Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 40, Bài 25: Oxit - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức : Biết được:

- Định nghĩa oxit.

- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị.

- Cách lập công thức hóa học của oxit.

- Khái niệm oxit axit, oxit bazơ.

2. Kỹ năng:

- Phân loại oxit axit, oxit bazơ dựa vào công thức hóa học của một chất cụ thể.

- Gọi tên một số oxit theo công thức hóa học hoặc ngược lại.

- Lập công thức hóa học của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết công thức hóa học cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt bộ môn.

4. Trọng tâm:

- Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ.

- Cách lập được công thức hóa học của oxit và cách gọi tên.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên: Bảng phụ hoặc phiếu học tập.

b. Học sinh: Học bài, làm bài và đọc bài mới, xem lại quy tắc hóa trị.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 40, Bài 25: Oxit - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn : 17/01/2013. Tiết 40 Ngày giảng : 19/01/2013. Bài 26: OXIT I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : Biết được: - Định nghĩa oxit. - Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị. - Cách lập công thức hóa học của oxit. - Khái niệm oxit axit, oxit bazơ. 2. Kỹ năng: - Phân loại oxit axit, oxit bazơ dựa vào công thức hóa học của một chất cụ thể. - Gọi tên một số oxit theo công thức hóa học hoặc ngược lại. - Lập công thức hóa học của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết công thức hóa học cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt bộ môn. 4. Trọng tâm: - Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ. - Cách lập được công thức hóa học của oxit và cách gọi tên. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: Bảng phụ hoặc phiếu học tập. b. Học sinh: Học bài, làm bài và đọc bài mới, xem lại quy tắc hóa trị. 2. Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở. - Nêu và giải quyết vấn đề. - Làm việc theo nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp (1’): kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ:( 6’) + HS1: Nêu định nghĩa sự oxi hóa,viết phương trình hóa học biểu diễn sự oxi hóa các chất: natri, magiê, cacbon, photpho,đồng. Biết rằng công thức hóa học các hợp chất được tạo thành lần lượt là:Na2O, MgO, CO2, P2O5, CuO. + HS2: Nêu định nghĩa về phản ứng hóa hợp, cho ví dụ minh họa. 3. Vào bài mới (31’): * Các em đã được làm quen với các hợp chất như: Na2O, MgO, CO2, P2O5, CuOlà sản phẩm của các phản ứng giữa oxi với kim loại hoặc phi kim. Vậy những hợp chất ấy có tên gọi là gì? Cách phân loại và gọi tên từng chất ra sao? chúng ta cùng nghiên cứu ở bài mới ngày hôm nay “.Bài 26: OXIT” Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Định nghĩa oxit. (8’) GV: Sử dụng các ví dụ của học sinh 1 đã ghi ở góc bảng phải ® giới thiệu: các chất tạo thành ở các phản ứng trên thuộc loại Oxit. ® Em hãy nhận xét về thành phần nguyên tố của các oxit đó. ® Gọi 1 học sinh nêu định nghĩa Oxit. GV: Treo bảng phụ bài tập: * Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit: K2O, CuSO4, Mg(OH)2, H2S, SO3, Fe2O3. GV: Yêu cầu học sinh giải thích cách lựa chọn. HS theo dõi chăm chú. HS: phân tử oxit gồm hai nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi. HS: nêu định nghĩa oxit. HS: Các hợp chất oxit là: K2O, SO3, Fe2O3. HS: Giải thích, học sinh khác nhận xét. I. Định nghĩa: * Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi. * Ví dụ: Na2O, MgO, CO2, P2O5, CuO Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập công thức hóa