Giáo án Hóa học Lớp 12 nâng cao - Tiết 13: Peptit và Protein - Nguyễn Thị Anh Thảo

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa, cấu tạo phân tử, tính chất của peptit.

 Sơ lược về cấu trúc, tính chất vật lí, tính chất hoá học của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với HNO3 và Cu(OH)2, sự đông tụ). Vai trò của protein đối với sự sống.

 Khái niệm enzim và axit nucleic.

Kĩ năng

 Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein.

 Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.

 Giải được bài tập có nội dung liên quan.

B. Trọng tâm

 Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein

 Tính chất hóa học của peptit và protein: phản ứng thủy phân; phản ứng màu biure.

C.Chuẩn bị:

o Dụng cụ : ống nghiệm , ống hút hoá chất

o Hoá chất : dung dịch CuSO4 2%, dung dịch NaOH 30%, dung dịch HNO3 đặc, lòng trắng trứng

o Các hình vẽ và tranh ảnh phóng to: 3.4 đến 3.8

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 12 nâng cao - Tiết 13: Peptit và Protein - Nguyễn Thị Anh Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21,22 - Tuần 7,8- Hoá 12 Nâng cao Người soạn: Nguyễn Thị Anh Thảo Bài 13 : PEPTIT VÀ PROTEIN A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : - Định nghĩa, cấu tạo phân tử, tính chất của peptit. - Sơ lược về cấu trúc, tính chất vật lí, tính chất hoá học của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với HNO3 và Cu(OH)2, sự đông tụ). Vai trò của protein đối với sự sống. - Khái niệm enzim và axit nucleic. Kĩ năng - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein. - Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác. - Giải được bài tập có nội dung liên quan. B. Trọng tâm - Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein - Tính chất hóa học của peptit và protein: phản ứng thủy phân; phản ứng màu biure. C.Chuẩn bị: Dụng cụ : ống nghiệm , ống hút hoá chất Hoá chất : dung dịch CuSO4 2%, dung dịch NaOH 30%, dung dịch HNO3 đặc, lòng trắng trứng Các hình vẽ và tranh ảnh phóng to: 3.4 đến 3.8 D.Gợi ý tổ chức hoạt động Dạy - Học: Hoạt động của GV Nội dung HĐ1: -GV cho HS nêu CT của 2 - amino axit đơn giản (theo SGK) , biểu diễn sự hình thành liên kết peptit -Yêu cầu HS đưa ra ĐN về liên kết peptit và các hợp chất gọi là peptit - HS nghiên cứu SGK nêu cách phân loại peptit - GV thông báo cho HS vai trò quan trọng của peptit trong sự sống HĐ2:- HS nghiên cứu SGK cho biết những đặc điểm chính về cấu tạo của peptit - GV diễn giảng thêm về cấu tạo của 1 peptit (đầu N,đầu C) - GV thông báo cho HS về trật tự sắp xếp các gốc - amino axit trong 1 phân tử peptit số đồng phân - Yêu cầu HS viết các đồng phân từ 2 phân tử - amino axit - GV thông báo các cách gọi tên của peptit - Yêu cầu HS gọi tên của 2 đồng phân peptit dx viết ở phần 2 và mạch tri peptit ở SGK HĐ3: -GV tóm tắt t/c Vật lý cơ bản của - amino axit - GV biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát và rút ra nhận xét về phản ứng của dung dịch peptit và Cu(OH)2 - HS nghiên cứu SGK và viết phản ứng thuỷ phân của 1 tri peptit dưới dạng tổng quát HĐ4: -HS nghiên cứu SGK, cho biết khái niệm và phân loại protein HĐ5:HS nghiên cứu SGK, cho biết cấu trúc bậc I của protein HĐ6:HS nghiên cứu SGK cho biết dạng tồn tại , tính tan và sự đông tụ của protein GV nêu lên sự kém bền của liên kết peptit trong môi trường H+ và viết 1 đoạn mạch protein sau đó yêu cầu HS viết phản ứng thuỷ phân GV biểu diễn thí nghiệm, HS nghiên cứu thí nghiệm và theo dõi SGK giải thích hiện tượng sinh ra kết tủa vàng HS quan sát GV biễu diễn thí nghiệm , nêu hiện tượng, nghiên cứu SGK giải thích