Chủ đề tháng : 9 & 10
Tuần học thứ : 4 & 8
GIAO LƯU VỚI GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Giúp học sinh hiểu được ý chí và khát vọng sáng tạo, vượt khó của các gương điển
hình về : sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương.
- Xác định quyền và trách nhiệm của học sinh đối với ‘‘ phong trào thi đua sản xuất
giỏi ’’ của địa phương nơi HS sinh sống.
- Tinh thần tự hào của nhân dân, tình yêu quê hương đất nước.
17 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Hoạt động giáo dục hướng nghiệp – lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tháng : 9 & 10
Tuần học thứ : 4 & 8
GIAO LƯU VỚI GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Giúp học sinh hiểu được ý chí và khát vọng sáng tạo, vượt khó của các gương điển
hình về : sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương.
- Xác định quyền và trách nhiệm của học sinh đối với ‘‘ phong trào thi đua sản xuất
giỏi ’’ của địa phương nơi HS sinh sống.
- Tinh thần tự hào của nhân dân, tình yêu quê hương đất nước.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG :
- Giới thiệu các gương điển hình về : sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương được
mời đến để giao lưu với học sinh.
- Nghe báo cáo : thành tích sán xuất và kinh doanh của các gương điển hình :
sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương.
* Tổ chức thảo luận:
- Đi sâu tìm hiểu ý nghĩa thành tựu sán xuất và kinh doanh của các gương điển
hình.
- Củng cố ý thức của học sinh trong quá trình phát triển của địa phương nói riêng
và cả nước nói chung.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Lập và thông qua kế hoạch hoạt động trước tập thể lớp.
- Giúp học sinh định hướng : thu nhập và nhận xét, tổng hợp để đánh giá thông
tin : qua một cuộc toạ đàm – giao lưu.
- Vận dụng, thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của học sinh về
thành tích sán xuất và kinh doanh của các gương điển hình SX-KD được mời
đến.
2. Học sinh:
- Viết giấy mời các gương điển hình : sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương
đến tham dự.
- Cán bộ lớp, BCH xây dựng chi tiết kế hoạch hoạt động.
- Chuẩn bị câu hỏi tìm hiểu về kinh nghiệm SX-KD ở một số ngành kinh tế nổi bật
của địa phương HS đang cư trú.
- Chuẩn bị hoa, quà và quà tặng kỹ niệm.
- Trang trí lớp theo kiểu bàn tròn.
- Chuẩn bị câu hỏi thắc mắc về vấn đề có liên quan.
- Tập các bài hát với chủ đề : ‘‘ ca ngợi các gương điển hình về sản xuất trong các
thời kỳ ’’ mà giáo viên giao.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:
- Trình bày hai bài hát với chủ đề : ‘‘ ca ngợi các gương điển hình về sản xuất.
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu đại biểu và khách mời ( các gương điển hình : sản xuất, kinh doanh
giỏi ở địa phương )
Hoạt động 2:
- Toạ đàm, thảo luận
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Các nhóm thảo luận các vấn đề sau.
+ Bạn rút ra bài học kinh nghiệm SX-KD nào qua giao lưu với các gương điển
hình : sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương.
+ Bạn sẽ làm gì để góp phần phát triển kinh tế địa phương khi đang ngồi ghế
nhà trường.
+ Bạn có cảm tưởng gì về những đóng góp quí báu cho quê hương, đất nước của
các gương điển hình : sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương.
Hoạt động 3 : Kết thúc
- MC tổng kết thi đua các nhóm và phát thưởng.
- GV nhận xét, đánh giá buổi hoạt động và dặn dò công việc buổi sinh hoạt.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- GVCN tổng kết, đánh giá quá trình hoạt động
- Dặn dò HS chuẩn bị hoạt động tiếp theo
---------------------------------------------------------------------------------
Chủ đề tháng : 11 & 12
Tuần học thứ : 13 & 17
NGHỀ NGHIỆP VỚI NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Học sinh có được những hiểu biết về một số ngành nghề.
- Hiểu sâu sắc ý nghĩa của vấn đề lựa chọn đúng nghề nghiệp : phù hợp với nhu
cầu của thị trường lao động : sẽ quyết định đến sự phát triển của bản thân, gia
đình và xã hội.
- Biết trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và biện pháp để theo đuổi
một nghề phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu của thị trường lao động.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Có 3 nội dung chính:
1. Ý nghĩa của việc tìm hiểu các ngành nghề.
