- Gv: Nguyên tử/phân tử là những hạt rất nhỏ, khối lượng rất bé. VD: khối lượng của H là 1,67.10-24gam, thế nên không thể dùng đơn vị khối lượng thông thường được mà phải dung đvc như chúng ta học về nguyên tử khối/phân tử khối. Song trong thực tế lại phải sử dụng đơn vị gam là phổ biến. Thế nên, thay vì cân 1 nguyên tử/phân tử người ta đã cân 6.1023 nguyên tử/phân tử để có trị số bằng nhau, chỉ khác nhau đơn vị đvc/gam.
- Gv: Chiếu hình ảnh 6. 1023 hạt nguyên tử Hiđro và 6. 1023 hạt phân tử nước.
Thông báo: 6. 1023 hạt nguyên tử Hiđro người ta gọi là 1 mol nguyên tử hiđro và 6. 1023 hạt phân tử nước ngươì ta gọi là 1 mol phân tử nước.
Vậy mol là gì?
- Nhận xét, chốt lại.
- Thông báo: Con số 6. 1023 gọi là số Avôgađrô kí hiệu là N.
- Gv: Y/c Hs đọc phần có thể em chưa biết để hình dung con số 6 . 1023 to lớn như thế nào.
- Gv: Chú ý Hs phân biệt mol nguyên tử và mol phân tử.
Chiếu hình ảnh 1 mol nguyên tử Al, 1 mol phân tử NaCl
- Gv: Vậy:
+ 1 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
+ 2 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
+ 0,5 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
+ n mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
- Gv: Y/c hs rút ra công thức tính số nguyên tử hay phân tử khi biết số mol của 1 chất.
- Y/c Hs làm bài 1 ( sgk – a,b).
6 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 18: Mol - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết 26
CHƯƠNG III – MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
BÀI 18: MOL
Ngày soạn:
Ngày giảng:
MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm : mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí.
- Vận dụng khái niệm trên để tính số nguyên tử phân tử có trong một lượng chất, tính được khối lượng mol của 1 chất, thể tích mol khí ở đktc.
2. Về kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng tính phân tử khối, củng cố về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất.
- Tính được khối lượng moℓ nguyên tử, moℓ phân tử của các chất theo công thức.
3. Về thái độ:
- Có lòng yêu thích bộ môn, có ý thức hợp tác trong hoạt động tập thể, tập trung, nghiêm túc, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
4. Trọng tâm
Ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol
5. Năng lực cần hướng đến
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán và sử dụng ngôn ngữ
II.CHUẨN BỊ:
Giáo viên:- Bài giảng, giáo án, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập, nam châm.
- Phương pháp: Cá nhân, nhóm, cả lớp, phương pháp bàn tay nặn bột.
Học sinh: Ôn tập bài cũ, đọc trước bài mới, sgk, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.
3. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2 phút) Như các em đã biết nguyên tử và phân tử có kích thước và khối lượng cực kì nhỏ bé, nhưng khi nghiên cứu về hóa học người ta cần phải biết về số nguyên tử và phân tử, khối lượng và thể tích của các chất tham gia và tạo thành trong 1 PƯHH. Vậy làm thế nào để biết được khối lượng và thể tích các chất trước và sau phản ứng? Để đáp ứng được yêu cầu này các nhà hóa học đã đưa ra khái niệm mol vào môn hóa học. Vậy mol là gì ? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Mol là gì? – Vận dụng (15 phút )
- Gv: Nguyên tử/phân tử là những hạt rất nhỏ, khối lượng rất bé. VD: khối lượng của H là 1,67.10-24gam, thế nên không thể dùng đơn vị khối lượng thông thường được mà phải dung đvc như chúng ta học về nguyên tử khối/phân tử khối. Song trong thực tế lại phải sử dụng đơn vị gam là phổ biến. Thế nên, thay vì cân 1 nguyên tử/phân tử người ta đã cân 6.1023 nguyên tử/phân tử để có trị số bằng nhau, chỉ khác nhau đơn vị đvc/gam.
- Gv: Chiếu hình ảnh 6. 1023 hạt nguyên tử Hiđro và 6. 1023 hạt phân tử nước.
Thông báo: 6. 1023 hạt nguyên tử Hiđro người ta gọi là 1 mol nguyên tử hiđro và 6. 1023 hạt phân tử nước ngươì ta gọi là 1 mol phân tử nước.
Vậy mol là gì?
- Nhận xét, chốt lại.
- Thông báo: Con số 6. 1023 gọi là số Avôgađrô kí hiệu là N.
- Gv: Y/c Hs đọc phần có thể em chưa biết để hình dung con số 6 . 1023 to lớn như thế nào.
- Gv: Chú ý Hs phân biệt mol nguyên tử và mol phân tử.
Chiếu hình ảnh 1 mol nguyên tử Al, 1 mol phân tử NaCl
- Gv: Vậy:
+ 1 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
+ 2 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
+ 0,5 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
+ n mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
- Gv: Y/c hs rút ra công thức tính số nguyên tử hay phân tử khi biết số mol của 1 chất.
- Y/c Hs làm bài 1 ( sgk – a,b).
- Nhận xét.
- Lắng nghe, trả lời :
Nghĩa là em cần mua 10 quả trứng gà, 12 cái bút chì, 500 tờ giấy.
- Lắng nghe.
- Trả lời : Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó.
- Ghi bài.
- Hs đọc bài.
- Lắng nghe.
