Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 5-42

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức : HS biết:

-Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.

-Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.

-Chất chỉ thị axit-bazơ: Quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng.

 2. Kĩ năng :

-Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.

-Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.

II. PHƯƠNG PHÁP.

 1.Đàm thoại: sử dụng câu hỏi gợi mở.

 2.Thuyết trình: giải quyết vấn đề theo hướng phát triển.

III. CHUẨN BỊ.

 1.GV: Hệ thống câu hỏi và thí dụ.

 2.HS: Đọc trước bài

IV. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC.

 1. Ổ định lớp.

 2. Bài học.

 

doc106 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 5-42, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết P2CT : 5 Phê duyệt Lớp : 11B1 Ngày soạn : 24/ 09/ 2008 Ngày giảng : 26/ 09/ 2008 SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT-BAZƠ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : HS biết: -Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước. -Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. -Chất chỉ thị axit-bazơ: Quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng. 2. Kĩõ năng : -Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. -Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. II. PHƯƠNG PHÁP. 1.Đàm thoại: sử dụng câu hỏi gợi mở. 2.Thuyết trình: giải quyết vấn đề theo hướng phát triển. III. CHUẨN BỊ. 1.GV: Hệ thống câu hỏi và thí dụ. 2.HS: Đọc trước bài IV. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC. 1. Ổ định lớp. 2. Bài học. Hoạt động 1 Vào bài Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh *Qua bài trước, các em đã hiểu thế nào là axit, bazơ, muối. Bài hôm nay, thầy cùng các em sẽ nghiên cứu về H2O và thế nào là pH. I. Nước là chất điện li rất yếu Hoạt động 2 1. Sự điện li của H2O *Bằng dụng cụ đo nhạy, người ta thấy nước cũng dẫn điện nhưng cực kì yếu. Thực nghiệm đã xác định được rằng, ở nhiệt độ thường cứ 555 triệu phân tử H2O chỉ có 1 phân tử phân li ra ion -Em hãy viết PT điện li của H2O, từ đó rút ra kết luận gì về khả năng điện li của H2O ? -1HS lên bảng: H2O H+ + OH- Nước điện li rất yếu. Hoạt động 3 2.Tích số ion của H2O *Qua PT điện li của nước ta thấy [H+] = [OH-] mà ta biết nước là môi trường trung tính. -Em hãy khái quát thành khái niệm về môi trường trung tính ? -Nghiên cứu SGK, thế nào là tích số ion của nước ? -Hãy dự đoán tích số 2 ion trên trong dung dịch HCl 0,005M ? -1HS trả lời: Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] . -HS thảo luận, 1 em trả lời: Tích số = [H+] .[OH-] = 1,0.10 được gọi là tích số ion của nước ở nhiệt độ sấp xỉ 25oC . -1HS trả lời: Trong dung dịch HCl 0,005M cũng có [H+] .[OH-] = 1,0.10 , do đây là 1 dung dịch axít loãng nên có thể coi như tích số ion trên không khác trong nước. Hoạt động 4 3. Ý nghĩa tích số ion của nước a)Môi trường axit *Khi hào tan axit vào nước, [ H+ ] tăng nên [ OH- ] giảm để không đổi. -Vậy ta có thể hiểu môi trường axit là môi trường có [ H+ ] như thế nào ? -1HS trả lời: Môi trường axit là môi trường trong đó: [H+] > [OH-] hay [H+] > 1,0.10M b)Môi trường kiềm -Nghiên cứu SGK, em hiểu thế nào là môi trường kiềm? -Từ đó em có nhận xét gì về môi trường trung tính ? -1HS trả lời: Môi trường kiềm là môi trường trong đó: [H+] < [OH-] hay [H+] < 1,0.10M -1HS trả lời: Môi trường trung tính là môi trường trong đó: [H+] = [OH-] hay [H+] = 1,0.10M II. