Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 26: Oxit - Năm học 2019-2020

- Gv :Từ các phản ứng học sinh viết trên bảng GV giới thiệu các chất tạo thành ở phản ứng trên thuộc lọai oxit.

?Em nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trong các hợp chất đó ?

?Vậy em hãy cho biết oxit là gì ?

- Gv chốt lại định nghĩa, y/c HS nhắc lại.

- Gv : Trong các hợp chất sau hợp chất nào là oxit : K2O ; CuSO4 ; Ca(OH)2 H2S ; SO3 ; Fe2O3

? Vì sao CuSO4¬ không phải là oxit?

- Nhận xét :

Hợp chất có 2 nguyên tố và luôn luôn có nguyên tố oxi.

- Trả lời: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố,trong đó có 1 nguyên tố là oxi

- Trả lời: Oxit là: K2O ; SO3 ; Fe2O3.

- Trả lời: Vì CuSO4 phân tử có nguyên tố oxi nhưng lại gồm 3 nguyên tố hóa học tạo thành. I.Định nghĩa :

Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố,trong đó có 1 nguyên tố là oxi

Ví dụ : CuO, SO3, Fe2O3

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 26: Oxit - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết 40 BÀI 26: OXIT Ngày soạn: Ngày giảng: MỤC TIÊU: 1. Kiến thức -Biết được + Định nghĩa oxit + Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị + Cách lập CTHH của oxit + Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ 2. Kĩ năng + Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố + Đọc tên oxit + Lập được CTHH của oxit + Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH 3. Thái độ : Có lòng say mê môn học, hình thành khái niệm mới về loại chất. 4. Trọng tâm + Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ + Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên 5. Năng lực cần hướng đến Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : - Bảng phụ. - Phiếu học tập. 2. Học sinh : Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số ( 1 phút) Kiểm tra bài cũ: ( 8 phút) - Sự oxi hóa là gì ? Phản ứng hóa hợp là gì ? cho ví dụ minh họa. - Viết PTHH biểu diễn phản ứng của Oxi với C, Fe, Al, P, Mg. Nhận xét về thành phần nguyên tố của sản phẩm các phản ứng. 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Định nghĩa oxit (8 phút ) - Gv :Từ các phản ứng học sinh viết trên bảng GV giới thiệu các chất tạo thành ở phản ứng trên thuộc lọai oxit. ?Em nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trong các hợp chất đó ? ?Vậy em hãy cho biết oxit là gì ? - Gv chốt lại định nghĩa, y/c HS nhắc lại. - Gv : Trong các hợp chất sau hợp chất nào là oxit : K2O ; CuSO4 ; Ca(OH)2 H2S ; SO3 ; Fe2O3 ? Vì sao CuSO4 không phải là oxit? - Nhận xét : Hợp chất có 2 nguyên tố và luôn luôn có nguyên tố oxi. - Trả lời: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố,trong đó có 1 nguyên tố là oxi - Trả lời: Oxit là: K2O ; SO3 ; Fe2O3. - Trả lời: Vì CuSO4 phân tử có nguyên tố oxi nhưng lại gồm 3 nguyên tố hóa học tạo thành. I.Định nghĩa : Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố,trong đó có 1 nguyên tố là oxi Ví dụ : CuO, SO3, Fe2O3 Hoạt động 2: Công thức (5 phút ) - Gv : Yêu cầu Hs nêu lại qui tắc về hóa trị đối với hợp chất hai nguyên tố ?