học của oxit. ( 8’) GV đặt vấn đề: Để lâp công thức hóa học một oxit thì cần có giả thiết nào? GV: Vậy nếu ta biết ”phần trăm các nguyên tố trong oxit và phân tử khối” ta có lập được công thức hóa học của oxit không? GV: Treo bảng phụ bài tập: ?1. Lập công thức hóa học một loại oxit của nitơ, biết rằng hóa trị của nitơ là V. ?2. Một loại đồng oxit màu đen có thành phần các nguyên tố là 80% Cu, 20% O.Biết khối lượng mol phân tử là 80. Hãy lập công thức hóa học của loại đồng oxit nói trên. GV: hướng dẫn học sinh hoàn thành 2 dạng bài tập trên. GV: gọi học sinh lên bảng viết công thức hóa học chung của oxit. HS suy nghĩ trả lời: cần biết hóa trị của nguyên tố tạo oxit . HS suy nghĩ và nêu nhận xét. HS: Ghi đề bài vào vở. HS: lần lượt hoàn thành 2 bài tập theo hướng dẫn của giáo viên. HS: lên bảng viết công thức hóa học chung của oxit. II. Công thức hóa học: * Công thức chung của oxit: MxOy. * Trong đó: M là kí hiệu hóa học của nguyên tố khác (hóa trị là n). Theo quy tắc hóa trị: x.n = y.II Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách phân loại oxit.( 5’) GV: Từ các oxit trong kiểm tra bài cũ, giáo viên cho học sinh biết: * MgO, Na2Olà oxit bazơ, có bazơ tương ứng là Mg(OH)2, NaOH. * P2O5 , CO2 là oxit axit, có axit tương ứng là H3PO4, H2CO3. GV: Yêu cầu học sinh từ ví dụ trên, hãy nêu kết luận về sự phân loại oxit, định nghĩa về oxit axit, oxit bazơ, ví dụ. GV: lưu ý học sinh “ không phải oxit nào của kim loại cũng là oxit bazơ, oxit nào của phi kim cũng là oxit axit”, ví dụ: Mn2O7, NO HS: theo dõi chăm chú. HS: Oxit phân thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. HS: nêu định nghĩa về oxit axit, oxit bazơ. HS: lắng nghe. III. Phân loại:2 loai chính. 1. Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. * Ví dụ: SO3, CO2, P2O5 tương ứng với axit: H2SO3, H2CO3, H3PO4. 2. Oxit bazơ: là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. * Ví dụ: Na2O, CaO tương ứng với bazơ: NaOH, Ca(OH)2. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách gọi tên oxit. (10’) GV: Giới thiệu cách gọi tên chung của oxit. GV: yêu cầu học sinh gọi tên 1 số oxit. GV: Giới thiệu học sinh cách gọi tên oxit của kim loại nhiều hóa trị. GV: Yêu cầu học sinh gọi tên 1 số oxit bazơ. GV: Giới thiệu học sinh cách gọi tên oxit của phi kim nhiều hóa trị. GV: Giới thiệu các tiền tố: 1 : mono, 2: đi, 3: tri, 4: tetra, 5: penta GV: Yêu cầu học sinh gọi tên 1 số oxit axit. HS: Lắng nghe, ghi chép. HS: gọi tên oxit: Ví dụ: Na2O: Natri oxit. NO : Nitơ oxit. HS: Lắng ghe và ghi bài. HS: Gọi tên oxit: * Oxit bazơ: Fe2O3: sắt (III) oxit. FeO : sắt (II) oxit. * Oxit axit: P2O5 : điphotpho pentaoxit. P2O3: điphotpho trioxit. CO2: cacbon đioxit. IV: Gọi tên: * Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit. - Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Tên oxit bazơ: * Tên kim loại ( kèm theo hóa trị) + oxit - Nếu phi kim có nhiều hóa trị: Tên oxit: * Tên phi kim + oxit (tiền tố chỉ số (tiền tố chỉ nguyên tử số nguyên tử phi kim) oxi) 4. Củng cố – Dặn dò: (7’) a. Củng cố: - GV treo bảng phụ bài tập: Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axitt? Oxit nào thuộc loại oxit bazơ. Hãy gọi tên các oxit: Na2O, N2O5, FeO, SiO2, SO2, CuO, SO3, CaO. - GV yêu cầu học sinh làm bài, chấm vở của 1 số học sinh. - GV nhận xét tình hình học tập của lớp. b. Dặn dò: - Về nhà làm bài tập: 1,2,3,4,5/sách giáo khoa/91. - Đọc trước bài mới ”Điều chế khí oxi – phản ứng phân hủy ”. - Nhóm 2 lên bê dụng cụ, hóa chất xuống lớp học. IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_40_bai_25_oxit_nguyen_dinh_yen.doc
Giáo án liên quan