I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Để xảy ra phản ứng hóa học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
- Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra.
2. Kỹ năng :
Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hóa học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
3. Thái độ :
Tạo niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh.
4. Trọng tâm:
Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Hoạt động 1: - Dụng cụ:ống nghiệm ,ống hút ,kẹp gỗ, cốc thủy tinh.
- Hóa chất: dung dịch HCl , Zn , nến
+ Hoạt động 2: - Dụng cụ: ống nghiệm 6c, ống hút6c, kẹp gỗ6c, đèn cồn.
- Hóa chất : dung dịch BaCl2 . dung dịch H2SO4, đường
- Học sinh: nghiên cứu trước bài trước ở nhà
2. Các phương pháp dạy học chủ yếu :
- Đàm thoại, trực quan ,thảo luận nhóm
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định (1’) : trật tự , sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ (6’) :
- Nêu định nghĩa phản ứng hóa học .Thế nào là chất tham gia , sản phẩm?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập số 4 / 51
3.Vào bài mới:Muốn phản ứng hoá học xảy ra cần có điều kiện gì , ta có thể dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết phản ứng hoá học xảy ra Bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 19, Bài 13: Phản ứng hóa học (Tiếp theo) - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn :27/10/2012.
Tiết 19 Ngày giảng :29/10/2012.
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Để xảy ra phản ứng hóa học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
- Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra...
2. Kỹ năng :
Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hóa học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
3. Thái độ :
Tạo niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh.
4. Trọng tâm:
Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Hoạt động 1: - Dụng cụ:ống nghiệm ,ống hút ,kẹp gỗ, cốc thủy tinh.
- Hóa chất: dung dịch HCl , Zn , nến
+ Hoạt động 2: - Dụng cụ: ống nghiệm 6c, ống hút6c, kẹp gỗ6c, đèn cồn.
- Hóa chất : dung dịch BaCl2 . dung dịch H2SO4, đường
- Học sinh: nghiên cứu trước bài trước ở nhà
2. Các phương pháp dạy học chủ yếu :
- Đàm thoại, trực quan ,thảo luận nhóm
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định (1’) : trật tự , sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ (6’) :
- Nêu định nghĩa phản ứng hóa học .Thế nào là chất tham gia , sản phẩm?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập số 4 / 51
3.Vào bài mới:Muốn phản ứng hoá học xảy ra cần có điều kiện gì , ta có thể dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết phản ứng hoá học xảy ra g Bài mới.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1. KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA (17’)
-GV cho hs quan sát lọ đựng kẽm và axit HCl .
- Gv làm thí nghiệm cho Zn tác dụng với HCl. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hiện tượng ?
- Gv : Để kẽm và axit clohidric ở 2 lọ khác nhau có phản ứng xảy ra không?
+ Nhận xét hiện tượng khi cho kẽm tác dụng với axit HCl ?
+ Vậy muốn có phản ứng hóa học xảy ra, nhất thiết phải có điều kiện gì ?
- Gv: Than hoặc nến có tự nhiên cháy
được ko? Muốn cháy được ta phải làm ntn?
-Gv: làm thí nghiệm đốt cháy nến. Lấy cốc thủy tinh chụp lên ngọn lửa đang cháy .Yêu cầu hs quan sát , giải thích ?
+ Vậy ngoài điều kiện nhiệt độ cần phải đảm bảo điều kiện gì?
- Gv giới thiệu : có phản ứng phải cung cấp nhiệt độ suốt quá trình ,có phản ứng chỉ cung cấp nhiệt độ ban đầu (khơi mào )
-Gv:Trong quá trình làm rượu , muốn tinh bột chuyển thành rượu nhanh hơn người ta cho chất gì vào ?
- Gv : giới thiệu men rượu là chất xúc tác “Chất xúc tác là chất kích thích phản ứng xảy ra nhanh hơn nhưng không biến đổi sau phản ứng ” - Gv :Yêu cầu học sinh tổng hợp : các điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra?
- HS quan sát ( ko có pư)
-Hs quan sát thí nghiệm ,nhận xét hiện tượng .
-HS : không có phản ứng.
- HS :Có bọt khí sinh ra , viên kẽm tan dần .
- HS điều kiện : các chất tham gia phải tiếp xúc với nhau.
- Hs: Cung cấp nhiệt độ ban đầu
Hs: quan sát : nến tắt .Vì không còn khí oxi.
- HS: chất tham gia phải tiếp xúc với nhau.
-Hs : Cho men rượu trong quá trình chuyển hoá
đó .
HS : nêu kết luận .
III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra.
Để xảy ra phản ứng hóa học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
Hoạt động 2 . LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA ( 14’)
-Gv cho hs qsát lọ BaCl2 và H2SO4 ( màu sắc, trạng thái )
-GV làm TN cho BaCl2 t/d H2SO4.Yêu cầu hs quan sát , nhận xét hiện tượng .
-Gv : dựa vào dấu hiệu nào để biết pư giữa kẽm và axit clohidric có xảy ra?
-Gv làm thí nghiệm đun nóng đường , hs quan sát , nhận xét hiện tượng .
-Gv :Vậy dựa vào đâu để biết có phản ứng xảy ra ?
- Gv: ngoài dấu hiệu trên , sự toả nhiệt, phát sáng cũng là dấu hiệu nhận biết phản ứng xảy ra .( VD nến chaý ,bắn pháo hoa)
-HS quan sát ,ghi lại đặc điểm về màu sắc ,trạng thái
-Hs q/sát :Có chất không tan màu trắng tạo thành .
-Hs : có chất khí xuất hiện .
- Hs trả lời : dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện , tính chất khác với chất ban đầu
IV. Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra:
Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra
4. Củng cố (6’)
Củng cố : : HS làm bài tập 5/51 sách giáo khoa.
5/ Nhận xét – Dặn dò (1’)
Dặn dò : Bài tập , 6 /51 SGK ; 13.2 , 13.6 ,13.7 /16.17 SBT
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_19_bai_13_phan_ung_hoa_hoc_tiep_t.doc