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit-bazơ Hoạt động 5 1.Khái niệm về pH -Nghiên cứu SGK, 1 em viết CT tính pH trong dung dịch ? *Gv thông báo : Do [H+] có mũ âm , để thuận tiện người ta dùng giá trị pH . *Thang pH thường dùng có giá trị từ 1-14. *Giá trị pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế. -1HS lên bảng: pH = -lg[H+] Hoạt động 6 2.Chất chỉ thị axit-bazơ -Thế nào là chất chỉ thị axit-bazơ ? Thí dụ ? *Trộn lẫn một số chất chỉ thị có màu biế đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH, ta được hỗn hợp chất chỉ thị vạn năng. *Để xđ tương đối chính xác giá trị pH của dd, ta dùng máy đo pH. -1HS trả lời: Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Thí dụ: Quỳ, phenolphtalein Hoạt động 7 Củng cố Câu 4-SGK *HS thảo luận, tính. 3.Dặn dò HS *VN làm bt 5,6-SGK *Đọc trước bài 4. Tiết P2CT : 6 Phê duyệt Lớp : 11B1 Ngày soạn : 24/ 09/ 2008 Ngày giảng : 27/ 09/ 2008 PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : HS hiểu -Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion. -Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li. 2. Kĩõ năng : -Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hoá học xảy ra. -Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. -Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn. -Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp; Tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng. II. PHƯƠNG PHÁP. 1.Đàm thoại: sử dụng câu hỏi gợi mở. 2.Thuyết trình: giải quyết vấn đề theo hướng phát triển. III. CHUẨN BỊ. 1.GV: Hệ thống câu hỏi và thí dụ. 2.HS: Đọc trước bài IV. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC. 1. Ổ định lớp. 2. Bài học. Tiết 1: LÝ THUYẾT Hoạt động 1 Vào bài Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh *Qua bài trước các em đã được biết về sự điện li của H2O – pH. Trong bài hôm nay, thầy và các em cùng nghiên cứu về một loại phản ứng, đó là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Hoạt động 2 I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li 1.Phản ứng tạo thành chất kết tủa *GV làm thí nghiệm SGK. -Một em hãy nhận xét hiện tượng? Giải thích? -Nghiên cứu SGK, một em lên bảng viết PTPT, PT ion đầy đủ và PT ion rút gọn của p/ư trong thí nghiệm trên? -Cho biết ý nghĩa của PT ion rút gọn? *Ta thấy thực chất phản ứng trong dung dịch trên là sự kết hợp chỉ giữa 2 ion: Ba2+ với SO. *HS quan sát thí nghiệm. -Thấy kết tủa trắng xuất hiện. Do tạo thành BaSùO4 . -1HS lên bảng: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl 2Na++SO +Ba2++2Cl- BaSO4+2Na++2Cl- Ba2++ SO BaSO4 -Pt ion rút gọn cho biết bản chất của p/ư trong dung dịch các chất điện li. Hoạt động 3 2.Phản ứng tạo thành chất điện li yếu a)Phản ứng tạo H2O *GV làm thí nghiệm SGK. -Nhận xét màu của dung dịch có phenolphtalein sau p/ư ? Giải thích ? -Một em lên bảng viết PTPT,PT ion đầy đủ và PT ion rút gọn của p/ư trong thí nghiệm trên? -Cho biết bản chất của p/ư trên? *P/ư giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì tạo thành chất điện li rất yếu là H2O: Mg(OH)2 (r) + 2H+ Mg2+ + 2H2O . *HS quan sát thí nghiệm. -Dung dịch mất màu dần. Do HCl đã trung hoà dần NaOH, tạo H2O trung tính. -1HS lên bảng: HCl + NaOH NaCl + H2O H+ + Cl- + Na+ + OH- Na+ + Cl- + H2O H+ + OH- H2O -Bản chất của p/ư là sự kết hợp của H+ và OH- tạo thành chất điện li yếu là H2O. b)Phản ứng tạo axit yếu *GV làm thí nghiệm SGK. -Một em lên kiểm tra bằng khứu giác sản phẩm trong ống nghiệm? Giải thích ? -Một em lên bảng viết PTPT,PT ion đầy đủ và PT ion rút gọn của p/ư trong thí nghiệm trên? -Cho biết bản chất của p/ư trên ? *HS quan sát thí nghiệm. -Có mùi giấm. Do tạo thành axit hữu cơ yếu: CH3COOH. -1HS lên bảng: HCl + CH3COONa CH3COOH + NaCl H++Cl- +Na++CH3COO- CH3COOH+Na++Cl- H+ + CH3COO- CH3COOH -Bản chất của p/ư là sự kết hợp của H+ và CH3COO- tạo thành axit yếu là CH3COOH. Hoạt động 3 3.Phản ứng tạo thành chất khí *GV làm thí nghiệm SGK. -Nhận xét hiện tượng sau p/ư ? Giải thích ? -Một em lên bảng viết PTPT,PT ion đầy đủ và PT ion rút gọn của p/ư trong thí nghiệm trên? -Cho biết bản chất của p/ư trên? *Trong phản ứng trên ngoài tạo chất khí còn có H2O là một chất điện li rất yếu. *P/ư giữa muối cacbonat và d2 axit rất dễ xảy ra: CaCO3(r) + 2H+ Ca2+ + CO2 + H2O. *HS quan sát thí nghiệm. -Có khí bay lên. Do tạo thành CO2 . -1HS lên bảng: 2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2O 2H++2Cl-+2Na++CO2Na++2Cl-+CO2+H2O 2H+ + CO CO2+H2O -Bản chất của p/ư là sự kết hợp của H+ và CO tạo thành CO2 vàH2O. Hoạt động 4 II.Kết luận -Qua các thí nghiệm vừa nghiên cứu ở trên và nghiên cứu thêm trong SGK,em hãy rút ra những kết luận về p/ư trao đổi ion ? -HS thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm phát biểu: 1.P/ư xảy ra trong dung dịch các chất điện li là p/ư giữa các ion. 2.P/ư trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: -Chất kết tủa. -Chất điện li yếu. Chất khí. Hoạt động 5 Củng cố Câu 2-SGK? Câu 4-SGK? *HS thảo luận 3.Dặn dò HS *VN làm bài tập 5,6,7-SGK Tiết P2CT : 7 Phê duyệt Lớp : 11B2 Ngày soạn : 20/ 09/ 2008 Ngày giảng : 22/ 09/ 2008 1. Ổ định lớp. 2. Bài học. Tiết 2: BÀI TẬP Hoạt động 1 Vào bài Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh *Trong tiết 1 của bài, thầy và các em đã cùng nhau nghiên cứu về lý thuyết của p/ư trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Để hiểu kĩ hơn, tiết hôm nay chúng ta cùng làm một số bài tập điển hình về p/ư trao đổi ion. Hoạt động 2 I.Bài tập viết PTHH của p/ư trao đổi ion *Bài 5-SGK *YC: Tổ 1, 2, 3 lần lượt làm các câu: a+b, c+d, e+g. -Đại diện các tổ lên bảng viết PTPT và PT ion rút gọn cho từng p/ư ? *HS thảo luận theo tổ -3HS lên bảng: a) Fe2(SO4)3 +6NaOH2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 2Fe3+ + 6OH- 2Fe(OH)3 b) NH4Cl + AgNO3 AgCl + NH4NO3 Cl- + Ag+ AgCl c) NaF + HCl NaCl + HF F- + H+ HF d) MgCl2 + KNO3 không xảy ra. e) FeS(r) + 2HCl FeCl2 + H2S FeS(r) + 2H+ H2S g) HClO + KOH KClO + H2O H+ + OH- H2O *Bài 6-SGK -Các em thảo luận theo bàn, chọn đáp án và giải thích ? -1HS trả lời: Đ/a: D Vì: Fe(NO3)3 + 3KOH Fe(OH)3 + 3KNO3 Fe3+ + OH- Fe(OH)3 Hoạt động 3 II. Bài tập nhận biết phản ứng trao đổi ion *Bài 1.24-SBT -Các em thảo luận theo bàn, chọn đáp án và giải thích ? -1HS trả lời: Đ/a: B Vì có tạo thanøh chất kết tủa là: Fe(OH)3 từ Fe3+ và 3OH- còn các ion khác không thay đổi. *Bài 1.26-SBT -Các em thảo