Đối với oxit em nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trong công thức oxit ? ? Hãy viết công thức chung của oxit. - Gv nhận xét, chốt lại CT chung của oxit - Gv : Y/c HS thảo luận nhóm nhanh bài tập 1 : Hãy lập CTHH của oxit khi biết hóa trị của một số NTHH sau : S (IV), Fe (III) ; Na (I); ? Nếu không biết hóa trị của nguyên tố, có cách nào khác để lập được CTHH của Oxit - Hs nhắc lại qui tắc hóa trị : trong hợp chất có 2 nguyên tố tích chỉ số với hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia - Hs: Đối với oxit thì nguyên tố kia là oxi, nguyên tố còn lại là nguyên tố kim loại hoặc nguyên tố phi kim - Hs: CTHH của oxit MxOy Trong đó M là nguyên tố KL hoặc PK - Hs thảo luận nhóm, đưa ra CTHH đúng : SO2, Fe2O3, Na2O Sử dụng bài toán tính theo CTHH, lập CTHH oxit từ 5 về khối lượng các nguyên tố. II.Công thức : CTHH chung của oxit MxOy Trong đó : M là nguyên tố kim loại hoặc phi kim. Theo đúng qui tắc hóa trị : II.y = n. x Hoạt động 3 : Phân loại oxit (5 phút) - Gv : Thành phần nguyên tố trong oxit luôn có oxi còn nguyên tố còn lại thuộc loại gì ? Vậy em thử phân loại oxit ? - GV giới thiệu có 2 loại oxit là + Oxit axit : thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit. Em hãy nêu VD về các oxit axit. + Oxit bazơ : là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. Em hãy nêu VD về các oxit bazơ. - Gv : Giới thiệu  bảng sau: Oxit axit Axit tương ứng SO3 H2SO4 P2O5 H3PO4 NO2 HNO3 Oxit bazơ Bazơ tương ứng Na2O NaOH CaO Ca(OH)2 Fe2O3 Fe(OH)3 - Trả lời: nguyên tố còn lại có thể là kim loại, có thể là phi kim. - Trả lời: Có thể chia làm 2 loại oxit: + Oxit của phi kim. + Oxit của kim loại. -HS lắng nghe, ghi bài - Hs: Ví dụ  + Oxit axit : SO3,CO2,P2O5 + Oxit bazơ : Na2O, CaO, Al2O3 - Ghi bài. III.Phân loại : 1)Oxit axit : - Oxit axit : thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit. Ví dụ : 2)Oxit bazơ : - Oxit bazơ : là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. Ví dụ Hoạt động 4 : Cách gọi tên ( 10 phút) - Gv : Hướng dẫn hs đọc tên oxit : Tên oxit = tên nguyên tố + oxit + Nếu KL có nhiều hóa trị : Tên oxit bazơ = Tên KL(kèm HT) + oxit + Nếu PK nhiều HT : Tên oxit axit = Tên PK (kèm tiền tố chỉ nguyên tử PK) + oxit (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) - Gv giới thiệu các tiền tố Mono1 Đi.2 Tri3 Tetra...4 Penta5 - Gv : Y/c Hs làm bài trong phiếu học tập. bài tập 2 : Trong các oxit sau, oxit nào là oxit bazơ, oxit nào là oxit kim loại ? CO , CO2, SO2, SO3, P2O5 Na2O, FeO, Fe2O3 Hãy đọc tên các oxit ở trên. - Gv thu một số bài làm, chấm chữa trên máy chiếu. - HS nghe và theo dõi - Trả lời : + Oxit bazơ Na2O : natri oxit FeO : sắt (II)oxit Fe2O3 :Sắt (III) oxit Oxit axit CO: Cabon oxit CO2 : cacbon đioxit SO2 :lưu huỳnh đioxit SO3 : lưu huỳnh tri oxit P2O5 : đi - phopho penta -oxit IV.Cách gọi tên : 1) Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + oxit Ví dụ : Na2O : natri oxit FeO : sắt (II)oxit Fe2O3 :Sắt (III) oxit 2) Tên oxit axit = Tên PK (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi. Ví dụ : SO2 : lưu huỳnh đioxit SO3 : lưu huỳnh tri oxit P2O5 : đi-phopho-pen- ta -oxit * Tiền tố: Mono1 Đi.2 Tri3 Tetra...4 Penta5 Hoạt động 5 : Luyên tập(5 phút) - Cho Hs chơi trò chơi theo nhóm: Nội dung dán các tầm bìa công thức hóa học vào tên gọi ( ghi trên bảng phụ) Bảng phụ: Ôxit axit Ôxit bazơ Cacbon đioxit Điphotpho trioxit Lưu huỳnh trioxit Lưu huỳnh dioxit Silic đioxit Đồng ( II) oxit Bari oxit Sắt (III) oxit Magie oxit Chì (II) oxit - Nhận xét, cho điểm. Hs chơi trò chơi. 4. Củng cố : ( 2 phút) - Y/c Hs nhắc lại định nghĩa, phân loại và cách gọi tên oxit. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút ) - Làm các bài tập còn lại trong sgk và sbt. - Chuẩn bị bài tiết sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctiet-40_oxit_hoa-8_26082020(4).doc
Giáo án liên quan