I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết:
Tính chất vật lý và ứng dụng của một số hợp chất của nhôm.
Tính chất hóa học của nhôm oxit, nhôm hiđroxit, muối nhôm sunfat
Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch
HS hiểu:
tính chất lưỡng tính của nhôm oxit và nhôm hiđroxit.
HS vận dụng:
Viết được phương trình hóa học của các phản ứng liên quan đến nhôm oxit và nhôm hiđroxit.
Giải thích được một số hiện tượng liên quan.
So sánh tính chất hóa học của nhôm với nhôm oxit và nhôm hiđroxit.
Nhận biết ion Al3+ trong dung dịch.
2. Kĩ năng:
Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học của nhôm oxit, nhôm hiđroxit và nhận biết ion nhôm
Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm oxit, nhôm hiđroxit.
Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm;
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 47, Bài 27: Nhôm và các hợp chất của nhôm - Lê Thị Thanh Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT: .., ngày.,tháng.,năm..
Người soạn: Lê Thị Thanh Ngân Lớp: 12 cơ bản
Lớp: Hóa 3B
Tiết 47: Bài 27: NHÔM VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA NHÔM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết:
@Tính chất vật lý và ứng dụng của một số hợp chất của nhôm.
@Tính chất hóa học của nhôm oxit, nhôm hiđroxit, muối nhôm sunfat
@Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch
HS hiểu:
@tính chất lưỡng tính của nhôm oxit và nhôm hiđroxit.
HS vận dụng:
@Viết được phương trình hóa học của các phản ứng liên quan đến nhôm oxit và nhôm hiđroxit.
@Giải thích được một số hiện tượng liên quan.
@So sánh tính chất hóa học của nhôm với nhôm oxit và nhôm hiđroxit.
@Nhận biết ion Al3+ trong dung dịch.
2. Kĩ năng:
Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học của nhôm oxit, nhôm hiđroxit và nhận biết ion nhôm
Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm oxit, nhôm hiđroxit.
Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm;
3. Thái độ:
Giúp HS thấy được tầm quan trọng của các hợp chất của nhôm trong đời sống và sản xuất. Từ đó tạo cho học sinh niềm hứng thú tích cực trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức, có ý bảo vệ tài nguyên đất nước.
II. Trọng tâm bài giảng:
Tính chất hoá học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3.
Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Giáo án và phiếu học tập
Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất
Học sinh:
@ Xem trước bài cũ.
IV. Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp hoạt động nhóm
Sử dụng phương tiện trực quan: làm thí nghiệm.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV đặt ra câu hỏi và yêu cầu 1 HS lên bảng trả bài, các HS còn lại chuẩn bị nhận xét , bổ sung.
Câu hỏi: Viết cấu hình electron nguyên tử của Al. Từ đó hãy nêu tính chất hóa học đặc trưng của Al và viết phương trình hóa học minh họa với phi kim, với axit, với oxit kim loại và với dung dịch kiềm?
Trả lời:
Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p1
Tính chất hóa học đặc trưng: tính khử mạnh
Ptpư: 2Al + 3Cl2® 2AlCl3
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2
2Al + Fe2O3 ®Al2O3 + 2Fe
2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2
3. Vào bài:(1’)
Đặt câu hỏi cho HS “ Nước giếng muốn làm trong thì người ta thường dùng hóa chất gì?”. Trả lời: “ Dùng phèn chua”. Phèn chua là một trong các hợp chất của nhôm có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Để tìm hiểu kỹ hơn về các hợp chất của nhôm cũng như các ứng dụng của nó trong đời sống, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài 27 “ Nhôm và hợp chất của nhôm: tiết 2. Sau buổi học này các em hãy trả lời cho câu hỏi “ Phèn chua làm trong nước như thế nào”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (25’)
- GV yêu cầu HS kể các loại hợp chất của nhôm mà em biết.
- Hôm nay, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các hợp chất của nhôm. Trước tiên đối với nhôm oxit và nhôm hidroxit các em sẽ làm việc theo nhóm. Cô chia lớp thành 4 nhóm: ba bàn đầu là nhóm 1, ba bàn sau là nhóm 2, tương tự dãy bên sẽ là nhóm 3 và nhóm 4.
- GV giao công việc cho mỗi nhóm: nhóm 1 và 3: nghiên cứu nhôm oxit và hoàn thành phiếu học tập số 1. Các nhóm còn lại nghiên cứu nhôm hidroxit và hoàn thành phiếu học tập số 2.
- GV phát dụng cụ hóa chất và phiếu học tập cho mỗi nhóm
- GV tới từng nhóm đế quan sát và hướng dẫn các em làm thí nghiệm.
-Sau 10’ thì gọi từng nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm bằng cách lên ghi bảng, đưa ống nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra.
- GV gọi nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV nhắc lại một lần nữa và bổ sung thêm: dạng axit Al(OH)3 là HAlO2.H2O.
Al(OH)3 có tính bazo trội hơn tính axit, tính axit yếu hơn axit cacbonic
-HS trả lời: Nhôm oxit, nhôm hidroxit và muối nhôm sunfat.