luận theo bàn, chọn đáp án và giải thích ? -1HS trả lời: Đ/a: C Do tuy có tao thành PbSO4 nhưng oxi đã có sự thay đổi số oxi hoá từ -1 xuống -2, p/ư là oxi hoá-khử. Hoạt động 4 III.Bài tập vận dụng *Bài 1.28-SBT -2 Em đại diện 2 tổ 1và 2 lên bảng, mỗi em một phần. Tổ 3 nhận xét ? -2HS lên bảng: a) Dùng dd NaOH Mg(NO3)2 +2NaOH Mg(OH)2 +2NaNO3 Mg2+ + 2OH- Mg(OH)2 b) Dùng dd AgNO3 3AgNO3 + K3PO4 Ag3PO4 + 3KNO3 3Ag+ + PO Ag3PO4 *Bài 1.32-SBT -Lớp giải nhanh và 1 bạn lên bảng trình bày? -1HS lên bảng: PTHH: BaCl2.xH2O + H2SO4 BaSO4 + 2HCl Kết tủa chính là BaSO4, suy ra: = =8.10-3 (mol) Theo PTHH, suy ra: ==8.10-3 (mol) =244 g/mol x= = 2 Đ/s: BaCl2.2H2O 3.Dặn dò HS *VN xem lại lý thuyết các bài đã học chuẩn bị tiết sau luyện tập. Tiết P2CT : 8 Phê duyệt Lớp : 11B2 Ngày soạn : 20/ 09/ 2008 Ngày giảng : 23/ 09/ 2008 LUYỆN TẬP AXIT – BAZƠ - MUỐI PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Củng cố hệ thống hoá các kiến thức axit , bazơ , hiđrôxit lưỡng tính , muối trên cơ sở thuyết Arêniut 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các chất điện li - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng phân tử và ion rút gọn . - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có liên quan đến đo pH và môi trường axit , bazơ , muối . II. PHƯƠNG PHÁP 1.Quy nạp 2.Đàm thoại III. CHUẨN BỊ : - Nội dung bài số 8 để thảo luận - Hệ thống câu hỏi và bài tập . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Ổ định lớp. 2. Bài học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Vào bài Trong chương vừa qua có một số kiến thức trọng tâm mà các em cần phải nắm , để củng cố thêm việc tiếp thu kiến thức đó , các em cần phải làm thêm một số bài tập vận dụng . - Gv tổ chức cho học sinh trao đổi vấn đề : Hệ thống hoá các định nghĩa và viết phương trình điện li . ® Gv cho học sinh làm bài tập 1 Hoạt động 2 : - Gv cho học sinh ôn lại hệ thống kiến thức về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li - Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 , 5 . Chia lớp thành 6 nhóm , mỗi nhóm làm 1 câu nhỏ . Hoạt động 3 : - Gv tổ chức cho học sinh trao đổi và ôn tập lại kiến thức về pH - Gv đặt câu hỏi : * Các công thức liên quan đến pH ? * Sự liên quan giữa [H+] , pH , môi trường . Hoạt động 4: GV ra đề bài tập, học sinh thực hiện theo nhóm Bài 1 : Cho 6 dung dịch : Na2SO4 , Ba(NO3)2 , NH4)2SO4 , BaCl2 , K2SO4 , Ba(CH3COO)2 . Những chất nào tác dụng được với nhau ? Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng ? Bài 2 : Có 3 dung dịch , mỗi dung dịch chỉ chứa 1 anion và 1 cation không trùng lặp , xác định 3 dung dịch đó . Ba2+ , Mg2+ , Na+ , SO42- , CO32- , NO3- Bài 3 : Cho 150 ml dd Ba(OH)2 0,5M tác dụng với 100 ml dd H2SO4 0,5M . tính CM của các ion trong dung dịch sau phản ứng ? Tính pH của dung dịch thu được ? - Hs trao đổi về kiến thức và làm bài tập . Bài 1 : K2S ® 2K+ + S2- Na2HPO4 ® 2Na+ + HPO42- HPO42- H+ + PO43- NaH2PO4 ® Na+ + H2PO4- H2PO4- H+ + HPO4- HPO4- H+ + PO43- Pb(OH)2 Pb2+ + 2OH- H2PbO2 2H+ + PbO22- HBrO H+ + BrO- HF H+ + F- HClO4 H+ + ClO4- Bài 4 sgk a. Na2CO3 +Ca(NO3)2à CaCO3 + 2NaNO3 Ca2+ + CO32- ® CaCO3 b. FeSO4 + 2NaOH à Na2SO4 + Fe(OH)2 Fe2+ + 2OH- ® Fe(OH)2 c. NaHCO3 + HCl à NaCl + CO2 +H2O HCO3- + H+ ® CO2 + H2O d. NaHCO3 + NaOH à Na2CO3 + H2O HCO3- + OH- ® H2O + CO32- g. Pb(OH)2+ 2HNO3 àPb(NO3)2 +H2O Pb(OH)2 + H+ ® Pb2+ + 2H2O h. Pb(OH)2+ 2NaOH à Na2PbO2 + 2H2O H2PO2 + 2OH- ® PbO22- + 2H2O i. CuSO4 + Na2S à Na2SO4 + CuS Cu2+ + S2- ® CuS Bài 5 sgk :Đáp án C Bài 2 sgk : [H+} = 1,0.10-2M thì pH=2 và [OH-}=1,0.10-14 -1,0.10-2=1,0.10-12M Môi trường axit, quì có màu đỏ Bài 3 sgk: pH= 9 thì [H+]= 1,0.10-9M và[OH-}=1,0.10-5M Môi trường kiềm.trong dung dịch kiềm thì phenolphtalein có màu hồng Bài 1 : *HS viết phương trình phân tử sau đó viết phương trình ion rút gọn . Bài 2 : 3 dung dịch là Ba(NO3)2 , Na2CO3 , MgSO4 Bài 3 : nBa(OH) = 0,075 mol ; nHSO = 0,05 mol Ba(OH)2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2H2O 0,05 0,05 nBa(OH) dư = 0,025 mol ® [Ba(OH)2 dư ] = 0,1 mol/l => [OH- ] = 0,2 = 2. 10-1 => [H+] = 5.10-12 pH = 11,3 3. Bài tập về nhà : Bài 1 : Trộn lẫn 100 ml H2SO4 có PH = 3 với 400 ml dd naOH có PH = 10 . Tính PH của dd sau phản ứng Bài 2 :Cho các chất sau tác dụng với nhau từng đôi một , viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn : H2SO4 , BaCl2 , FeSO4 , NaOH . Tiết P2CT : 9 Phê duyệt Lớp : 11B2 Ngày soạn : 28/ 09/ 2008 Ngày giảng : 3/10/ 2008 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 TÍNH AXIT – BAZƠ PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về axit – bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch các chất điện li 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm với một lượng nhỏ hoá chất 3. Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , tỉ mỉ . 4. Trọng tâm : Củng cố kiến thức và rèn luyện các thao tác thực hành . II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan sinh động – Đàm thoại . III. CHUẨN BỊ : * Dụng cụ : -Đĩa thuỷ tinh -Oáng hút nhỏ giọt -Thìa xúc hoá chất bằng đũa thuỷ tinh -Bộ giá thí nghiệm đơn giản ( đế sứ và cặp ống nghiệm gỗ ) -Oáng nghiệm *Hoá chất : -Dung dịch HCl 0,1m -Dung dịch CH3COOH 0,1M -Dung dịch NaOH 0,1M -Dung dịch Na2CO3 đặc -Dung dịch CaCl2 đặc . -Dung dịch phenolphtalein -Dung dịch NH3 đặc . -Giấy đo độ pH IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : * Nêu mục tiêu của buổi thực hành ? * Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh . 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : vào bài Để chứng minh các tính chất và kiến thức các em đã được học trên lớp , chúng ta làm thực nghiệm . Hoạt động 2 : Thí nghiệm 1 Tính axít – bazơ : - Gv lưu ý : Quan sát học sinh làm thí nghiệm , nhắc nhở học sinh làm thí nghiệm với lượng hoá chất nhỏ , không để cho hoá chất vây vào quần áo . Hoạt động 2 : Thí nghiệm 2 Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện ly : - Gv lưu ý : Quan sát học sinh làm thí nghiệm , uốn nắn để rèn luyện cho học sinh thao tác làm việc với hoá chất lỏng bằng ống nhỏ giọt , làm sao có thể điều chỉnh cho từng giọt hoá chất lỏng hoá chất vào ống nghiệm . Hoạt động 3 : - Gv lưu ý học sinh các kiến thức cần nhớ có liên quan , rút kinh nghiệm buổi thực hành -Yêu cầu học sinh viết bảng tường trình theo dàn ý sau : Tên TN - Cách thực hiện - hiện tượng - giải thích - Viết phương trình Thí nghiệm 1 : - Đặt mẫu giấy pH trên đĩa thủy tinh (hoặc đế sứ giá thí nghiệm cải tiến) nhỏ lên mẫu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,1 M . - Làm tương tự như trên nhưng thay dung dịch HCl bằng từng dung dịch sau : * Dung dich NH3 0,1M ] * Dung dịch CH3COOH 0,1M * Dung dịch NaOH 0,1M Thí nghiệm 2 : Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện ly : a Cho khoảng 2ml d2 Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2ml CaCl2 đặc . ® Nhận xét màu kết tủa tạo thành . Na2CO3 + CaCl2 ® CaCO3 + 2NaCl b. Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a. bằng HCl loãng , quan sát ? CaCO3 + HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O c. Lấy vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch NaOH loãng nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein . - Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào , vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu , giải thích ? 3. Củng cố – dặn dò : *Gv hướng dẫn học sinh thu dọn hoá chất , dụng cụ thí nghiệm , vệ sinh phònh thí nghiệm Tiết P2CT : 10 Phê duyệt Lớp : 11B2 Ngày soạn : 28/ 09/ 2008 Ngày giảng : 4/ 10/ 2008 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Củng cố về kiến thức - Cân bằng hóa học . - Dung dịch axít – bazơ và muối . - Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện ly 2. Kỹ năng : - Tính pH của dung dịch -Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn . -Xác định chiều của chuyển dịch cân bằng . II. PHƯƠNG PHÁP : Trắc nghiệm : 0% câu . đ = điểm Tự luận : 0% câu . đ = điểm . III. CHUẨN BỊ : Đề kiểm tra . IV. TIẾN TRÌNH: 1.Oån định lớp. 2.Tiến hành kiểm tra. Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 Chuẩn bị -Phát đề. -Chuẩn bị tâm thế, tư thế nghiêm túc. Hoạt động 2 Kiểm tra -Coi kiểm tra. -Làm bài nghiêm túc. Hoạt động 3 Kết thúc -Thu bài. -Nộp bài làm. Phê duyệt Nhóm trưởng Tổ trưởng Tiết P2CT : 11 Lớp : 11B2 Ngày soạn : 05/ 10/ 2008 Ngày giảng : 10/ 10/ 2008 Chương 2: NITƠ – PHOTPHO MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1 . Kiến thức HS biết: - Tính chất hóa học cơ bản của nitơ, photpho . - Tính chất vật lý hóa học của một số hợp chất: NH3, N, NO2, HNO3, P2O5, H3PO4 . - Phương pháp điều chế và ứng dụng của các đơn chất và một số hợp chất của Nitơ , Photpho 2 . Kỹ năng : Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng - Quan sát, phân tích tổng hợp, và dự đoán tính chất của các chất . - Lập phương trình phản ứng hóa học , đặc biệt phương trình phản ứng oxi hóa khử - Giải các bài tập định tính và định lượng liên quan đến kiến thức của chương 3 . Giáo dục tình cảm thái độ - Thông qua nội dung kiến thức của chương giáo dục cho học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt môi trường không khí và đất . - Có ý thức gắn lý thuyết và thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống Bài 7: NITƠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : HS biết được: -Vị trí trong BTH, cấu hình e nguyên tử cua nitơ. -Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, mùi, màu, tỉ khối, tính tan), ứng dụng trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. HS hiểu được: -Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. -Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: Tính oxi hoá. Ngoài ra nitơ còn có tính khử. 2. Kỹ năng : -Dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của nitơ. -Viết PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nitơ. -Tính thể tích khí nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn trong phản ứng hoá học; Tính thành phần % về thể tích khí nitơ trong hỗn hợp khí. II. PHƯƠNG PHÁP 1.