Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 21: Định luật bảo toàn khối lượng

A. Mục tiêu:

* Kiến thức : HS hiểu được nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng.

 HS biết vận dụng định luật để làm các bài tập.

* Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình chữ.

* Thái độ : Yêu thích môn học.

B. Chuẩn bị:

* GV: Dụng cụ: Cân, cốc thủy tinh.

 Hóa chất: Dung dịch BaCl2 và dung dịch Na2SO4.

* HS: Nội dung của bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 21: Định luật bảo toàn khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/11/06 Tiết 21: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A. Mục tiêu: * Kiến thức : HS hiểu được nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng. HS biết vận dụng định luật để làm các bài tập. * Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình chữ. * Thái độ : Yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: * GV: Dụng cụ: Cân, cốc thủy tinh. Hóa chất: Dung dịch BaCl2 và dung dịch Na2SO4. * HS: Nội dung của bài học. C. Tiến trình dạy học: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Thí nghiệm: (sgk) * Phản ứng hóa học xảy ra Bari clorua + Natri sunfat Bari sunfat + Natri clorua. 2. Định luật: * Nội dung định luật (sgk) * Giải thích: (sgk) 3. Áp dụng: * Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng ta có: mBaCl+ mNaSO= mBaSO+ mNaCl * Giả sử: A + B C + D. Ta có: mA + mB = mC + mD. * Kết luận: Trong 1 phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại. * Hoạt động của GV Hoạt động 1: (2’) Giới thiệu bài. - Trong phản ứng hóa học, cái gì thay đổi làm cho chất này biến đổi thành chất khác. à Như vậy tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng và các chất tạo thành có được bảo toàn không? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó: Định luật bảo toàn khối lượng Hoạt động 2: (15’) Thí nghiệm. GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Đặt 2 cốc dung dịch BaCL2 và dung dịch Na2SO4. Đặt các quả cân. - Yêu cầu HS xác định vị trí của kim cân. Đổ cốc 1 vào cốc 2. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. Yêu cầu học sinh quan sát vị trí của kim cân. GV: Qua thí nghiệm các em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng khối lượng của các sản phẩm. GV: Yêu cầu HS viết phương trình chữ của phản ứng. * Thông báo: Kết luận mà các em rút ra được từ thí nghiệm trên chính là nội dung của định luật bảo toàn khối lượng. Hoạt động 3: ( 8’) Định luật. GV: Gọi HS phát biểu nội dung của định luật GV: Giới thiệu về 2 nhà bác học + Lômônôxôp. + Lavoadiê. GV: Yêu cầu học sinh giải thích định luật dựa vào kiến thức đã học . GV: Nhấn mạnh: Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi nhưng số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên à khối lượng nguyên tử không thay đổi à khối lượng các chất không đổi. Hoạt động 4: (10’) Áp dụng. GV: Yêu cầu HS dựa vào nội dung định luật bảo toàn. - Viết phương trình chữ cho phản ứng của thí nghiệm 1. - Viết biểu thức về khối lượng. GV: Giả sử có phản ứng xảy ra: A + B C + D. Yêu cầu HS viết biểu thức về khối lượng . GV: Thông báo: Nếu biết được khối lượng của 3 chất thì có tính được khối lượng của chất còn lại không? GV: Trong 1 phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lai? Củng cố (5’) Bài 2/ 54 sgk. GV: Nhận xét, ghi điểm. Bài 3/ 54 sgk. GV: Nhận xét, ghi điểm * Hoạt động của HS HS: Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho chất này biến đổi thành thành chất khác. HS: Ghi đầu bài. HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV HS: Kim cân ở vị trí thăng bằng. HS: Có chất rắn màu trắng xuất hiện à có phản ứng hóa học xảy ra. HS: Kim cân vẫn ở vị trí thăng bằng. HS: Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của các sản phẩm. HS: Viết phương trình Bari clorua + Natri sunfat à Bari sunfat + Natri clorua. HS: Phát biểu định luật. HS: Lắng nghe và ghi nhận. HS: Giải thích HS: Lắng nghe và ghi nhận. HS: Viết phương trình Bari clorua + Natri sunfat Bari sunfat + Natri clorua HS: Viết biểu thức mBaCl+ mNaSO= mBaSO+ mNaCl HS: mA + mB = mC + mD HS: Nếu 4 chất mà biết khối lượng của 3 chất thì tính được khối lượng của chất còn lại HS: Nếu n chất mà biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại HS1: Chữa bài tập 2/54 HS2: Chữa bài tập 3/54 D. Hướng dẫn tự học: * Bài vừa học: - Nội dung của định luật bảo toàn khối lượng. - Biểu thức về khối lượng của định luật. - Bài tập 2, 3/54 sgk + 15.1 và 15.3 SBT * Bài sắp học: Phương trình hóa học 1. Phương trình hóa học là gì? 2. Cho các phản ứng sau: a) Mg + O2 MgO; b) P + O2 P2O5; c) Fe + Cl2 FeCl3 Hãy đặt hệ số trước các chất sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau E. Rút kinh nghiệm, bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_21_dinh_luat_bao_toan_khoi_luong.doc
Giáo án liên quan