Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 57, Bài 37: Axit. Bazơ. Muối (Tiết 2) - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức : Biết được:

- Định nghĩa muối theo thành phần phân tử.

- Cách gọi tên muối.

- Phân loại muối.

2. Kỹ năng:

- Phân loại được axit, bazơ, muối theo công thức hóa học cụ thể.

- Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối. Khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.

- Đọc được tên một số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại.

- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.

- Tính được khối lượng một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ:

- Tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.

4. Trọng tâm:

- Định nghĩa muối.

- Cách gọi tên muối.

- Phân loại axit, bazơ, muối.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên: bảng phụ.

b. Học sinh: làm bài, đọc trước bài mới, xem lại bài tính chất hóa học của nước.

2. Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Đàm thoại gợi mở.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 57, Bài 37: Axit. Bazơ. Muối (Tiết 2) - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn : 28/03/2013. Tiết 56 Ngày giảng : 30/03/2013. Bài 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI (Tiếp theo). I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : Biết được: - Định nghĩa muối theo thành phần phân tử. - Cách gọi tên muối. - Phân loại muối. 2. Kỹ năng: - Phân loại được axit, bazơ, muối theo công thức hóa học cụ thể. - Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối. Khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit. - Đọc được tên một số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại. - Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím. - Tính được khối lượng một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng. 3. Thái độ: - Tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. 4. Trọng tâm: - Định nghĩa muối. - Cách gọi tên muối. - Phân loại axit, bazơ, muối. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: bảng phụ. b. Học sinh: làm bài, đọc trước bài mới, xem lại bài tính chất hóa học của nước. 2. Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. - Đàm thoại gợi mở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp (1’): 2. Kiểm tra bài cũ : (6’) ?1. Cho các hợp chất sau: CuO, NaOH, HCl, Fe2O3, H2SO4, Fe(OH)3, H2SO3, Ba(OH)2, NaCl. Hãy phân loại và gọi tên các chất đó. 3. Vào bài mới : ( 32’) GV nêu vấn đề: NaCl không là oxit, không là axit, không phải là bazo. Vậy NaCl thuộc loại hợp chất nào chúng ta cùng vào tìm hiểu ở tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu về muối, phân loại và cách gọi tên muối. (10’) GV yêu cầu học sinh viết công thức của một số muối mà em biết. GV cho thêm ví dụ. Từ đó giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng 3 với hệ thống câu hỏi: ?1. Em có nhận xét gì về thành phần phân tử của muối ? ?2. Vậy muối là gì ? ?3. Công thức hóa học của muối được ghi như thế nào ? GV giải giới thiệu: khi ta tiến hành thay thế một hay nhiều nguyên tử H của axit ta được muối. Vì vậy khí muối không còn nguyên tử H axit là muối trung hòa, phân tử muối còn nguyên tử H axit ở gốc axit là muối axit. Vậy muối được phân làm mấy loại: đó là những loại nào? GV giới thiệu cách đọc tên muối : Tên muối = tên KL + tên gốc axit (thêm hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) GV giới thiệu cách đọc tên gốc axit: -HCO3, HPO4, H2PO4.. GV yêu cầu học sinh gọi tên các muối trong bảng 3. HS cho ví dụ Điền vào chỗ trống trong bảng và trả lời. Phân tử có kim loại và gốc axit Muối là hợp chất tạo thành từ kim loại liên kết với gốc axit Công thức của muối gồm kim loại và gốc axit HS lắng nghe. Chia 2 loại muối : Muối trung hòa và muối axit HS chăm chú lắng nghe và ghi bài. HS thực hiện đọc tên một số muối III.MUỐI 1. Khái niệm Phân tử muối gồm một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. VD: NaCl, K2SO4, Fe2(SO4)3, Ca(HCO3)2 2. Công thức hóa học MnAx : M là kim loại có hóa trị x, A là gốc axit có hóa trị n. 3. Tên gọi: Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit. (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) 4. Phân loại  1. Muối axit: Ca(HCO3)2, NaHCO3. 2. Muối trung hòa: NaCl, K2SO4, Fe2(SO4)3 Hoạt động 2: Luyện tập (22’) - GV treo bảng phụ bài tập : GV yêu cầu : nhóm 1 + nhóm 5 : làm bài tập 1. nhóm 2 + nhóm 4 : làm bài tập 2. nhóm 3 + nhóm 6 : làm bài tập 3 - Hết thời gian thảo luận nhóm, GV mời đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành bài tập. - GV treo bảng phụ bài tập 2 : Trung hòa dung dịch có chứa 9,8 gam axit H2SO4 bằng dung dịch NaOH.Sau phản ứng thu được muối Na2SO4 và 1 lượng hơi nước. a/ Viết PTHH của phản ứng. b/ Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. c/ Gọi tên các chất có trong PTHH. GV gọi lần lượt từng học sinh lên bảng hoàn thành bài tập. GV nhận xét. Bài 1: Lập CTHH của các của các axit có gốc axit sau: -Cl, =SO4, =S, -NO2, =CO2, phân loại axit và gọi tên các axit đó. Bài 2: Lập CTHH bazo của các kim loại sau: Ca, Fe(III), Mg, K, Cu, phân loại bazo và gọi tên. Bài 3: Lập CTHH của muối gồm kim loại và gốc axit trong axit và bazo ở trên, gọi tên các bazo đó. Bài 4: Giải: a/ PTHH: H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + H2O Theo PTHH : 98(g) 142(g) Theo đề bài : 9,8(g) ? (g) b/ Khối lượng muối thu được sau phản ứng là: (142 x 9,8) : 98 = 14,2 (g). c/ Gọi tên : H2SO4 : Axit suphuric. NaOH : Natri hidroxit. Na2SO4 : Natri sunphat. IV. BÀI TẬP: Bảng 3 Tên muối CTHH Số nguyên tử KL Số gốc axit Natri clrua NaCl 1 1 Kali sunfat K2SO4 2 1 Sắt(III) sunfat Fe2(SO4)3 2 3 Canxi hidrocabonat Ca(HCO3)2 1 2 4. Củng cố – Dặn dò: (6’) a. Củng cố: (5’) - GV hệ thống lại nội dung chính của bài. - GV gọi học sinh làm bài tập 6/sách giáo khoa/130. b. Dặn dò: (1’) - Nhận xét tình hình học tập của lớp. - Dặn dò: + Về nhà học bài, làm bài tập:1,2,3,4,5 sách giáo khoa/130. IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_57_bai_37_axit_bazo_muoi_tiet_2_n.doc