Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tuần 2 - Phan Thanh Dọn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được :

 Khái niệm và phân loại lipit.

 Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.

 Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.

2. Kĩ năng

 Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.

 Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.

 Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.

 Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.

* Trọng tâm

 Khái niệm và cấu tạo chất béo

 Tính chất hóa học cơ bản của chất béo là phản ứng thủy phân (tương tự este)

II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp

2. Phương tiện

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Dạy bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tuần 2 - Phan Thanh Dọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS 10/8/2012 Tiết 3, tuần 2 Bài 1. ESTE MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được : - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este. - Tính chất hoá học: phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá). - Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá. - ứng dụng của một số este tiêu biểu. Hiểu được: este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân. 2. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức. - Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá. * Trọng tâm - Đặc điểm cấu tạo phân tử và cách gọi tên theo danh pháp (gốc – chức) - Phản ứng thủy phân este trong axit và kiềm. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN Phương pháp Phương tiện TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Dạy bài mới Nội dung giảng dạy Hoạt động thầy và trò I. Khái niệm, danh pháp - Este là HCHC thu được khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl (-COOH) của axit cacboxylic bằng nhóm –OR. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O - Công thức chung: RCOOR’ (R và R’ là gốc hiđrocacbon có thể giống hoặc khác nhau). - Tên este = tên gốc R’ tên gốc axit RCOO II. Tính chất vật lí - Trạng thái lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường. - Hầu hết các este không tan trong nước. - Nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn rượu và axit có cùng số nguyên tử C. III. Tính chất hóa học Thủy phân trong môi trường axit RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH 2. Thủy phân trong môi trường kiềm RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH III. Điều chế RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O Riêng vinyl axetat CH3COOH + C2H2 CH3COOCH=CH2 IV. Ứng dụng - Làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ - Sản xuất chất dẻo: - Làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm. Hoạt động 1 -GV: gọi HS viết PTPƯ giữa ancol etylic với axit axetic. -HS: lên bảng viết pt. -GV: Nhắc lại cơ chế phản ứng từ đó nêu lên khái niệm este. Yêu cầu HS viết CT chung của este. -GV: Hướng dẫn HS cách gọi tên este. Cho HS gọi tên một số este. -HS: Gọi tên những HC do GV yêu cầu. Hoạt động 2 -GV: yêu cầu HS đọc SGK và giải thích tại sao độ tan và nhiệt độ sôi của este lại thấp hơn ancol và axit có cùng số nguyên tử C. -HS: Đọc sách và giải thích Hoạt động 3 -GV: p/ư este hóa là phản ứng thuận nghịch, vậy khi có chất xúc tác thì phản ứng dịch chuyển sang chiều nghịch để tạo ra axit và ancol tương ứng. hướng dẫn HS viết một số thủy phân trong môi trường axit. -HS: Viết PT theo hướng dẫn của GV. -GV: Nếu thay chất xúc tác là bazơ thì phản ứng tạo thành muối và ancol. pu được gọi là pu xà phòng hóa. Hướng dẫn HS viết PT. Hoạt động 4 -GV: Từ khái niệm este hãy nêu PP điều chế este. -HS: Nêu PP điều chế và viết pthh. -GV: Một số este được điều chế bằng PP riêng. GV lấy VD và viết PT Hoạt động 5 -GV: Cho HS đọc SGK và nêu những ứng dụng của este trong cuộc sống. -HS: đọc sách và trả lời -GV: Giải thích cho HS một số ứng dụng của este. Củng cố Hãy thực hiện chuổi phản ứng C2H4 à C2H5OH à CH3CHO à CH3COOH àCH3COOCH3 à CH3COONa Dặn dò Về nhà học bài, đọc trước bài số 2 và làm các bài tập GK trang 7. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 4, tuần 2 Bài 2. LIPIT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được : - Khái niệm và phân loại lipit. - Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo. - Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí. 2. Kĩ năng - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo. - Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học. - Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả. - Tính khối lượng chất béo trong phản ứng. * Trọng tâm - Khái niệm và cấu tạo chất béo - Tính chất hóa học cơ bản của chất béo là phản ứng thủy phân (tương tự este) II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp 2. Phương tiện III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Dạy bài mới Nội dung Hoạt động thầy và trò I. Khái niệm Lipit là những HCHC có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit được chia làm 3 loại II. Chất béo 1. Khái niệm Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chúng là triglixerit hay triaxylglixerol. Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh (số nguyên tử C là số chẵn) CH3[CH2]16COOH : axit stearic CH3[CH2]14COOH : axit panmitic Cis-CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH: axit oleic Công thức chung: R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon, có thể giống hoặc khác nhau. 2. Tính chất vật lí Trong phân tử có gốc R không no, chất béo ở trạng thái lỏng (gọi là dầu). R no, chất béo ở trạng thái rắn (gọi là mỡ). Các lipit đều không tan trong nước và nhẹ hơn nước. tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. 3. Tính chất hóa học a. Phản ứng của chức este - Phản ứng thủy phân (môi trường axit) Este glixerol các a. béo - Phản ứng xà phòng hóa b. Phản ứng của gốc hiđrocacbon (dầu) (C17H33COO)3C3H5 (lỏng) (C17H35COO)3C3H5 (rắn) 4. Ứng dụng - Là thức ăn quan trọng của con người. - Nguyên liệu để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể. - Điều chế xà phòng và glixerol Hoạt động 1 -GV: giới thiệu cho HS một số lipit từ đó dẫn dắt HS rút ra KN về lipit. - HS: Từ thực tế và kết hợp SGK rút ra KN lipit. - GV: yêu cầu HS kể thêm một số lipit thường gặp trong đời sống. - HS: kể một số lipit Hoạt động 2 -GV: giới thiệu cho HS KN về chất béo. - GV: cung cấp cho HS KN axit béo và cấu tạo một số axit béo. - HS: chú ý và kết hợp SGK. - GV: từ KN chất béo yêu cầu HS viết công thức chung cho chất béo và lấy VD minh họa. - HS: viết CT chung và lấy VD - GV: hướng dẫn HS gọi tên các chất béo do các em lấy VD. Hoạt động 3 -GV: Yêu cầu HS từ kiến thức thực tế hãy nêu một số đặc điểm về TC vật lí của chất béo. -HS: kết hợp SGK để trả lời Hoạt động 4 -GV: cho học sinh thảo luận nhóm 4 HS: từ CTCT của chất béo hãy trình bày những tính chất hóa học của chất béo. Lấy VD minh họa. - HS: thảo luận nhóm và kết hợp SGK để tìm hiểu TC hóa học của chất béo. Hoạt động 5 -GV: hãy kể một số ứng dụng của chất béo mà em biết. -HS: trả lời -GV: bổ sung một số ứng dụng mà HS chưa biết. Củng cố Hãy viết CTCT của chất béo. Trình bày TC hóa học chung của các chất béo. Dặn dò Về làm các bài tập và chuẩn bị cho bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt TTCM 11 / 08 / 2012 Trương Bá Đoan

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_12_tuan_2_phan_thanh_don.doc
Giáo án liên quan