- HS làm theo hướng dẫn của GV
-HS tổ chức hoạt động nhóm, làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng
- HS cử đại diện lên trình bày kết quả hoạt động lên trên bảng.
-HS ghi bài vào vở
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
I. NHÔM OXIT
1.Tính chất:
a, Tính chất vật lý:
chất rắn,màu trắng, không tan trong nước, tonc=2050oC
b, Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với dung dịch axit:
Al2O3 + 6HCl ®2AlCl3 + 3H2O
+ Tác dụng với dung dịch kiềm:
Al2O3 + 2NaOH ®2NaAlO2 + H2O
Natri aluminat
Þ nhôm ôxit là ôxit lưỡng tính
2. Ứng dụng:
a, Trạng thái tự nhiên: có 2 dạng
- Oxit ngậm nước: Al2O3.2H2O
- Oxit khan: cấu tạo tinh thể là đá quý
b, Ứng dụng: (SGK)
II. NHÔM HIĐROXIT
1. Điều chế:
AlCl3 + 3NH3 +3H2O ® Al(OH)3¯ +3NH4Cl
2. Tính chất vật lý:
chất rắn, màu trắng, kết tủa dạng keo.
3. Tính chất hóa học:
- Tác dụng với dung dịch axit
Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 + 3H2O
- Tác dụng với dung dịch kiềm
Al(OH)3 + NaOH ®NaAlO2 + 2H2O
Þ nhôm hiđrôxit là hiđrôxit lưỡng tính
Hoạt động 2: (5’)
III. Nhôm sunfat
-Yêu cầu HS nêu tính tan của muối nhôm sunfat trong nước.
-GV giới thiệu muối sunfat kép của nhôm và kali ngậm nước còn được gọi là phèn chua; cho HS xem mẫu vật phèn chua, yêu cầu HS nêu công thức của phèn chua và các ứng dụng.
-Yêu cầu HS giải thích tại sao phèn chua lại làm trong nước.
-GV bổ sung: nếu thay ion K+ bằng Li+, Na+ hay NH4+ ta được các muối kép khác có tên chung là phèn nhôm
-Muối nhôm sunfat khan khi tan trong nước tỏa nhiệt do bị hiđrat hóa.
-Công thức của phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
-Ứng dụng: làm trong nước, dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải...
-Giải thích: do phèn chua thủy phân tạo ra Al(OH)3 kết tủa keo kéo chất bẩn xuống làm trong nước.
III. NHÔM SUNFAT
- Muối nhôm sunfat khan khi tan trong nước tỏa nhiệt
- Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O
- Nếu thay ion K+ bằng Li+, Na+ hay NH4+ ta được phèn nhôm
Hoạt động3: (4’)
IV. Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch
-GV tiến hành thí nghiệm: cho từ từ đến dư dd NaOH vào dung dịch thí nghiệm. HS quan sát hiện tượng và rút ra cách nhận biết
-Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng
-GV đưa bài tập áp dụng: cho 3 dd Al(NO3)3; NaCl và Fe(Cl)2 bằng 1 thuốc thử hãy phân biệt 3 dd trên
-HS quan sát: có kết tủa keo xuất hiện rồi tan trong dung dịch NaOH dư.
- ptpư: Al3+ + OH- ® Al(OH)3¯
Al(OH)3 +OH- ® AlO2- + 2H2O
-Dùng NaOH để nhận biết 3 dung dịch trên.
IV. CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DỊCH
- Thuốc thử: dung dịch NaOH dư
- Hiện tượng: kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch NaOH dư.
- ptpư: Al3+ + OH- ® Al(OH)3¯
Al(OH)3 +OH- ® AlO2- + 2H2O
Phiếu học tập số 1:
Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau:
Tính chất vật lý của Al2O3 là gì?
Tính chất hóa học của Al2O3 là gì? Hãy làm thí nghiệm Al2O3 tác dụng với HCl và với NaOH để kiểm chứng tính chất hóa học đó
Nêu các dạng tồn tại của Al2O3 trong tự nhiên và các ứng dụng của nó trong đời sống.
Phiếu học tập số 2:
Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau:
Nêu cách điều chế Al(OH)3 trong phòng thí nghiệm. Làm thí nghiệm điều chế Al(OH)3 để chứng minh
Tính chất vật lý của Al(OH)3 là gì?
Tính chất hóa học của Al(OH)3 là gì? Hãy làm thí nghiệm Al(OH)3 tác dụng với HCl và với NaOH để kiểm chứng tính chất hóa học đó
Hoạt động4: (5’) Củng cố
Bài tập : Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Al®AlCl3®Al(OH)3®NaAlO2®Al(OH)3®Al2O3 ®Al
Dặn dò:
+Củng cố phần tính chất hóa học của nhôm oxit và nhôm hiđrôxit
+Làm các bài tập trong sgk/128-129
+Chuẩn bị bài tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_12_tiet_47_bai_27_nhom_va_cac_hop_chat_c.doc