Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 41+42: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: HS biết được

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì nhóm, nhóm.

- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm. áp dụng với chu kỳ 2,3 nhóm I, VII

- Dựa vào vị trí nguyên tố (20 nguyên tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyện tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.

2.Kỹ năng:

- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.

- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to)

2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 41+42: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết được - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử - Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì nhóm, nhóm. - Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm. áp dụng với chu kỳ 2,3 nhóm I, VII - Dựa vào vị trí nguyên tố (20 nguyên tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyện tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. 2.Kỹ năng: - Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. - Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to) 2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1. Kể tên một số nghành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính? 2. Nêu các công đoạn chính của sản xuất thủy tinh, viết PTHH. Đáp án 1. Một số nghành công nghiệp silicat a.Sản xuất đồ gốm, sứ: - Nguyên liệu chính: đất sét, thạch anh, fenpat. b. Sản xuất xi măng - Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, cát c. Sản xuất thủy tinh - Nguyên liệu chính: Cát thạch anh ( cát trắng, đá vôi, sôđa 2.Các ông đoạn chính sản suát thuỷ tinh CaCO3(r) ® CaO(r) + CO2(k) SiO2(r) + CaO(r) ® CaSiO3(r) Na2CO3(r) + SiO2(r) ® Na2SiO3(r) + CO3(r) 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: - GV treo bảng tuần hoàn và giới thiệu cách sắp xếp trong bảng tuần hoàn *Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn - Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử II. Cấu tạo bảng tuần hoàn - GV giới thiệu khái quát bảng tuần hoàn Ô, chu kỳ, nhóm GV treo sơ đò lên bảng ô 12 phóng to ? Hãy quan sát và nhận xét ? Ô nguyên tố cho biết những gì GV: số hiệu nguyên tử có trị số bằng đơn vị điện tích hạt nhân, bằng số e trùng với số thứ tự của nguyên tố ? Quan sát ô 13 cho biết ý nghĩa các con số và ký hiệu trong ô đó. * HĐ nhóm: quan sát bảng tuần hoàn trang 169 SGK và chu kì 1, 2,3 thảo luận theo nội dung sau: - Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ, mỗi chu kỳ có bao nhiêu hàng? - Điện tích hạt nhân các nguyên tử trong một chu kỳ thay đổi như thế nào? - Chu kì 1, 2, 3 gồm mấy nguyên tố? Điện tích hạt nhân được sắp xếp như thế nào? GV nhận xét, chuẩn kiến thức HS quan sát bảng tuần hoàn sơ đồ cấu tạo các nguyên tố Na, K, H,Cl, F........thảo luận trả lời các nội dung sau ? Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nhóm ?Trong cùng một nhóm điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào Đại diện nhóm trình bầy Đại diên nhóm khác nhận xét ? Nhìn vào nhóm I em có nhận xét gì. ? Nhìn vào nhóm VII em có nhận xét gì. 1. Ô nguyên tố: - Số hiệu nguyên tử (STT của nguyên tố) số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử - Kí hiệu hóa học - Tên nguyên tố - Nguyên tử khối VD: ô nguyên tử Mg 2. Chu kì: - Bảng có 7 chu kỳ : Chu kỳ 1,2,3 là chu kỳ nhỏ. 4,5,6,7,là chu kỳ lớn . - Trong mỗi chu kỳ từ trái qua phải điện tích hạt nhân tăng dần - Chu kì là dãy các nguyên tố xếp theo hàng ngang,bắt đầu là kim lại kiềm và kết thúc là khí hiếm và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. - Ck1: gồm 2 nguyên tố là H và He. Điện tích tăng từ (1+) đến (2+) - Ck2: gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Li là 3+ ... đến Ne là 10+. - Ck3: gồm 8 nguyên tố từ Na đến Ar. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Li là 11+ ... đến Ne là 18+. 3.Nhóm - Bảng hệ thống tuần hoàn có 8 nhóm được đánh số từ I đến VIII - Trong một nhóm điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. - Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng của điên tích hạt nhân nguyên tử. - Nhóm I: gồm các nguyên tố kim loại kiềm điển hình hoạt động mạnh, điện tích hạt nhân tăng dần từ Li (3+)..., đến At(85+). - Nhóm VII: gồm các nguyên tố halogen là những phi kim điển hình hoạt đọng mạnh, điện tích hạt nhân tăng từ F(9+) đến ...At(85+). 