2. Các hoạt động loại nghề trong xã hội.
3. Nghề gắn liền với năng lực, sở thích của bản thân và nhu cầu của thị trường
lao động.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị các nội dung tư vấn, lường trước các câu hỏi, các tình huống của
học sinh, chuẩn bị đáp án.
- Có thể mời các đại biểu có kinh nghiệm về chọn nghề và thị trường lao động
hiện tại, tương lai làm tư vấn ( như : giáo viên bộ môn, đại diện ban chấp
hành đoàn trường, ban đại diện cha mẹ học sinh )
- Họp cán bộ lớp thống nhất mục đích và yêu cầu của hoạt động.
- Gợi ý để HS đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến các ngành nghề, thị trường
lao động ở các thòi gian và không gian khác nhau.
2. Học sinh:
- Lớp trưởng phổ biến nội dung và hình thức hoạt động để học sinh chuẩn bị câu
hỏi, tình huống những thắc mắc của bản thân về chủ đề tư vấn.
- Phân công các tổ trang trí, chuẩn bị tranh ảnh...
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
- Tự chọn người dẫn chương trình.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người phụ trách
Nội dung
Cơ sở vật chất
Thời gian
Dẫn chương trình
Dẫn chương trình
MC mời 4 thành viên làm ban giám khảo & 3 thư ký làm việc.
Dẫn chương trình
Dẫn chương trình
Dẫn chương trình
MC
- Trò chơi khởi động.
Chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm lần lượt cử đại diện hát những bài hát có tên...
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm, mời
đại biểu chủ trì tư vấn.
I. THẢO LUẬN VỀ Ý NGHĨA CÁC
NGÀNH NGHỀ:
1. Thảo luận về việc tìm hiểu cá ngành nghề:
- Giới thiệu một số nghề cơ bản.
- Ước mơ của bạn sẽ làm nghề gì?
Þ Mời HS phát biểu.
- Trước mắt chúng ta phải làm gì để đáp
ứng được việc chọn nghề cho bản thân
nhu cầu của thị trường lao động.
2. Chơi trò chơi:
- Viết sẵn 76 thăm theo các ngành nghề:
Nông dân, Bác sĩ, giáo viên, xây dựng,
ca sĩ, công an, bộ đội...
- Chia lớp thành 7 nhóm, cử đại diện
lên bốc thăm, diễn đạt nghề, nhóm sẽ
đoán "Ai là ai".
- Diễn văn nghệ xen kẽ.
3. Tiểu phẩm: "Chọn nghề":
Nội dung: Cha mẹ lan là bác sĩ, chính
vì vậy, họ luôn mong muốn Lan sẽ nối
nghiệp mình. Ngay từ nhỏ, cha mẹ đã
cho Lan tiếp cận với nghề nghiệp này.
mỗi lần lần được họ hướng dẫn Lan
vào bệnh viện, kể cha Lan nghe về
công việc của ngành y. Nhưng với
Lan, bạn bạn không hề thích ngành
này, bệnh nhân, máu, mùi ête là nổi
ám ảnh đối với Lan... Trong kỳ thi đại
học sắp tới, Lan rất phân vân không
biết lựa chọn như thế nào? Theo
nguyện vọng của cha mẹ trong hay
theo ý thích của cá nhân.
- Diễn và xem tiểu phẩm.
- Nếu bạn là Lan bạn sẽ quyết định
như thế nào?
(Các nhóm thảo luận, phát biểu).
- Giới thiệu phần kết của tiểu phẩm.
- Văn nghệ xen kẽ.
III. TƯ VẤN NGHỀ:
- Gợi ý khuyến khích để học sinh nêu
những câu hỏi, tình huống thắc mắc
của bản thân về chủ đề.
- Nhà tư vấn lắng nghe chọn lọc các ý
kiến thảo luận của HS, tổng hợp nhận
xét, đưa ra lời bình và kết luận.
- Trong quá trình tư vấn xen kẽ các
chương trình.
+ Múa ( bài ca xây dựng ).
+ Hát ( người thầy, bài ca người giáo
viên nhân dân ).
- Khuyến khích học sinh cùng trao đổi,
tranh luận để tìm câu trả lời.
- Ban giám khảo công bố điểm, phát
thưởng. MC tuyên bố kết thúc hoạt
động.
