I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Củng cố cho hs các kiến thức về :
- Phản ứng hóa học . ( định nghĩa , diễn biến , điều kiện để pư xảy ra và dấu hiệu nhận biết )
- Định luật bảo toàn khối lượng ( phát biểu , giải thích , áp dụng )
- Phương trình hóa học ( lập PTHH và ý nghĩa của PTHH )
2. Kỹ năng:
- Tính được hóa trị, lập được công thức hóa học, tính được phân tử khối.
- Viết biểu thức liên hệ về khối lượng và tính khối lượng 1 chất dựa vào định luật bảo toàn khối lượng.
- Lập phương trình hĩa học.
3. Thái độ:
Rèn luyện sự cẩn thận, nghiêm túc trong học tập và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.
4. Trọng tâm:
- Sự biến đổi chất .
- Phản ứng hóa học .
- Định luật bảo toàn khối luợng .
- Phương trình hóa học
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 23, Bài 17: Luyện tập 3 - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn : 15/11/2012.
Tiết 23 Ngày giảng : 17/11/2012.
Bài 17: LUYỆN TẬP 3
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Củng cố cho hs các kiến thức về :
- Phản ứng hóa học . ( định nghĩa , diễn biến , điều kiện để pư xảy ra và dấu hiệu nhận biết )
- Định luật bảo toàn khối lượng ( phát biểu , giải thích , áp dụng )
- Phương trình hóa học ( lập PTHH và ý nghĩa của PTHH )
2. Kỹ năng:
- Tính được hóa trị, lập được công thức hóa học, tính được phân tử khối.
- Viết biểu thức liên hệ về khối lượng và tính khối lượng 1 chất dựa vào định luật bảo toàn khối lượng.
- Lập phương trình hĩa học.
3. Thái độ:
Rèn luyện sự cẩn thận, nghiêm túc trong học tập và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.
4. Trọng tâm:
- Sự biến đổi chất .
- Phản ứng hóa học .
- Định luật bảo toàn khối luợng .
- Phương trình hóa học
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
Hệ thống câu hỏi, các dạng bài tập. Bảng phụ ghi các bài tập .
b. Học sinh:
Ôn những kiến thức đã học ở chương II ( dặn dò tiết trước)
2. Các phương pháp dạy học chủ yếu :
Thảo luận nhóm , đàm thoại tái hiện kiến thức .
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định(1’) : trật tự , sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: trong quá trình luyện tập.
3. Vào bài mới (30’):
Gv gọi hs cho biết trong chương 2 đã tìm hiểu những kiến thức nào ¦ Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố kiến thức về hiện tượng hoá học, phản ứng hóa học , định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: KIẾN THỨC CẦN NHỚ ( 18’)
- Gv yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau :
+ Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học ?
+ Phản ứng hóa học là gì ? Diễn biến của phản ứng hoá học ? Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra ? Dấu hiệu nhận biết:
+ Phát biểu nội dung của định luật bảo toàn khối lượng ? Giải thích ?
+ Phương trình hóa học dùng biểu diễn gì ? Các bước lập PTHH ?
-Gv gọi từng hs trả lời , sau đó gv nhận xét , bổ sung hoàn chỉnh kiến thức .
I. Kiến thức cần nhớ
1..Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học .
- Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi ; còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng .
- Định luật BTKL : A + BC+D
mA + mB = mC + mD
2. Phương trình hoá học biểu diễn PƯHH .Để lập phương trình hoá học ta phải cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố .
- Ý nghĩa : cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất trong phản ứng ( tỉ lệ này đúng bằng tỉ lệ hệ số trước công thức hoá học mỗi chất.
Hoạt động 2: BAÌ TẬP
- Gv yêu cầu cá nhân làm bài tập 1/60 sau đó thảo luận nhóm trao đổi kết quả .- HS đọc đề , cá nhân hoàn thành bài tập sau đó thảo luận nhóm .
- Gv gọi hs trả lời .
- Đại diện hs trả lời , hs khác bổ sung
- Gv treo bảng phụ ghi đề bài tập :Khi nung 280 kg đá vôi
( thành phần chính là canxi cacbonat ) tạo ra canxioxit CaO và 110 kg khí cacbonđioxit .
a.Lập pthh của pư ?
b.Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử Caxicacbonat làn lượt với số pt caxioxit và số phân tử cacbonđioxit ?
c.Tính khối lượng caxnxi oxit tạo thành?
- HS đọc đề , suy nghĩ , tìm cách giải .
- HS thảo luận theo nhóm trao đổi cách giải .
- HS lên bảng làm bài , các hs khác làm vào vở sau đó nhận xét ,bổ sung
- Gv treo bang phụ ghi bài tập 2:
* Hãy chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ trống trong các PTHH sau:
a) .Cu + . to 2CuO b)CaO+ HCl CaCl2+
c) Mg + HNO3 Mg(NO3) 2 +
d) Al + . 2AlCl3.
- Hs thảo luận theo nhóm làm bài tập .
- Các nhóm báo cáo kết quả và đánh giá kết quả của nhau .
- Gv treo bảng của các nhóm lên , cho các nhóm tự nhận xét kết quả của nhau .
II. Bài tập
Bài 1 / 60.
a.Tên các chất tham gia : khí nitơ và khí hidro .
Tên các chất sản phẩm : amoniac
b.Trước pư 2 nguyên tử Nitơ liên kết với nhau , 2 nguyên tử Hidro liên kết với nhau .Sau pư 1nguyên tử Nitơ lk với 3 nguyên tử hidro.
c.Số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau pư .
Bài tập 2:
a .CaCO3 CaO + CO2
b. Số pt CaCO3 : Số pt CaO = 1:1
Số pt CaCO3 : số pt CO2 = 1:1
c. mCanxioxit = m Canxicacbonat – m khí cacbonđioxit .
mCaO = 280 – 110 = 170 kg
Bài tập 2:
* Hãy chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ trống trong các PTHH sau:
a) 2Cu+ O2 to 2CuO
b) CaO +2HCl CaCl2 + H2
c) Mg+ 2HNO3 Mg(NO3)2+ H2
d) 2Al + 3Cl2 t0 2AlCl3.
4. Củng cố - dặn dò (7’ )
- Củng cố : GV hướng dẫn hs làm bài tập 5/61
- Dặn dò : - Về nhà ôn tập kiến thức( bài 1 đến bài 17) .Tiết sau kiểm tra 1 tiết
IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_23_bai_17_luyen_tap_3_nguyen_dinh.doc