- Trả lời :
+ 1 mol nguyên tử nhôm có chứa N nguyên tử nhôm.
+ 2 mol nguyên tử nhôm có chứa 2. N nguyên tử nhôm.
+ 0,5 mol nguyên tử nhôm có chứa 0,5 . N nguyên tử nhôm.
+ n mol nguyên tử nhôm có chứa n . N nguyên tử nhôm.
à Công thức tính số nguyên tử, phân tử :
A = n . N
Trong đó :
A : Số nguyên tử, phân tử.
n : Số mol.
N : Số Avôgađô
- Hs làm bài cá nhân :
Bài 1 ( sgk – tr65)
a. 1,5 mol nguyên tử Al có chứa 1,5 N = 1,5 . 6 . 1023 = 9.1023 nguyên tử.
b. 0,5 mol phân tử H2 có chứa 0,5 N = 0,5 . 6 . 1023 = 3.1023 phân tử.
I. Mol là gì ?
- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó.
- Con số 6. 1023 gọi là số Avôgađrô kí hiệu là N.
VD :
1 mol nguyên tử Al có chứa N nguyên tử Al.
1 Mol phân tử NaCl có chứa N phân tử NaCl.
Công thức tính số nguyên tử, phân tử :
A = n . N
Trong đó :
A : Số nguyên tử, phân tử.
n : Số mol.
N : Số Avôgađrô
Hoạt động 2: Khối lượng mol là gì ? – Vận dụng(12 phút )
- Gv : Chiếu lên mà hình :
+ Khối lượng của 1 hạt nguyên tử Fe là 56 đvC.
Khối lượng của 6.1023 hạt nguyên tử Fe là 56 gam
+ Khối lượng của 1 hạt phân tử H2O là 18 đvC.
Khối lượng của 6.1023 hạt phân tử H2O là 18 gam.
- Thông báo : 56 gam là khối lượng mol của N hạt nguyên tử Fe ( kí hiệu là MFe), 18 gam là khối lượng mol của N hạt phân tử H2O ( kí hiệu là MH2O). Vậy khối lượng mol là gì ?
- Nhận xét, chốt lại.
- Từ VD trên y/c Hs nhận xét về mối quan hệ giữa nguyên tử khối và phân tử khối của 1 chất với khối lượng mol của chất đó.
- Thông báo: M nguyên tử có cùng số trị với NTK chỉ khác đơn vị ; M phân tử có cùng số trị với PTK chỉ khác đơn vị.
Hoạt động nhóm :
- Y/c Hs thảo luận, hoạt động nhóm làm bài tập 1 :
Tính khối lượng mol nguyên tử, phân tử của các chất sau :
a. Cl
b. Cl2
c. CuO
d. Ca(OH)2
- Gv cho các nhóm chấm chéo.
- Gv Nhận xét bài làm và bài chấm của hs.
- Gv : Như các em đã biết các chất khí khác nhau sẽ có khối lượng mol khác nhau, Vậy 1 mol của những chất khí khác nhau có thể tích khác nhau không ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần III
- Hs quan sát, lắng nghe.
- Trả lời : Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó.
- Ghi bài.
- Trả lời :
KLM của nguyên tử hay phân tử có cùng số trị khác nhau về đơn vị với NTK và PTK của chất đó.
- Lắng nghe.
- Làm bài :
Bài 1
a.
b.
c.
d.
II. Khối lượng mol.
- Khối lượng mol ( kí hiệu là M) của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó.
- KLM của nguyên tử hay phân tử có cùng số trị khác nhau về đơn vị với NTK và PTK của chất đó.
Vd :
Hoạt động 3 : Thể tích mol của chất khí là gì ? – Vận dụng( 10 phút)
- Lưu ý Hs phần này chỉ xét tới thể tích mol của chất khí.
- Y/c Hs đọc khái niệm trong sgk.
- Nhắc lại.
- Chiếu h 3.1 Y/c Hs nhận xét về thể tích của các chất khí khác nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
- Nhận xét, chốt lại.
- Thông báo :
+ Ở đktc ( 0oC, 1atm) : Vkhí = 22,4 (l)
+ Ở đk thường ( 20oC, 1atm) : Vkhí = 24 (l)
- Y/c hs làm bài 3 phần a( sgk – tr65)
- Gv chấm vở một số Hs trên máy chiếu vật thể.
- Lắng nghe.
- Đọc sgk.
- Ghi bài.
- Nhận xét : Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 mol của chất khí bất bì đều chiếm thể tích bằng nhau.
- Ghi bài.
- Ghi bài.
- Làm bài cá nhân.
Bài 3 : Ở đktc :
a. 1 mol phân tử khí CO2 có thể tích là : 22,4 (l)
2 mol phân tử khí H2 có thể tích là : 2. 22,4 = 44,8(l)
1,5 mol phân tử khí O2 có thể tích là :1,5.22,4 = 33,6(l).
III. Thể tích mol của chất khí.
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
- Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 mol của chất khí bất bì đều chiếm thể tích bằng nhau.
+ Ở đktc ( 0oC, 1atm) : Vkhí = 22,4 (l)
+ Ở đk thường ( 20oC, 1atm) : Vkhí = 24 (l)
4. Củng cố : ( 4 phút)
- Y/c Hs đọc nhắc lại khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol, cho VD.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút )
- Làm các bài tập còn lại trong sgk, sbt.
- Chuẩn bị bài tiết sau « Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất »
IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_bai_18_mol_nam_hoc_2020_2021.doc