Phim tư liệu
Tư liệu minh hoạ
Đàn
Bàn ghế phục trang
Đàn
Đàn phục trang
4'
4'
10'
15'
--------------------------------------------------------------------------------
Chủ đề tháng : 1 & 2
Tuần học thứ : 20 & 24
TÔI MUỐN ĐẠT ĐƯỢC ƯỚC MƠ
Qua chủ đề này học sinh phải:
1. Về kiến thức:
- Nhận thức được sự cần thiết phải nỗ lực phấn đấu để rèn luyện để đạt được ước
mơ nghề nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Nêu được những ước muốn, những trăn trở của bản thân trong việc chọn nghề
tương lai và lý giải được cách phấn đấu để mong muốn đó trở thành hiện thực.
3. Thái độ:
Có thái độ tin tưởng vào sự rèn luyện bản thân khi thực hiện ước mơ nghề
nghiệp, điều chỉnh được động cơ chọn nghề của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 7 (SGV) và các tài liệu liên quan.
2. Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
- Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề.
Tiến trình:
* Hoạt động 1:
Học sinh kể những câu chuyện liên quan đến những ước mơ, hoài bão của
những người thành đạt trong nghề khi họ còn nhỏ, còn là học sinh, sinh viên.
1. Nêu khái quát về chủ đề hoặc bắt đầu bằng một câu chuyện về ước mơ nghề
nghiệp của một danh nhân, một nhà khoa học nào đó để thu hút học sinh
ngay từ phút đầu của chủ đề.
2. Em hãy kể về những ước mơ của những người thành đạt trong nghề mà em biết?
Học sinh lần lượt phát biểu mơ ước nghề nghiệp của mình.
3. Em hãy cho cả lớp biết ước mơ nghề nghiệp của mình?
Nghe các em thổ lộ ước mơ nghề nghiệp.
4. Vì sao em lại có ước mơ đó? Em đã hình dung được những thuận lợi, khó khăn
khi theo nghề nghiệp đó không?
Nhận xét:
Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, người nào cũng có những dự định nghề nghiệp
cho bản thân mình. Kèm theo dự định là những ước mơ hoài bão về sự thành đạt
nghề nghiệp trong tương lai. Các em lưu ý là sự hình thành dự định nghề nghiệp
hầu như bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc tới các yếu tố ảnh hưởng
như hứng thú, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế – xã hội
của địa phương của đất nước và thị trường lao động với những điều kiện đã có
cùng những thuận lợi, khó khăn sẽ gặp.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT của học sinh.
Học sinh nêu ý kiến của mình về hướng thứ nhất là tiếp tục đi học.
Sau khi tốt nghiệp THPT các em có nhiều hướng đi nhưng nói chung các em có
thể có những lựa chọn nào?
+ Hướng thứ nhất: Tiếp tục đi học.
Những trường hợp nào thì nên tiếp tục đi học?
Những em có năng lực học tập tốt, có điều kiện thì nên thi vào các trường Đại
học, Cao đẳng. Lưu ý là vài năm gần đây chỉ khoảng 10% em trúng tuyển khi dự
thi vào Đại học,Cao đẳng.
Một số khá đông các em tốt nghiệp PTTH đã đi học các trường Trung cấp để trở
thành cá bộ kỹ thuật các ngành, các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, trong nông
nghiệp, công nghiệp.
Một số khác lại theo học tại các trường đào tạo nghề để trở thành những người
thợ trên rất nhiều lĩnh vực sản xuất.
Học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này.
Liệu có phải chỉ tiếp tục học tiếp mới là con đường duy nhất để vào đời hay
không? Thực tế cho thấy không ai khẳng định rằng vào Trung cấp hay Đại học,
Cao đẳng ai sẽ tiến nhanh hơn, xa hơn trong hoạt động nghề nghiệp bởi vì điều đó
còn phụ thuộc vào sự phấn đấu học hỏi không ngừng. Có nhiều người suốt đời
chỉ là kỹ sư, trong khi đó nhiều người xuất phát là công nhân nhưng trong quá
trình lao động, sản xuất: họ tiếp tục phấn đấu học tập và trở thành những tiến
sĩ, giáo sư.
Học sinh thảo luận và phát triển về những trường hợp nào thì nên đi theo
hướng này? Vì sao?
+ Hướng thứ hai: Trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất.
Những trường hợp nào thì các em nên đi theo hướng này?