4. Củng cố: 1. Nhắc lại nội dung chính của bài 2. Đọc phần em có biết 3. Làm bài tập 1,3 (SGK 101) 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Về nhà học bài - Xem trước bài - Hoàn thiện bài 1, 2 vào vở bài tập. - Làm bài tập 4(sGK 101) Tiết 42 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiếp) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết được - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử - Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì nhóm, nhóm. - Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm. áp dụng với chu kỳ 2,3 nhóm I, VII - Dựa vào vị trí nguyên tố (20 nguyên tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyện tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. 2.Kỹ năng: - Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. - Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to) 2. Học sinh: Học bài cũ và chẩn bị bài mới III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu cấu tạo bảng tuần hoàn Đáp án : Cấu tạo bảng tuần hoàn 1. Ô nguyên tố cho biết:Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối 2. Chu kì: Chu kì là dãy các nguyên tố xếp theo hang ngang, bắt đầu là kim loại kiềm, cuối là halogen, kết thúc là khí hiếm và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Số thứ tự của chu kì bằng số lớp e 3.Nhóm: Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng của điên tích hạt nhânnguyên tử 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn - HS hoạt động nhóm: các nhóm thaỏ luận theo nội dung: quan sát bảng tuần hoàn chu kì 2, 3 trong SGK. Hãy nhận xét theo nội dung sau: Đi từ đầu đến cuối chu kì ( theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân): ? Các nguyên tố trong chu kì dược sắp xếp như thế nào ?Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào GV gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV lại chốt kiến thức Bài tập: 1.Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự a. Tính kim loại giảm dần: Si, Mg, Al, Na b. Tính phi kim giảm dần: C, O, N, F Giải thích ngắn gọn HS tiếp tục thảo luận nhóm theo nội dung: Quan sát nhóm I và VII, dựa vào tính chất hóa học của các nguyên tố đã biết, hãy cho biết: - Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi như thế nào? - Em có nhận xét gì về nhóm I và nhóm VII. Đại diện các nhóm báo cáo GV nhận xét bổ sung, chốt kiến thức *Hoạt động 2: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học : - Ví dụ 1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17 chu kì 3, nhóm VII. III: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 1.Trong một chu kỳ: - Đầu chu kì là kim loại kiềm, cuối là halogen, kết thúc là khí hiếm. - Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần HS trả lời: a, Thứ tự giảm dần tính kim loại là: Na, Mg, Al, Si. Vì các nguyên tố trong cùng chu kì tính kim loại giảm. b, Thứ tự giảm dần tính phi kim là: F, O, N, C. Vì tính phi kim trong chu kì tăng dần. 2. Trong một nhóm - Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần. -Nhóm I: tính kim loại của nguyên tố tăng dần. Đầu nhóm là Li là kim loại hoạt động mạnh, cuối nhóm Fr hoạt động rất mạnh. - Nhóm VII: tính phi kim giảm. Đầu nhóm là F hoạt đông rất mạnh, cuối nhóm là I hoạt đông rất yếu. At thì không có trong tự nhiên. IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất nguyên tố Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố và so sánh với nguyên tố lân cận. - HS lên bảng làm bài - HS khác nhận xét bổ sung GV bổ sung và chốt kiến thức Ví dụ 2: nguyên tử, nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó Giải: Cấu tạo của nguyên tố A như sau: - A có số hiệu nguyên tử là 17 nên: + Điện tích hạt nhân là 17+ + Có 17p, 17e - A cuối chu kỳ 3 nên A là phi kim hoạt động mạnh, mạnh hơn nguyên tố có số hiệu nguyên tử 16, là lưu huỳnh. - A đầu nhóm VII nên tính phi kim yếu hơn nguyên tố trên có số hiệu nguyên tử 9 là Flo. Mạnh hơn nguyên tố có số hiệu nguyên tử 35 là Brom. 2. Biết cấu tạo của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó Ví dụ 2: nguyên tử, nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó Giải: - Vị trí X trong bảng tuần hoàn : Số thứ tự: 16. Do kết thúc ở chu kì 2 là ô 10 và kết thúc chu kì 3 là ô 18 nên X thuộc chu kỳ 3, nhóm VI ( nhóm VII là nguyên tố số 17) - Tính chất cơ bản của X là tính chất của phi kim. 4. Củng cố: 1. Nhắc lại nội dung chính của bài 2. Hoàn thành nội dung còn thiếu ở bảng dưới đây TT Kí hiệu Vị trí trong bảng HTTH Cấu tạo nguyên tử Tính chất cơ bản Thứ tự Chu kì Số P Số e 1 Na 11 3 4 7 2 Br 35 3 Mg 12 3 2 6 4 O 8 8 5.Hướng dẫn học bài ở nhà: Về nhà học và làm bài tập 5, 6,7 (SGK 101)

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_4142_so_luoc_ve_bang_tuan_hoan_ca.doc