I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :Biết được:
- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
- Khái niệm phản ứng hóa hợp.
- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
2. Kỹ năng:
- Xác định được có sự oxi hóa trong một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa hợp.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh về thế giới quan duy vật và ý thức bảo vệ môi trường.
4. Trọng tâm:
- Khái niệm về sự oxi hóa.
- Khái niệm về phản ứng hóa hợp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: tranh vẽ ứng dụng của oxi, bảng phụ hoặc phiếu học tập.
b.Học sinh: làm bài, học bài và sưu tầm 1 số tranh ảnh về ứng dụng của oxi.
2. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Làm việc theo nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 39, Bài 25: Sự oxi hoá. Phản ứng hoá hợp. Ứng dụng của Oxi - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn : 12/01/2013.
Tiết 39 Ngày giảng : 14/01/2013.
Bài 25: SỰ OXI HÓA –PHẢN ỨNG HÓA HỢP – ỨNG DỤNG CỦA OXI.
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :Biết được:
- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
- Khái niệm phản ứng hóa hợp.
- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
2. Kỹ năng:
- Xác định được có sự oxi hóa trong một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa hợp.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh về thế giới quan duy vật và ý thức bảo vệ môi trường.
4. Trọng tâm:
- Khái niệm về sự oxi hóa.
- Khái niệm về phản ứng hóa hợp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: tranh vẽ ứng dụng của oxi, bảng phụ hoặc phiếu học tập.
b.Học sinh: làm bài, học bài và sưu tầm 1 số tranh ảnh về ứng dụng của oxi.
2. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Làm việc theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp (1’): kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ ( 5’): Nêu các tính chất hóa học của oxi, viết phương trình phản ứng minh họa.(lưu ý: học sinh viết phương trình ở góc bảng phải).
3. Vào bài mới (38’):
* Như các em đã biết, oxi tác dụng được với phi kim (S,P), với kim loại (Na, Fe) và với hợp chất (CH4, C4H10..).Vậy những quá trình xảy ra như thế được gọi là gì, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài mới ngày hôm nay. Bài 25:” Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp – ứng dụng của oxi”.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thề nào là sự oxi hóa? ứng dụng của oxi (13’)
GV: yêu cầu học sinh nhận xét các ví dụ mà học sinh 1 đã viết ở góc bảng phải. ®Em hãy cho biết các phản ứng này có đặc điểm gì giống nhau?
GV: Những phản ứng hóa học kể trên được gọi là sự oxi hóa các chất đó.
®Vậy sự oxi hóa một chất là gì?
GV: hướng dẫn học sinh cách phân biệt nguyên tử kim loại ở dạng đơn chất và nguyên tử kim loại trong hợp chất ( kim loại ở dạng đơn chất trung hòa về điện tích, kim loại trong hợp chất có hóa trị và có điện tích, sự xuất hiên điện tích do quá trình nhường electron của nguyên tử).
GV: nêu ví dụ: Cu®Cu2+ + 2e
®Giới thiệu thêm khái niệm sự oxi hóa là quá trình nhường electron ( quá trình nêu trên là sự oxi hóa Cu)
GV: các em hãy lấy ví dụ về sự oxi hóa xảy ra trong đời sống hàng ngày.
GV: từ rất nhiều ví dụ về sự oxi hóa xảy ra trong đời sống hàng ngày, các em đánh giá như thế nào về ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất?
GV: nhấn mạnh 2 ứng dụng quan trọng của oxi đó là: cần cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu.
GV: yêu cầu học sinh về nhà đọc thêm phần “Ứng dụng của oxi”( sách giáo khoa /86) để hiểu rõ hơn.
HS: quan sát và nêu nhận xét.
HS: các phản ứng đó đều có oxi tác dụng với 1 chất.
HS: lắng nghe.
HS: nêu định nghĩa sự oxi hóa.
HS: lắng nghe và quan sát chăm chú.
HS: lắng nghe và ghi chép.
HS: thảo luận nhóm, nêu ví dụ thực tiễn.
HS: Suy nghĩ, tham khảo sách giáo khoa và trả lời tại chỗ.
HS: lắng nghe chăm chú.
HS: lắng nghe.
I. Sự oxi hóa:
* Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
II. Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng hóa hợp. (24’)
GV: Sử dụng lại các phản ứng hóa học
( oxi tác dụng với kim loại, phi kim và hợp chất) ở phần kiểm tra bài cũ ở góc bảng, chỉ cho học sinh thấy ở đó có hai loại phản ứng khác nhau®Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về điểm khác nhau giữa 2 loại phản ứng đó.
GV: nhận xét và giới thiệu về phản ứng hóa hợp.
GV: yêu cầu học sinh nêu định nghĩa về phản ứng hóa hợp.
GV: Nêu thêm một số ví dụ về phản ứng hóa hợp không có mặt oxi.
GV: giới thiệu về phản ứng tỏa nhiệt.
GV: treo bảng phụ:
* Bài tập 1:
+ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a). Mg + ? t0 MgS.
b). ? + O2 t0 Al2O3.
c). H2O điện phân H2 + O2 .
d). ? + Cl2 t0 CuCl2.
e). Fe2O3 + H2 t0 Fe + H2O.
f). Fe(OH)2 + O2 + H2O t0 Fe(OH)3
* Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng hóa hợp?giải thích về sự lựa chọn đó.
* Bài tập 2:
+ Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam sắt trong bình chứa khí oxi.
a). Lập PTHH của phản ứng.
b). Tính thể tích khí oxi ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết lượng sắt nói trên.
c). Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.
GV: gọi lần lượt học sinh lên bảng làm bài và nhận xét.
HS: theo dõi chăm chú.
HS:suy nghĩ và nêu nhận xét.: khác nhau về chất sản phẩm.
HS: lắng nghe.
HS: nêu định nghĩa về phản ứng hóa hợp.
HS: viết phương trình hóa học vào vở.
HS: lắng nghe.
HS: thảo luận nhóm làm bài tập.
HS: đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành 6 phương trình hóa học và giải thích.
HS: dưới lớp sửa bài vào vở.
HS: làm bài tập 2:
HS1: lên bảng tóm tắt đề bài.
HS2: lên bảng lập phương trình hóa học của phản ứng.
HS3: làm câu b.
HS4: làm câu c.
HS: nhận xét và sửa bài vào vở.
III. Phản ứng hóa hợp:
t0
*Ví dụ:
t0
a. S + O2 ® SO2
b. 2Cu + 2O2 ® 2CuO.
* Định nghĩa: phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
*Ví dụ:
t0
t0
c. 2Al + 3S ® Al2S3.
d. Zn + Cl2 ® ZnCl2.
* Bài tập củng cố:
* Bài tập 1:Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a). Mg + S t0 MgS.
b).4Al + 3O2 t0 2Al2O3.
c).2H2O điện phân2H2+O2
d). Cu + Cl2 t0 CuCl2.
e).Fe2O3 + 3H2 t0 2Fe+ 3H2O.
f). 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O t0 4Fe(OH)3.
* Các phương trình phản ứng a, b, d, f là phản ứng hóa hợp vì có 1 chất sản phẩm được tạo ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu.
Bài tập 2: (học sinh tự làm vào vở bài tập)
4. Củng cố – Dặn dò (1’):
- Nhận xét tình hình học tập của lớp.
- Dặn dò: về nhà học bài, làm bài tập sách giáo khoa /87 – ôn lại hóa trị các nguyên tố và quy tắc hóa trị – Đọc trước baì mới “OXIT”.
IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_39_bai_25_su_oxi_hoa_phan_ung_hoa.doc