Những em không có điều kiện để tiếp tục học tập như điều kiện kinh tế gia đình
quá khó khăn, hoặc những em thích tham gia vào lao động sản xuất hơn là tiếp
tục đi học.
Học sinh cho biết các hình thức lao động theo hướng này.
Các hình thức lao động là gì ?
- Tham gia lao động nông nghiệp cùng với gia đình (đối với các em ở nông
thôn). Nhiều người theo hướng này đã biết vận dụng tri thức của mình để cải tiến
công việc, đưa cong nghệ mới vào sản xuất ... nhờ đó mà đã góp phần làm giàu
cho gia đình và quê hương.
Học sinh bổ sung thêm ý kiến của mình.
- Trực tiếp tham gia lao động tại một cơ sở sản xuất (trại chăn nuôi heo, trung
tâm giống cây trồng ...) hoặc làm việc tại một công trường xây dựng, một xí
nghiệp hay một cơ sở tư nhân nào đó. Phần lớn các học sinh đã học chương trình
nghề phổ thông
đều thuận lợi khi trực tiếp tham gia lao động sản xuất.
- Cũng không ít em sau khi tốt nghiệp THPT đã tham gia làm kinh tế gia đình
như: May mặc, dịch vụ ăn uống, sửa chữa xe máy, xe đạp, mở cửa hàng buôn
bán nhỏ ...
Học sinh phát biểu mặt tích cực của hướng đi này.
Mặt tích cực của hướng đi này là gì?
Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đã tham gia vào các hoạt động lao động
sản xuất nhờ đó mà đã thành công thông qua phong trào thanh niên lập thân
lập nghiệp.
Mặt khác việc thâm nhập cuộc sống đã giúp nhiều người nhanh chóng tích luỹ
được những kinh nghiệm, rèn luyện được năng lực và bản lĩnh, đồng thời giúp đỡ
được cha mẹ, anh chị em trong gia đình, tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Học sinh phát biểu những yếu tố quyết định thành công khi đi học hoặc đi làm.
Dù tham gia lao động sản xuất hay tiếp tục đi học, học sinh cần chú ý tới những
yếu tố nào?
Học sinh lắng nghe những gợi ý của thầy (cô)
Dù đi học hay đi làm thì các em học sinh cần phải chú ý tới năng lực, sở trường,
sở đoản của mình, nghĩa là phải tính toán kỹ đến điều kiện tâm lý chủ quan của
mình.
Mặt khác học sinh cần phải dựa vào hệ thống các nghề trong xã hội để định hướng
lựa chọn, mỗi nhóm nghề đều có những yêu cầu, nội dung, đối tượng, điều kiện
lao động riêng. Do đó các em cần cân nhắc xem hướng đi của mình có phù hợp
với ý muốn, hứng thú và nguyện vọng của mình hay không. Không vì sức
ép của người thân hay rủ rê của bạn bè trong việc chọn nghề cho bản thân. Yếu
tố rất quan trọng để con người có được năng lực nghề nghiệp là phải có ý chí,
lòng quyết tâm vươn lên. Do vậy học sinh cần đánh giá đúng về năng lực của
bản thân mình để có quyết định chọn nghề cho phù hợp.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.
Các khó khăn mà học sinh phải đối mặt.
- Khó khăn từ năng lực bản thân: Nếu thiếu năng lực bản thân sẽ khó đáp ứng
được các yêu cầu của nghề, do đó học sinh phải biết tìm ra năng lực thực sự của
bản thân và bồi dưỡng năng lực đó.
Học sinh phát biểu về những khó khăn chung khi chọn nghề.
- Khó khăn từ phía gia đình: Thể hiện ở hoàn cảnh gia đình (điều kiện kinh tế,
điều kiện về nhân lực trong gia đình), những ý kiến trái ngược nhau của cha mẹ,
anh chị .. trước việc lựa chọn nghề của mình.
- Khó khăn từ phía xã hội: Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công
nghệ do đó kiến thức kỹ năng luôn được cập nhật đổi mới cho phù hợp với tình
hình thực tế, do đó đòi hỏi học sinh sinh viên không ngừng học tập, không chỉ
học lý thuyết mà còn học tốt trong cả thực hành thực tế, không chỉ học trong
trường mà còn học ở ngoài xã hội ...
* Hoạt động 4:
Tìm hiểu những biện pháp cần thực hiện khi thực hiện ước mơ nghề nghiệp của
mình. Vậy cần khắc phục các khó khăn trên như thế nào để thực hiện ước mơ
nghề nghiệp?