Đàm thoại 2.Thuyết trình III. CHUẨN BỊ 1.GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập . 2.HS: Đọc trước bài. IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổ định lớp. 2. Bài học. Hoạt động 1 Vào bài Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh *Ở chương 1, các em đã nghiên cứu về sự điện li và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Trong chương 2 này, chúng ta cùng tìm hiểu vè 2 nguyên tố phi kim có những ứng dụng đặc biệt quan trọng trong đời sống và sản xuất. Bài đầu tiên ta cùng nghiên cứu về nguyên tố Nitơ. Hoạt động 2 I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử -Nitơ nằm ở đâu trong BTH ? Viết cấu hình e nguyên tử nitơ ? *3 e ở phân lớp 2p có thể tạo 3 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác. -Viết công thức cấu tạo phân tử nitơ ? -1HS trả lời: Nitơ ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2 của BTH 1s22s22p3 -1HS lên bảng: N2 : NN Hoạt động 3 II. Tính chất vật lí -Ta biết nitơ có rất nhiều trong không khí, vậy nitơ có những đặc điểm vật lí nào ở điều kiện thường ? -1HS trả lời: Nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí. Tan rất ít trong nước. Không duy trì sự cháy và sự hô hấp. Hoạt động 4 III. Tính chất hoá học *Liên kết 3 trong phân tử nitơ rất bền, ở 3000 oC nó vẫn chưa bị phân huỷ rõ rệt thành các nguyên tử. -Em có nhận xét gì về mức độ hoạt động hoá học của nitơ ? -Em cho biết nitơ có những số oxi hoá nào? Lấy ví dụ từng hợp chất cho từng số oxi hoá ? -Từ đó em có dự đoán gì về tính chất hoá học của nitơ ? -Ở điều kiện thường nitơ rất trơ về mặt hoá học, ở nhiệt độ cao, nitơ trở nên hoạt động hơn. -1HS lên bảng: Những số oxi hoá của nitơ: -3 ; 0 ; +1 ; +2 ; +3 ; +4 ; +5 NH3 ; N2 ; N2O; NO; N2O3 ; NO2 ; N2O5 . -Nitơ vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Hoạt động 5 1.Tính oxi hoá -Nitơ thể hiện tính oxi hoá khi nào? Viết PTHH minh hoạ ? -2HS lên bảng: a) Tác dụng kim loại hoạt động khi ở nhiệt độ cao: 3Mg + 2 Mg32 (magie nitrua) b) Tác dụng với hiđro ở đk to cao, p cao, xúc tác: 2 + 3H2 2 H3 ® Nitơ thể hiện tính oxi hóa Hoạt động 6 2.Tính khử *Ở 3000 oC (hoặc nhiệt độ của lò hồ quang điện), nitơ kết hợp trực tiếp với oxi. -Hãy viết PTHH của p/ư trên ? * Gv: Khí NO không bền : 2O + O2 D 2O2 * Các oxit khác như N2O, N2O3, N2O5 không điều chế trực tiếp từ nitơ và oxi . - Gv: Qua những tính chất trên hãy kết luận về tính chất của Nitơ? -1HS lên bảng: 2 + O2 2 O ® Nitơ thể hiện tính khử => Kết luận: Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn . Thể hiện tính oxihóa khi tác dụng với các nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn . Hoạt động 7 IV. Ứng dụng -Hướng dẫn HS đọc SGK và tìm hiểu thêm ở ngoài. -Đọc SGK. Hoạt động 8 V. Trạng thái tự nhiên - Trong tự nhiên nitơ có ở đâu và dạng tồn tại của nó là gì ? -1HS trả lời: Ở dạng tự do : chiếm khoảng 80% thể tích không khí, tồn tại 2 đồng vị :14N (99,63%), 15N(0,37%) . Ở dạng hợp chất , nitơ có nhiều trong khoáng vật NaNO3 (diêm tiêu ), còn có trong thành phần của protein, axit nucleic. . . và nhiều hợp chất hữu cơ thiên nhiên Hoạt động 9 VI. Điều chế -Nghiên cứu SGK, làm thế nào điều

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_5_42.doc