. II. Chuẩn bị: Hs chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, diễn giải. IV. Tổ chức hoạt động: 1. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1 : - Nhắc lại khái niệm đồng đẳng, từ đó viết công thức của các chất trong dẫy đồng đẳng của metan và đưa ra CTTQ của dãy này ? - Quan sát mô hình phân tử butan và nêu đặc điểm cấu tạo của nó ? CH4, C2H6, C3H8... CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1. * Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (δ) * Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử khác → tứ diện đều. * Mạch cacbon gấp khúc. I. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp: 1. Dãy đồng đẳng ankan: (parafin) * Vd : CH4, C2H6, C3H8...lập thành dãy đồng đẳng ankan. → CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1. * Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (δ) * Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử khác → tứ diện đều. * Mạch cacbon gấp khúc. Hoạt động 2 : Đồng phân là gì ? Viết công thức cấu tạo các đồng phân của phân tử C4H10 , C5H12 ? C4H10: (1) CH3-CH2-CH2-CH3. (2) CH3-CH(CH3)-CH3. C5H12: (1)CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (2) (CH3)2CH-CH2-CH3. (3)CH3-CH2-CH(CH3)-CH3 (4) CH3-(CH3)2C-CH3. 2. Đồng phân: * Từ C4H10 bắt đầu có đồng phân về mạch cacbon. * Vd : C4H10 có 2 đồng phân : (1) CH3-CH2-CH2-CH3. (2) CH3-CH(CH3)-CH3. Hoạt động 3 : Dựa vào cách gọi tên của các ankan mạch thẳng và nhánh, hãy gọi tên các chất có công thức cấu tạo vừa viết trên? C4H10: (1) butan. (2) izobutan hay 2-metyl propan. C5H12: (1) pentan. (2) izopentan hay 2-metyl butan. (3) 3-metyl pentan. (4) neo pentan hay 2,2-dimetyl propan. 3. Danh pháp: (xem bảng 5.1) * Tên các ankan không nhánh (5.1) * Tên gốc ankyl (phần còn lại của ankan khi mất đi 1H) : thay an = yl. * Tên các ankan có nhánh : - Chọn mạch cacbon dài và phức tạp nhất làm mạch chính. - Đánh số thứ tự từ phía các nguyên tử cacbon mạch chính gần nhánh hơn. - Gọi tên mạch nhánh (nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái cùng với số chỉ vị trí của nó, sau đó gọi tên ankan mạch chính. Vd 1 : Các đồng phân của C4H10 trên : (1) Butan ; (2) 2-metyl propan. Vd 2 : CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên 2,3-dimetyl pentan. * Một số chất có tên thông thường : CH3-CH-CH2-... izo... CH3 CH3-CH2-CH-... sec... CH3 CH3 CH3-C -CH2-... neo... CH3 CH3 CH3-C - tert... CH3 Hoạt động 4 : Xác định bậc của các nguyên tử cacbon trong hợp chất 2-metyl butan ? Học sinh xác định và giáo viên kiểm tra lại. 4. Bậc cacbon : Bậc của nguyên tử cacbon trong hidrocacbon no là số liên kết của nó với các nguyên tử cacbon khác. Hoạt động 5 : Tham khảo sách giáo khoa hãy nêu các tính chất vật lí cơ bản của ankan ? GDMT: Ankan là thành phần chính của khí thiên nhiên, khí dầu mỏ. Có trong dầu mỏ. * Ở điều kiện thường : - Từ C1 → C4 : thể khí. - Từ C5 → C17: thể lỏng. - Các chất còn lại ở thể rắn. * ts, tnc, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử * Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ. II. Tính chất vật lí * Ở điều kiện thường : - Từ C1 → C4 : thể khí. - Từ C5 → C17: thể lỏng. - Các chất còn lại ở thể rắn. * ts, tnc, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử (xem bảng 5.1). * Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ. 2.Củng cố và dặn dò: - Viết CTCT và gọi tên các đồng phân có CTPT C6H14. - Làm bài tập 2/115 SGK , học và đọc bài cho tiết sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_39_bai_25_ankan_nguyen_hai_long.doc