- Thứ nhất: Phải biết những thuận lợi khi thực hiện kế hoạch chọn nghề để phát
huy những thuận lợi đó, tạo đà cho sự nỗ lực bản thân vươn lên thực hiện ước mơ
nghề nghiệp.
- Thứ hai: Kiên quyết khắc phục những khó khăn như đã phân tích ở trên, xác
định được đâu là khó khăn từ bản thân, đâu là từ phía gia đình, từ xã hội. Từ đó
vạch ra những việc làm cụ thể để chủ động vượt qua những khó khăn đó.
Học sinh lần lượt nêu những biện pháp khắc phục khó khăn theo giả định.
- Thứ ba: Khi giải quyết những khó khăn có thể tham khảo ý kiến của người lớn
( Cha mẹ, thầy cô giáo, anh em họ hàng, bè bạn ...) để tranh thủ sự giúp đỡ của họ.
Những lời khuyên, những ý kiến quý báu của họ sẽ giúp bản thân có định
hướng tốt hơn.
- Thứ tư: Cũng có những trường hợp vìhoàn cảnh không cho phép phải từ bỏ
ước mơ này, xây dựng ước mơ khác. tuy nhiên chúng ta hãy cố gắng, có ý chí
vươn lên dù khó khăn mấy cũng cố vượt qua để thực hiện ước mơ của mình.
4. Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá về tháI độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm
trọng tâm của chủ đề.
- Động viên các em hay nuôi những ước mơ nghề nghiệp từ bây giờ trên cơ sở
chúng ta biết chỉ ra những thuận lợi để phát huy,những khó khăn để tìm khắc
phục.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho buổi sau với chủ đề "Tham quan
trường
Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề".
--------------------------------------------------------------------------------
Chủ đề tháng : 3 – 4 & 5
Tuần học thứ : 27 - 31 – 35
TÌM HIỂU THỰC TẾ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
( HOẶC CAO ĐẲNG ). TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP,
DẠY NGHỀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Qua chủ đề này học sinh phải:
1. Về kiến thức:
Biết các yêu cầu tuyển sinh, chuyên môn đào tạo và điều kiện học tập của sinh
viên của nhà trường tham quan.
2. Kỹ năng:
Biết thông tin vè nhu cầu cuả thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp
của trường.
3. Thái độ :
Có ý thức liên hệ với bản thân trong việc chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ chủ đề 7 (SGV) và các tài liệu liên quan.
Xin phép lãnh đạo cơ sở đến tham quan để họ có sự chuẩn bị kế hoạch đón tiếp
về ngày, giờ tham quan, mục đich buổi tham quan, nêu thuận lợi khó khăn để
cơ sở tham quan tạo điều kiện giúp đỡ.
- Lập danh sách các thành viên trong đoàn, địa chỉ và số điện thoại.
- Có sự thoả thuận giữa cha và mẹ học sinh và nhà trường về kế hoạch tham quan.
- Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi tham quan như giấy giới thiệu của
nhà trường, giấy cam kết của cha mẹ học sinh và nhà trường về chuyến tham
quan, kế hoạch làm việc, các dụng cụ thuốc men sơ, cấp cứu, mẫu phiếu điều
tra cho học sinh, mẫu " Bản thu hoạch" sau buổi tham quan, máy sảnh, camera
(nếu có).
- Chuẩn bị quà tặng.
Mẫu:
BẢN THU HOẠCH
Tên trường: ...................................................................................................
......................................................................................................................
Địa chỉ, số diện thoại của trường: ................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Số khoa và các chuyên môn của trường: ......................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Các môn thi tuyển: .......................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Điều kiện ăn ở của sinh viên:........................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: ........................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Những nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: ........................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Họ và tên học sinh: .......................................................................................
Lớp: ....................... Trường..........................................................................
2. Đối với học sinh:
- Tìm hiểu mục đích, yâu cầu, nhiệm vụ của buổi tham quan.
- Xin phép cha, mẹ.
- Nắm được kế hoạch thời gian của buổi tham quan, địa điểm tập trung, cách
thức tổ chức đi, địa điểm tập kết và một số thông tin khác về buổi tham quan.
- Nắm được nội qui của buổi tham quan.
- Biết cách tìm hiểu và ghi chép những thông tin về buổi tham quan.
