I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa học.
- Các bước lập phương trình hóa học.
- Ý nghĩa của phương trình hóa học: cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
2. Kỹ năng:
- Biết lập phương trình hóa học khi biết các chất tham gia và sản phẩm.
- Xác định được ý nghĩa của một số phương trìnhhóa học cụ thể.
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú học tập bộ môn và tính nhạy bén trong tính toán.
4. Trọng tâm:
- Biết cách lập phương trình hóa học.
- Nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và phần nào vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng vào các phương trình hóa học đã lập.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 21, Bài 16: Phương trình hóa học (Tiết 1) - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn : 07/11/2012.
Tiết 21 Ngày giảng : 10/11/2012.
Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa học.
- Các bước lập phương trình hóa học.
- Ý nghĩa của phương trình hóa học: cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
2. Kỹ năng:
- Biết lập phương trình hóa học khi biết các chất tham gia và sản phẩm.
- Xác định được ý nghĩa của một số phương trìnhhóa học cụ thể.
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú học tập bộ môn và tính nhạy bén trong tính toán.
4. Trọng tâm:
- Biết cách lập phương trình hóa học.
- Nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và phần nào vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng vào các phương trình hóa học đã lập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
Các hoạt động
ĐDDH
Hoạt động 1
Tranh phóng to H2.5 / 48 .Hình vẽ /55.
Củng cố
Bảng phụ ghi các bài tập .
b. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài .
2. Các phương pháp dạy học chủ yếu :
- Thảo luận nhóm , diễn giải, đàm thoại .
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định(1’) : trật tự , sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ (7’) :
- Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng, giải thích và viết công thức về khối lượng
- 2 HS làm bài tập số 2, 3 / 54.
3.Vào bài mới (30’)
Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình chữ của phản ứng khí hidro tác dụng với khí oxi tạo thành nước. Nếu ta thay tên các chất bằng công thức hoá học thì sẽ được phương trình hóa học .Vậy PTHH biểu diễn như thế nào àbài mới.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 : Phương trình hoá học (14’)
-Gv ôn lại cách viết công thức hoá học của đơn chất , hợp chất.
-Gv: treo sơ đồ H2.5/48 và hình / 55 .
-Gv gọi hs viết pt chữ : khí hidro + khí oxi g Nước
- Gv yêu cầu hs thay tên các chất bằng công thức hoá học g sơ đồ phản ứng .
- Gv : yêu cầu hs đếm số nguyên tử và nhận xét xem sơ đồ đã tuân theo ĐLBTKL chưa ?
-Gv: hướng dẫn hs cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng g phương trình hóa học .
-Gv giới thiệu : khi số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế bằng nhau ta được phương trình hóa học. Như vậy phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học .
-Hs quan sát sơ đồ , hình vẽ.
-HS viết phương trình chữ : khí hiđrô + khí oxi g Nước
-Hs viết được sơ đồ phản ứng .
-HS đếm số nguyên tử và nhận xét số nguyên tử chưa bằng nhau
-HS theo hướng dẫn của gv từng bước cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế : H2 + O2 H2O
H2 + O2 2H2
2 H2 + O2 2H2O
2H2 + O2 2H2O
I. Lập phương trình hoá học .
1. Phương trình hóa học.
H2 + O2 H2O
H2 + O2 2H2O
2H2 + O2 2H2O
2H2 + O2 2H2O
* Phương trình hoá học biểu diễn một cách ngắn gọn phản ứng hoá học , gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp .
Hoạt động 2: Các bước lập phương trình hoá học .(15’)
-Gv: hướng dẫn hs lập phương trình phản ứng nhôm tác dụng với khí oxi.
-Gv:qua ví dụ hãy cho biết các bước lập phương trình hóa học ?
-GV chốt lại kiến thức
-Gv: sơ đồ phản ứng khác vớí PTHH ở điểm nào ?
-Gv nêu một số lưu ý khi lập phương trình hoá học .
-HS lập phương trình nhôm tác dụng với oxi theo từng bước.
-HS :Các nguyên tử của mỗi nguyên tố trong sơ đồ phản ứng chưa bằng nhau .
- HS nêu các bước lập PTHH
-HS nghe và chú ý để lập đúng PTHH.
2.Các bước lập phương trình hóa học .
Ví dụ : Biết nhôm tác dụng với khí oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3. Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
-Bước 1:Viết sơ đồ phản ứng , gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm .
Al + O2 Al2O3
-Bước 2 :Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.
4Al + 3O2 2Al2O3
- Bước 3 :Viết PTHH
4Al + 3O2 2Al2O3
* Lưu ý :
- Không thay đổi chỉ số trong những CTHH viết đúng .
- Viết hệ số cao bằng kí hiệu .
- Nếu trong phản ứng có nhóm nguyên tử thì có thể coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng .
* Ví dụ:
CuSO4 + 2NaOH g Cu(OH)2 + Na2SO4
4. Củng cố (6’):
- Phương trình hóa học biểu diễn gì , gồm CTHH của những chất nào ?
- Lập PTHH của các phản ứng cho dưới đây :.
a. Mg + O2 MgO
b. Fe + O2 Fe2O3
c. Al + HCl AlCl3 + H2
d. Na2O + H2O NaOH
- Chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp đặt vào dấu ? trong các PTHH sau .
a. CaCl2 + ?AgNO3 ?AgCl + Ca(NO3)2
b. Fe + ?HCl FeCl2 + ?
c. ?K + O2 ?
5. Nhận xét – Dặn dò (1’):
- Về nhà làm bài tập : 1 , 3,5a,6a,7/58 .Bài 16.1 ,16.3/SBT .
- Xem trước bài : Phương trình hóa học ( tt) : Tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hoá học.
IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:
&
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_21_bai_16_phuong_trinh_hoa_hoc_ti.doc