hiện tượng màu tím đặc trưng xuất hiện GV lưu ý HS đây là phản ứng nhận biết protein HĐ7: - HS nghiên cứu SGK từ đó nêu ĐN và đặc điểm xúc tác của enzim - HS nghiên cứu SGK từ đó nêu ĐN axit Nucleic và sự tồn tại của nó trong tự nhiên - HS cho biết ĐN AND và ARN khi nghiên cứu SGK và nêu 1 số đặc điểm của 2 loại axit trên HĐ8:HS làm 1 số bài tập 3,4,6,7 trang 75 SGK A.Peptit: I. Khái niệm và phân loại: 1. Khái niệm: - Liên kết peptit: là liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa 2 đơn vị - amino axit Vd: H2N-CH2-CO-NH-CH -COOH Liên kết peptit CH3 - Peptit: là những hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc - amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit 2. Phân loại : 2 loại a. Oligo peptit ( 2- 10 gốc - amino axit ) b. Poli peptit ( 11-50 gốc - amino axit ) II. Cấu tạo, đồng phân , danh pháp: 1.Cấu tạo : Công thức chung của các Peptit: H2N-CH-CO-NH-CH-CO-...-NH-CH-COOH ( đầu N) R1 R2 Rn ( đầu C) ( Với n:0,1,2,..........48) 2.Đồng phân: Số đồng phân = n! ( với n: số phân tử - amino axit khác nhau ) Vd: Peptit tạo thành từ Glyxin và Alanin có 2 đồng phân : H2N-CH2-CO-NH-CH -COOH CH3 NH2-CH-CO-NH-CH2-COOH CH3 3. Danh pháp: a) Ghép các tên gốc axyl của các - amino axit bát dầu từ đầu N, kết thúc bằng tên của axit đầu C (giữ nguyên) b) Ghép các tên viết tắt của - amino axit Vd: SGK III.Tính chất : 1.Tính chất vật lý: SGK 2.Tính chất hoá học:Có 2 phản ứng đặc trưng a) Phản ứng màu biure: Peptit làm tan Cu(OH)2 phức chất màu tím (trừ dipeptit) b) Phản ứng thuỷ phân: Peptit bị thuỷ phân khi đun nóng với H+ - amino axit: H2N-CH-CO-NH-CH-CO-NH-CH-COOH+ 2 H2O R1 R2 R3 H2N-CH-COOH + H2N-CH-COOH + R1 R2 H2N-CH-COOH R3 B. Protein: I. Khái niệm và phân loại: - Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu - Có 2 loại protein: Protein đơn giản: được tạo thành từ các gốc - amino axit Protein phức tạp: Gồm các protein đơn giản cộng với các thành phần “phi protein” như axit nucleic, lipit, gluxit II. Sơ lược về cấu trúc phân tử Protein: Cấu trúc bậc I là trình tự sắp xếp các đơn vị - amino axit trong mạch protein cấu trúc bậc I giữ vững chủ yếu nhờ liên kết peptit III.Tính chất của protein: 1.Tính chất Vật lý: - Dạng tồn tại:Hình sợi và hình cầu - Tính tan: Dạng hình sợi :không tan trong nước Dạng hình cầu : tan trong nước dung dịch keo - Sự đông tụ: Đun nóng hoặc cho protein tác dụng với axit, bazơ, muối protein đông tụ 2.Tính chất Hoá học: a.Phản ứng thuỷ phân:H+, OH-, hay xúc tác enzim proteinChuỗi poli peptit - amino axit H2N-CH-CO-NH-CH-CO-...-NH-CH-COOH R1 R2 Rn H2N-CH-COOH + H2N-CH-COOH +...+ R1 R2 H2N-CH-COOH Rn b. Phản ứng màu: - Phản ứng với HNO3: Dung dịch lòng trắng trứng + HNO3 đặc kết tủa vàng Giải thích: SGK Phản ứng với Cu(OH)2: ( phản ứng biure) Dung dịch lòng trắng trứng + Cu(OH)2phức chất màu tím Giải thích: SGK (Phản ứng dùng để nhận biết protein) IV.Khái niệm về Enzim và a.Nucleic: 1.Enzim:là những chất có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các phản ứng hoá học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật * Đặc điểm: - Có tính chọn lọc cao, mỗi enzim chỉ xúc tác cho 1 sự chuyển hoá nhất định - Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn 2.Axit Nucleic:là polieste của axit Photphoric và pentozơ Nếu pentozơ là ribozơ, axit Nucleic ký hiệu ARN Nếu pentozơ là đeoxinibozơ, axit Nucleic ký hiệu ARN Phân tử khối AND từ 4-8 triệu, thường tồn tại ở dạng xoắn kép Phân tử khối ARN nhỏ hơn AND, thường tồn tại ở dạng xoắn đơn

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_12_nang_cao_tiet_13_peptit_va_protein_ng.doc
Giáo án liên quan