- Chuẩn bị mẫu phiếu thu hoạch dưới sự hướng dẫn của thầy (cô), lớp trưởng chuẩn
bị lời cảm ơn .
- Chuẩn bị các đồ dùng cá nhân khác.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BUỔI THAM QUAN.
Thời gian
Hoạt động
Người thực hiện
Địa điểm
Phương tiện - Phương pháp tiến hành
Từ............
đến...........
Hoạt động 1:
Tổ chức đến địa điểm tham quan.
- Học sinh đến địa điểm tập kết.
- Tập hợp toàn lớp để nắm sĩ số, phổ biến nội qui tham quan...
Các nhóm trưởng (tổ trưởng)
- Lớp trưởng
- Thầy (cô)
Tuỳ từng trường tổ chức: Có thể cho học sinh đến thẳng địa điểm tham quan hoặc tập trung tại trường rồi đi.
Tuỳ từng địa phương: Bằng xe ô tô hoặc xe đạp.
Từ............
đến...........
Hoạt động 2:
gặp gỡ đại diện lãnh đạo cơ sở tham quan để nghe giới thiệu một số nét chung, kháI quát về truyền thống của nhà trường, qui mô đào tạo, thành tích mà nhà trường đã đạt được, kế hoạch phát triển của nhà trường, trả lời một số thắc mác của học sih, phổ biến một số nội qui khi tham quan nhà trường...
Đại diện cơ sở tham quan làm việc với đoàn.
tại hội trường tham quan
Nói chuyện trực tiếp, cho học sinh xem băng hình ghi lại các sự kiện quan trọng của nhà trường.
Từ............
đến...........
Hoạt động 3;
Tiến hành tham quan nhà trường: học sinh chia thành từng nhóm nhỏ đi thăm quan theo hướng dẫn của đại diện nhà trường. Trước hết tham quan khu hiệu bộ của nhà trường gồm các phòng ban, nhà truyền thống, khu giảng đường, khu thí nghiêmk, thực hành, thư viện, khu thể thao giảI trí, nhà ăn, dịch vụ, khu ký túc xá sinh viên...
Các bộ đại diện của trường sở tại hướng dẫn cùng thầy (cô) giáo hướng dẫn.
khu nhà làn việc của Ban giám hiệu, các phòng ban, nhà truyền thống, khu giảng đường, khu thínghiệm, thực hành, thư viện, khu thể thao giảI trí, nhà ăn, dịch vụ, khu ký túc xá sinh vien.
Giới thiệu từng phòng cụ thể cho học sinh.
Từ............
đến...........
Hoạt động 4:
Đoàn tham quan trở về hội trường giao lưu với cán bộ giáo viên của trường Đại học, Cao đẳng, Trung cáp, Dạy nghề... tại đây học sinh sẽ nêu các câu hỏi thắc mắc, các vấn đề học sinh quan tâm như: Điều kiện tuyển sinh, môn thi, thời gian, bằng cấp saukhoá học, học phí, tỷ lệ học sinh cí việc làm ngay sau khi ra trường, chiến lược phát triển của nhà trường, đại diện học sinh phát biểu cảm tưởng, cám ơn nhà trường đã tạo điều kiện tham quan và tặng quà.
Cán bộ đại diện nhà trường Thầy(cô) giáo hướng dẫn. Lớp trưởng SV,HS đến tham quan.
Hội trường
Trao đổi
Từ............
đến...........
Hoạt động 5: Kết thúc buổi tham quan: Học sinh hoàn thành phiếu thu hoạch. Đánh giá buổi tham quannhận xét, đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức tham quan, tinh thàn thái độ của nhóm, các nhâ trong buổi tham quan. Nghe thầy(cô) nhắc nhở về tuân thủ luật giao thông khi về nhà không được la cà, đI chơi tiếp...
Học sinh thực hiện
Thầy cô thực hiện
Viết phiếu thu hoạch
đàm thoại
Từ............
đến...........
Hoạt động 6:
Chấm phiếu thu hoạch của HS. Trên cơ sở đó thầy (cô) tổ chức buổi thảo luận lớp về môI trường học tập tương lai của các em.
Thầy (cô)
Chấm điểm hoặc xếp loại cho từng bản thu hoạch.
Mộ Đức Ngày : 15 / 12 / 2013
G.V.C.N. Huỳnh Thà
File đính kèm:
- GIÁO ÁN GIÁO DỤC H.N.- LỚP 11A6 ( 2013-2014.doc