Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 5, Bài 2: Axit. Bazơ. Muối (Tiếp theo) - Nguyễn Hải Long

I. Mục tiêu

1.Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa : muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

 Muối trung hoà, muối axit.

2. Kĩ năng

 Phân tích một số thí dụ về muối cụ thể, rút ra định nghĩa.

 Nhận biết được một chất cụ thể là muối, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.

 Viết được phương trình điện li của các muối cụ thể.

 Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

3. Thái độ

 Có được hiểu biết khoa học đúng về dung dịch axit, bazơ, muối.

4. Trọng tâm

 Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li

II. Chuẩn bị.

HS chuẩn bị bài trước.

III. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.

IV. Tổ chức hoạt động:

1. Ổn định lớp:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 5, Bài 2: Axit. Bazơ. Muối (Tiếp theo) - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 - Bài 2: AXIT – BAZƠ – MUỐI(tt) I. Mục tiêu 1.Kiến thức Biết được : - Định nghĩa : muối theo thuyết A-rê-ni-ut. - Muối trung hoà, muối axit. 2. Kĩ năng - Phân tích một số thí dụ về muối cụ thể, rút ra định nghĩa. - Nhận biết được một chất cụ thể là muối, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa. - Viết được phương trình điện li của các muối cụ thể. - Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh. 3. Thái độ Có được hiểu biết khoa học đúng về dung dịch axit, bazơ, muối. 4. Trọng tâm - Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li II. Chuẩn bị. HS chuẩn bị bài trước. III. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải. IV. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Hãy cho vài ví dụ hợp chất là muối ? và đọc tên chúng ? Hãy viết phương trình điện li của các muối vừa kể trên khi tan trong nước ? * Một số muối là NaCl, K2SO4, CuSO4, Na3PO4, NaHCO3... Học sinh đọc tên và giáo viên kiểm tra. NaCl à Na+ + Cl-. K2SO4 à 2K + SO42-. CuSO4 à Cu2+ + SO42-. Na3PO4 à 3Na+ + PO43-. NaHCO3 à Na+ + HCO3-. Hoạt động 2: Từ các phương trình điện li trên, nêu nhận xét chung về sự điện li của muối ? Rút ra định nghĩa muối theo A-rê-ni-ut ? * Các muối khi tan trong trong nước đều phân li cho cation kim loại và anion gốc axit. IV.Muối: 1.Định nghĩa: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit. Ví dụ: (NH4)2SO4 à 2NH4+ + SO42-. Hoạt động 3: Từ công thức của các muối kể trên , hãy phân loại muối ? Tại sao muối Na2HPO3 là muối trung hòa ? * Muối có 2 loại : trong gốc axit không còn nguyên tử H và trong gốc axit còn nguyên tử H. * Do H3PO3 là một axit 2 nấc , nên muối này là muối trung hòa. 2. Phân loại : * Ví dụ muối : NaCl, K2SO4, AgCl, BaSO4, CuCl2... NaHCO3, K2HPO4, Ca(HCO3)2,.... Có 2 loại muối: a. Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit). Ví dụ : Na2CO3, CaSO4, (NH4)2CO3... b. Muối axit: là muối mà anion gốc axit còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ . Ví dụ: NaHCO3, KHSO4, CaHPO4,... * Chú ý muối Na2HPO3 là muối trung hòa. Hoạt động 4: Muối là chất điện li mạnh hay yếu ? Hãy viết phương trình điện li của một muối axit? * Theo bài sự điện li thì muối là chất điện li mạnh, nên khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li hết ra ion. NaHCO3 à Na+ + HCO3-. 3. Sự điện li của muối trong nước: - Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn ra ion ion, trừ HgCl2, Hg(CN)2, CuCl... Ví dụ : Na2SO4 à 2Na+ + SO42-. - Nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+. Ví dụ: K2SO4 à 2K+ + SO42-. NaHCO3 à Na+ + HCO3-. HCO3- H+ + CO32- Hoạt động 5: Hãy viết các phương trình điện li của : KMnO4, Na2HPO4, Na2HPO3, H2CO3, Zn(OH)2, HClO4? KMnO4 à K+ + MnO4-. Na2HPO4 à 2Na+ + HPO42- HPO42- H+ + PO43-. Na2HPO3 à 2Na+ + HPO32-. H2CO3 H+ + HCO3- HCO3- H+ + CO32-. Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-. Zn(OH)2 2H+ + ZnO22- HClO4 à H+ + ClO4- V. Áp dụng: Hãy viết các phương trình điện li của : KMnO4, Na2HPO4, Na2HPO3, H2CO3, Zn(OH)2, HClO4? Giải: KMnO4 à K+ + MnO4-. Na2HPO4 à 2Na+ + HPO42- HPO42- H+ + PO43-. Na2HPO3 à 2Na+ + HPO32-. H2CO3 H+ + HCO3- HCO3- H+ + CO32-. Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-. Zn(OH)2 2H+ + ZnO22-. HClO4 à H+ + ClO4-. 3. Củng cố và dặn dò: Làm các bài tập trong SGK

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_5_bai_2_axit_bazo_muoi_tiep_theo.doc
Giáo án liên quan