Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 9: Đơn chất và hợp chất. Phân tử (Tiếp theo)

A. Mục tiêu :

* Kiến thức: Học sinh biết được phân tử là gì? So sánh được 2 khái niệm phân tử và nguyên tử, biết được trạng thái của chất.

 Học sinh biết dựa vào phân tử khối để tính xem phân tử chất này nặng hay nhẹ hơn phân tử chất kia.

* Kĩ năng : Tính thành thạo phân tử khối của 1 chất, rèn luyện cách viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố

 Ghi nhớ nguyên tử khối của các nguyên tố thường gặp.

* Thái độ : Có niềm tin vào khoa học

B. Chuẩn bị :

* GV : Hình vẽ :1.11, 1.12, 1.13, 1.14 SGK

* HS : Nội dung của bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 9: Đơn chất và hợp chất. Phân tử (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/10/07 Tiết 9: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (tt) A. Mục tiêu : * Kiến thức: Học sinh biết được phân tử là gì? So sánh được 2 khái niệm phân tử và nguyên tử, biết được trạng thái của chất. Học sinh biết dựa vào phân tử khối để tính xem phân tử chất này nặng hay nhẹ hơn phân tử chất kia. * Kĩ năng : Tính thành thạo phân tử khối của 1 chất, rèn luyện cách viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố Ghi nhớ nguyên tử khối của các nguyên tố thường gặp. * Thái độ : Có niềm tin vào khoa học B. Chuẩn bị : * GV : Hình vẽ :1.11, 1.12, 1.13, 1.14 SGK * HS : Nội dung của bài học. C. Tiến trình dạy học: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP I. Đơn chất. II. Hợp chất III. Phân tử. 1. Định nghĩa: sgk 2. Phân tử khối - Là khối lượng phân tử tính bằng đvC, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. *Ví dụ1 : Tính PTK của khí oxi, biết phân tử gồm 2O + PTK = 2 x 16 = 32 (đvC) *Ví dụ2:Tính PTK của axit sunfuric biết phân tử gồm 2H, S, 4O + PTK = 2x1 + 32 + 4x16=98 (đvC) IV. Trạng thái của chất - Tùy điều kiện, 1 chất có thể ở ba trạng thái rắn, lỏng và khí (hay hơi). Ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau. *Hoạt động của GV Hoạt động 1: (5’) KTBC + ĐVĐ bài mới. - Định nghĩa đơn chất và hợp chất. - Giải bài tập 3/26 sgk. GV: Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét ghi điểm. * ĐVĐ: Như các em đã biết chất được phân làm 2 loại: đơn chất và hợp chất. Vậy các hạt trong đơn chất và hợp chất được gọi là gì? (hình vẽ). Nó có tính chất gì? Hoạt động 2: (10’) Định nghĩa. GV: Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1.11, 1.12 và 1.13. GV: Giới thiệu: - Các hạt trong một mẫu khí hiđrô. - Các hạt trong một mẫu khí oxi. - Các hạt trong một mẫu nước. GV: Em hãy nhận xét về thành phần, hình dạng, kích thước của các hạt hợp thành trong các mẫu chất trên. GV: Thông báo: Đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất của chất và được gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì? GV: Thông báo: Với đơn chất kim loại nguyên tử có vai trò như phân tử. GV: Yêu cầu học sinh quan sát các phân tử trong hình 1.11(đơn chất), 1.12 và 1.13 (hợp chất). Cho biết các nguyên tử trong phân tử đơn chất và hợp chất có gì khác nhau? * Củng cố: Bài 4b, 5/26 sgk * Khối lượng của phân tử được tính như thế nào? Hoạt động 3: (15’) Phân tử khối. GV: Gọi học sinh nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối. GV: Tương tự như vậy, em hãy nêu định nghĩa phân tử khối. GV: Hướng dẫn học sinh tính PTK của 1 số chất. Ví dụ 1: Tính phân tử khối (PTK) của Khí oxi, PTK = 2x16 = 32(đvC). Khí hiđrô Nước, PTK = 2 x 1+16 = 18(đvC) Muối ăn. Axit sunfuric, biết phân tử gồm 2H, S, 4O. GV: Gọi HS làm câu b, d, e * Củng cố: Bài 6/26 sgk * Chất tồn tại ở những trạng thái nào? Hoạt động 4: (10’) Trạng thái của chất GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.14 sơ đồ ba trạng thái của chất: rắn, lỏng, khí. à Các em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các phân tử. * Củng cố: 8/26 sgk * Hoạt động của HS HS: - Trả lời lý thuyết - Làm bài tập 3/26 sgk HS: Nhận xét. HS: Lắng nghe, ghi đầu bài. HS: Quan sát các hình vẽ. HS: Theo dõi. HS1: Các hạt hợp thành trong mẫu khí hiđrô đều giống nhau: + Có 2 nguyên tử H + Về hình dạng và kích thước. HS2: Các hạt hợp thành trong mẫu khí oxi đều giống nhau: + Có 2 nguyên tử O + Về hình dạng và kích thước HS3: Các hạt hợp thành trong mẫu nước đều giống nhau: + Có 2H và 1O. + Về hình dạng và kích thước HS: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. HS:+ Các nguyên tử trong phân tử đơn chất: Nguyên tử cùng loại ( cùng là H hoặc cùng là O). + Các nguyên tử trong phân tử hợp chất: Nguyên tử khác loại ( H và O hoặc Na và Cl) HS1: Chữa bài 4b + Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử khác loại + Phân tử của đơn chất gồm những nguyên tử cùng loại HS2: Chữa bài 5/26 + nguyên tử, nguyên tố, 1:2, gấp khúc, đường thẳng HS: Định nghĩa nguyên tử khối HS: Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đvC. HS: Thảo luận, làm câu b, d, e b. PTK = 1 x 2 = 2(đvC) d. PTK = 23 + 35,5 = 58,5 (đvC) e. PTK = 2 x 1 + 32 + 4 x16 = 98(đvC) HS1: 6a,b HS2: 6c,d HS: + Ở trạng thái rắn các hạt sắp xép khít nhau và dao động tại chỗ. + Ở trạng thái lỏng các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trược lên nhau. + Ở trạng thái khí các hạt ở rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn về mọi phía. HS: Thảo luận làm bài tập 8 D. Hướng dẫn tự học: (5’) * Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi + sgk + Đọc phần em có biết - Làm bài tập: 6, 7, 8/26 sgk. * Bài sắp học: Bài thực hành 2: Sự lan tỏa của chất. 1. Ghi nhớ 1 số qui tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất trong phòng thí nghiệm. 2. Dụng cụ và hoá chất của thí nghiệm 1 và 2 ? 3. Các thao tác chính khi làm thí nghiệm 1 và 2 ? 4. Chuẩn bị bảng tường trình theo mẫu (ghi bảng phụ) E. Rút kinh nghiệm, bổ sung: .....

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_9_don_chat_va_hop_chat_phan_tu_ti.doc
Giáo án liên quan